Mẹo chưa giày trơn

Thông tin tác giả

Tham khảo

X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 15 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 18.866 lần.

Giày mới, đặc biệt là những đôi giày đế nhựa hoặc da thường rất trơn và những đôi giày cũ có phần đế bị mòn sau nhiều năm sử dụng cũng vậy. Vấn đề này có vẻ như không quá to tát, nhưng một đôi giày trơn trượt không chỉ gây bất tiện mà còn gây chấn thương - số liệu tại Mỹ cho biết mỗi năm có hơn một triệu ca trượt chân, vấp té hoặc chấn thương do té ngã.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải vứt bỏ đôi giày trơn trượt - chỉ cần một vài phương pháp khắc phục đơn giản, bạn có thể dễ dàng tăng độ bám của đế giày mà không cần tốn nhiều tiền.

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Khắc phục đế giày mới

Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

1Mài đế giày trên bề mặt nhám. Nếu đôi giày trơn trượt của bạn vẫn còn mới, có thể là do đế giày quá nhẵn và chưa bị mòn. Đế giày thường có độ bám khi chúng đã mềm, có những phần lõm nhỏ và bị mòn vì những đặc điểm này làm cho chúng bám tốt hơn trên mặt đất. Vì vậy, việc mài mòn một phần đế giày có thể tạo ra sự khác biệt về độ bám của giày.

  • Để thực hiện việc này, bạn thử đi giày trên bề mặt gồ ghề như sau:
  • Bê tông (càng gồ ghề càng tốt)
  • Sỏi
  • Bề mặt đá, tảng đá, v.v.
  • Lối đi, tấm kim loại có bề mặt không bằng phẳng, v.v.
  • Nếu không ngại, bạn có thể cởi giày và dùng tay mài đế giày trên những bề mặt vừa nêu.
  1. 2Mài đế giày bằng giấy nhám. Phải làm sao khi bạn không thể mài đế giày trên bề mặt gồ ghề? Bạn lo sợ trượt chân trong khi chờ đế giày bị mòn? Hãy thử dùng giấy nhám - bạn chỉ cần cởi giày và chà giấy nhám lên bề mặt nhẵn thường tiếp xúc với mặt đất của đế giày đến khi cảm thấy có độ nhám, xù xì.
  • Khi thực hiện việc này, dùng giấy nhám loại thô là tốt nhất, nhưng giấy nhám loại mịn cũng hiệu quả không kém. Nếu có thể, bạn nên dùng giấy nhám số 50.
  • Lưu ý rằng việc này có thể không hiệu quả trên một số loại đế giày, đặc biệt là loại có cấu tạo trông như xốp "tự nhiên" (thường được dùng làm đế giày xăng-đan và giày bệt).[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  1. 3Dùng cây dũa móng. Nếu không có giấy nhám, cây dũa móng hoặc dụng cụ tương tự cũng tạo ra hiệu quả. Dùng cây dũa như cách bạn dùng giấy nhám - mài bề mặt nhẵn thường tiếp xúc với mặt đất của đế giày để tạo độ bám.
  • Cây dũa móng bằng kim loại là dụng cụ rất cứng và tiện lợi để thực hiện việc này, nhưng dùng cây dũa nhám cũng hiệu quả. Tương tự như giấy nhám, cây dũa nhám với bề mặt thô là hiệu quả nhất.
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

4Mang giày để làm mòn đế một cách tự nhiên. Một cách khác để làm cho đế giày giảm độ trơn là bạn chỉ cần mang giày nhiều lần. Sau vài ngày đến vài tuần sử dùng (tùy theo số lần bạn mang giày), việc bước đi sẽ giúp làm giảm độ trơn trượt của đế giày.

  • Nếu sử dụng phương pháp này, bạn nên chuẩn bị thêm một đôi giày khác để mang trong trường hợp có thể trượt ngã (như khiêu vũ, đi bộ dưới trời mưa, v.v.). Chắc hẳn bạn không muốn đánh đổi chấn thương để làm mòn đế giày.

Phương pháp 2 của 3:Dùng sản phẩm tạo độ bám

Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

1Mua miếng dán đế giày chống trơn trượt. Nếu tình trạng trơn trượt xảy ra do giày đã , nguyên nhân không phải do đế giày chưa đủ mòn, mà là do đã quá mòn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần sản phẩm hỗ trợ để tăng độ bám cho đế giày. Có lẽ cách thực hiện "chuyên nghiệp" nhất là dùng miếng dán đặc biệt dành cho đế giày để tạo độ bám.

  • Miếng dán này thường có một lớp keo để dán vào đế giày. Tuy nhiên, một số người dùng phàn nàn rằng loại keo này có thể để lại cảm giác "dính" trên đế giày khi miếng dán rơi ra.
  • Miếng dán đế giày chống trơn trượt có bán ở các trang mua sắm online với giá khá mềm - một bộ miếng dán có giá không quá 50,000 đồng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

2Hoặc bạn có thể dùng sản phảm xịt đế giày chống trơn trượt. Bên cạnh miếng dán, bạn còn có thể tìm được sản phẩm xịt dành riêng cho đế giày để tạo độ bám. Những sản phẩm này thường có tên tiếng Anh là "traction sprays" hoặc "grip sprays", với chất lượng khác nhau; vì vậy, bạn nên hỏi rõ người bán hoặc đọc đánh giá của khách hàng trước khi mua sản phẩm.

  • Sản phẩm xịt chống trơn trượt cho đế giày chỉ có bán tại các trang mua sắm online của nước ngoài với giá khá cao - khoảng $10-20 (khoảng 230,000 - 460,000 đồng)
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

3Dùng sản phẩm xịt giữ nếp tóc. Nếu bạn không muốn chi nhiều tiền để mua sản phẩm xịt chống trơn trượt cho đế giày thì phải làm sao? Hãy thử dùng một số sản phẩm mà bạn có sẵn ở nhà vì chúng cũng có thể tạo ra hiệu quả tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những giải pháp ứng biến này không đảm bảo hiệu quả như khi dùng các sản phẩm chuyên dụng kể trên. Một cách tận dụng sản phẩm tại nhà là dùng xịt giữ nếp tóc - bạn chỉ cần xịt một lượng lớn sản phẩm lên đế giày để tăng "độ bám" (đặc biệt là trên giày đế bằng). Chờ khoảng 30 giây để sản phẩm xịt được hong khô và có độ dính trước khi mang giày.

  • Lưu ý rằng giải pháp này chỉ là tạm thời và bạn cần xịt sản phẩm nhiều lần. Bên cạnh đó, xịt giữ nếp tóc sẽ bị rửa trôi khi gặp nước.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

4Dùng sơn puff. Sơn puff (còn gọi là sơn nổi trên vải) là một loại sơn thường được dùng trong nghệ thuật và các sản phẩm thủ công cho trẻ em như làm áo thun. Sơn puff khi khô sẽ hơi xù xì, nhám, rất thích hợp để tạo độ bám cho đế giày. Bạn chỉ cần phủ một lớp sơn mỏng lên đế giày, hong khô trong vài tiếng và kiểm tra hiệu quả!

  • Mặc dù sơn puff bám lâu hơn xịt giữ nếp tóc, nhưng bạn vẫn phải dặm lại lớp sơn khá thường xuyên để đạt hiệu quả tối đa.
  • Nếu có thời gian, bạn có thể vẽ lên đế giày - đây là một cách thú vị để làm cho giày trở nên độc đáo và thể hiện sự sáng tạo của bạn.
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

5Dùng băng keo giấy. Giải pháp đơn giản "cuối cùng" để đối phó với sự trơn trượt là dán vài miếng băng keo giấy lên đế giày. Bạn chỉ cần dán hai miếng băng keo theo hình chữ "X" trên phần rộng nhất và bằng phẳng nhất của đế giày để đạt hiệu quả tối đa.

  • Lưu ý rằng băng keo sẽ tự mất độ dính, nên bạn cần lưu ý để dán thêm băng keo khi cần.
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

6Với các loại giày xịn, bạn có thể đem chúng đến thợ sửa giày. Nếu bạn có đôi giày rất đắt tiền hoặc bạn quý giày và không muốn dùng các phương pháp trên, hãy thử đem giày đến cho thợ sửa giày chuyên nghiệp. Thợ sửa giày có thể khắc phục độ trơn của giày bằng cách điều chỉnh hoặc thay đế giày.

  • Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng dịch vụ sửa giày đôi khi có giá khá cao. Tùy thuộc vào chất lượng giày và độ khó trong khi thực hiện, chi phí sửa một đôi giày có thể lên đến tiền triệu.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Vì vậy, giải pháp này chỉ nên dành cho những đôi giày đắt tiền.

Phương pháp 3 của 3:Điều cần tránh

Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

1Kiểm tra trước khi mang giày chống trơn trượt tạm thời để đi làm. Nhiều công việc (đặc biệt là ở nhà hàng) có quy định nhân viên phải mang giày chống trơn trượt đạt chuẩn. Nếu chỗ làm của bạn có quy định này, bạn đừng mang đôi giày đã được khắc phục bằng các phương pháp kể trên thay cho giày chống trơn trượt đạt chuẩn mà không có sự kiểm duyệt của quản lý. Việc này có thể vi phạm quy định ở nơi làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là bạn có thể bị chấn thương - đó là lý do vì sao có quy định phải mang giày chống trơn trượt.

  • Nếu lo lắng, bạn chỉ cần mua một đôi giày chống trơn trượt mới. Lưu ý rằng hầu hết các loại giày chống trơn trượt đều được xếp loại theo hệ số ma sát (CoF). Đối với các công việc yêu cầu mang giày chống trơn trượt, bạn nên chọn giày có hệ số 0,5-0,7 (trao đổi với quản lý để biết quy định cụ thể ở chỗ làm).[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

2Đừng mang giày ra ngoài nếu chưa kiểm tra mức độ an toàn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn thử một phương pháp tạo độ bám nào đó, bạn đừng đặt mình vào tình huống cần phải mang giày khi chưa kiểm tra xong. Hãy dành thời gian để thực hiện hoạt động đơn giản như mang giày đi bộ quanh nhà hoặc quanh khu dân cư để biết hiệu quả của phương pháp mà bạn đang dùng.

Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

3Đừng dùng sản phẩm xịt hoặc miếng dán không an toàn đối với chất liệu giày của bạn. Khi xử lý giày từ chất liệu đặc biệt như da, bạn nên nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên các sản phẩm mà bạn sẽ dùng cho giày. Mặc dù các vấn đề rắc rối thường ít khi xảy ra, nhưng một số sản phẩm có thể khiến chất liệu của giày bị biến màu hoặc giảm chất lượng và bạn không nên dùng trên giày.

  • Ví dụ, hóa chất trong xịt giữ nếp tóc có thể gây hại cho một số chất liệu da, nên bạn sẽ phải lưu ý khi dùng sản phẩm này để tạm thời khắc phục tình trạng trơn trượt của giày da.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Mẹo chưa giày trơn
Mẹo chưa giày trơn

4Mua giày mới nếu tình trạng trơn trượt quá nghiêm trọng. Các phương pháp trong bài này có thể không hoàn hảo và không hiệu quả đối với những đôi giày rất trơn trượt. Mặc dù bạn cảm thấy luyến tiếc khi phải vứt đi đôi giày cũ với phần đế đã mất hết độ bám, nhưng nếu bạn vẫn muốn mang giày và để bị trượt ngã thì mọi chuyện còn tệ hơn. Nếu không còn cách nào để cứu vãn đôi giày, bạn đừng mang nữa và nên chọn mua giày mới.

  • Nếu giày vẫn còn khá mới nhưng quá trơn để bạn mang đi làm hoặc thực hiện các sở thích của mình, bạn có thể quyên góp giày cho tổ chức từ thiện. Như vậy, có lẽ ai đó sẽ sử dụng được đôi giày mà bạn không thể.
  • Bạn cũng có thể thử sản phẩm mài gót chân và mài thật mạnh lên đế giày.

Lời khuyên

  • Nếu bạn cảm thấy bên trong giày quá trơn khi mang, điều đó có thể là do mồ hôi tích tụ. Mồ hôi khiến cho chân bạn bị dịch chuyển bên trong giày, tạo ra ma sát và sức nóng dẫn đến tình trạng đổ nhiều mồ hôi hơn và tăng độ trơn trượt. Các loại tất làm từ chất liệu tổng hợp thường không thấm hút mồ hôi, bạn nên chuyển sang dùng tất từ sợi tự nhiên như cotton.