Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc béChăm sóc trẻ sơ sinh

Rốn lồi là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhất là những trẻ sinh non. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng mà không biết xoay sở ra sao. Vậy nguyên nhân và cách làm cho rốn trẻ sơ sinh hết lồi như thế nào? Đọc bài viết dưới đây mẹ sẽ có câu trả lời.

Lúc còn nằm trong bụng mẹ trẻ sơ sinh được nuôi lớn nhờ nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thông qua dây rốn gắn vào bụng. Khi được sinh ra, dây rốn sẽ được cắt đi, khoảng 1 đến 2 tuần sau, cuống rốn khô và rụng hình thành nên rốn bình thường. 

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là tình trạng khá phổ biến và không gây nguy hiểm cho bé nếu cha mẹ vệ sinh sạch sẽ rốn bé. Tuy nhiên rốn trẻ sơ sinh lồi to trong thời gian dài mà chân rốn không trở lại tình trạng ban đầu thì có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị rốn hay dị tật rốn, cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có thể do chứng thoát vị rốn

Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi?

Theo thống kê, các bé gái có tỉ lệ bị tật rốn lồi cao hơn bé trai, đặc biệt thường gặp ở những trẻ sinh non. Nguyên nhân khiến rốn trẻ bị lồi có thể do trẻ khóc to, đi ngoài khó khăn khiến bé phải gồng mình lên, áp lực khí lên vùng bụng lớn khiến rốn bé bị lồi ra.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ưỡn người cũng khiến rốn trẻ bị lồi to. Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời và tìm cách khắc phục, tình trạng trên kéo dài khiến rốn bé càng lồi nhiều không thể đưa về trạng thái ban đầu. Điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ tự ti khi lớn lên.

Bên cạnh đó rốn em bé sơ sinh bị lồi còn là biểu hiện của thoát vị rốn. Đây là hiện tượng một phần nội tạng chui ra khỏi lỗ rốn tạo thành một khối to cao lên rõ rệt ở vùng bụng. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nhiễm trùng vùng rốn.

>>Xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh không? Bảo quản, treo ở đâu?

Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm với trẻ

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Thông thường rốn trẻ sơ sinh bị lồi không gây đau đớn, khó chịu hay nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy vậy nó lại gây mất thẩm mỹ. 

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Khi thấy bé lồi rốn kèm theo dấu hiệu dưới đây thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ:

  • Bụng bé có biểu hiện phình to và căng đầy hơn bình thường.
  • Vùng da quanh khu vực rốn lồi mỏng, sưng đỏ.
  • Bé thường xuyên quấy khóc, chán bú, có dấu hiệu sốt, hệ tiêu hóa không ổn định.

Trong những trường hợp trên có thể rốn bé đã bị nhiễm trùng hoặc mắc những bệnh về ổ bụng.

Cách làm giảm tình trạng rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cha mẹ cũng nên hạn chế tình trạng rốn lồi để tránh ảnh hưởng đến bé về sau bằng một số mẹo nhỏ khi chăm sóc trẻ. 

  • Mỗi ngày massage nhẹ nhàng quanh vùng rốn của bé để để mạch máu được lưu thông.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ bằng nước muối sinh lí, vùng rốn của trẻ phải khô thoáng đẩy nhanh quá trình rụng rốn.
Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Vệ sinh sạch sẽ rốn trẻ mỗi ngày
  • Quấy khóc, vặn mình cũng khiến rốn trẻ sơ sinh lồi to thêm vì vậy hãy dỗ dành bé.
  • Cha mẹ chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa của bé bởi những cơn táo bón khiến trẻ phải rặn nhiều, rốn cũng lồi nhiều thêm
  • Trong dân gian có lưu truyền mẹo trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh tuy nhiên cách này chưa được kiểm chứng còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương vùng da mỏng manh của bé. Thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan vi khuẩn quanh ổ bụng dẫn đến những hệ lụy không đáng có.

>>Xem thêm: Lo sợ vì rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu: Mẹ phải làm sao?

Một số cách phòng tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh lồi

  • Các bác sĩ khuyên rằng khi trẻ mới sinh ra, rốn mới được cắt thì chú ý đến khâu vệ sinh sạch sẽ vùng rốn của trẻ, khi được đảm bảo sạch thoáng, rốn trẻ sẽ mau chóng rụng và đẹp hơn. Đồng thời hạn chế việc bé quấy khóc, vặn mình nhiều.
  • Khi đang cho con bú các mẹ nên ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Hệ tiêu hóa ổn định sẽ giảm tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi
  • Tuyệt đối không được băng kín mít vùng rốn của bé, luôn giữ cho vùng này thoáng sạch.
Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Luôn để rốn trẻ thông thoáng
  • Khi thấy có biểu hiện nghiêm trọng hay bất thường quanh vùng bụng của trẻ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra cách khắc phục an toàn. Không tự ý mua thuốc hay dùng các mẹo dân gian bởi có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ bỉm sữa giải đáp thắc mắc tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi, cách làm rốn trẻ sơ sinh hết lồi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thên:

Bài trước

Các mẹ ơi! Trẻ sơ sinh có nên uống thuốc Tây không nhỉ?

Bài tiếp theo

Cảnh báo: Rốn trẻ sơ sinh màu đỏ hay đen mới là nguy hiểm?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh không đơn giản như bạn nghĩ. Hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp mẹ có cách khắc phục rốn lồi cho trẻ hiệu quả tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Rốn lồi là một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Rốn lồi được miêu tả đúng như cái tên của nó, tại vị trí rốn của trẻ có một cục nhỏ lồi hẳn lên trên, đặc biệt phình to hơn khi bé vặn mình hoặc quấy khóc. Hầu hết các bậc cha mẹ khi nhìn thấy trẻ sơ sinh bị lồi rốn đều rất lo lắng và tìm đủ mọi cách khắc phục.

Tại sao trẻ sơ sinh dễ mắc tật rốn lồi?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn gây ra. Khi trẻ bị thoát vị rốn, một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn (khi trẻ mới sinh, lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé), tạo thành một khối lồi lên rõ rệt ở vùng vụng.

Khi trẻ khóc to, cố ưỡn mình để đi ị hoặc vặn mình, mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên.

Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh là do thoát vị rốn

Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc trẻ bị thoát vị rốn, nhưng theo các thống kê thì bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp. Tỉ lệ bé gái bị tật rốn lồi cũng cao hơn so với bé trai.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn dẫn đến rốn lồi

Ngay sau những tuần đầu sau sinh mà có thể phát hiện thoát vị rốn ở trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ phải đến lớn lên mẹ mới có thể nhìn thấy rõ. Những triệu chứng thoát vị rốn dẫn đến tình trạng rốn lồi ở trẻ đó là:

  • Có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn
  • Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
  • Lấy tay ấn nhẹ, mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong
  • Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
  • Trẻ không cảm thấy đau.

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, rốn lồi trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bệnh rốn lồi cũng không gây đau, không dẫn đến các biến chứng khác ngay cả khi không thực hiện một biện pháp chữa trị gì. Mặc dù vậy, nó lại gây ảnh hưởng cực lớn đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt với bé gái thì vấn đề này lại càng trầm trọng.

Bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên, cũng có nhiều trường hợp bé khi được 4, 5 tuổi rốn mới bớt lồi đi, khi mà lỗ hổng ở thành bụng đã được đóng kín. Một số trường hợp hiếm gặp, rốn lồi gồm một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Bé cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Thoát vị nghẹt là tình trạng một phần ruột bị mắc kẹt ở thoát vị. Trẻ lúc này sẽ có kèm biểu hiện nôn chớ, đau, chướng bụng ở vùng rốn.

Khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong, nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý làm việc này tại nhà.

Cách điều trị rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Thông thường, vòng rốn sẽ đóng lại trước khi bé được 1 tuổi và trẻ không cần điều trị hoặc sẽ thu nhỏ dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau mẹ nên đưa bé đi phẫu thuật:

  • Trẻ đã 5 tuổi nhưng vẫn thấy vòng rốn chưa đóng lại.
  • Phần mô lồi ra quá lớn hoặc khiến trẻ bị khó chịu.
  • Trẻ bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức. (Trường hợp này thường khá hiếm)
  • Dù đã lớn nhưng rốn trẻ vẫn lồi trông mất thẩm mỹ

Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

Có nên dùng đồng xu chữa rốn lồi cho trẻ sơ sinh?

Rất nhiều mẹ rỉ tai nhau về phương pháp chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh bằng đồng xu: Rửa sạch đồng xu rồi dùng gạc bọc lại, dán vào rốn bé bằng băng keo y tế. Trên thực tế, đây chỉ là kinh nghiệm truyền tai không có cơ sở, cũng không được khoa học chứng minh là có hiệu quả thật. Một số mẹ sau khi dùng cách này thấy rốn con khỏi lồi là đến tuổi bé tự khỏi chứ không phải nhờ đồng xu mà khỏi dị tật.

Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Không chỉ thế, việc tùy tiện dùng băng keo y tế dán vào da bụng vốn dĩ rất mỏng manh có thể khiến vùng da này bị tổn thương và đau rát dữ dội khi bóc ra, ngay cả khi mẹ đã làm ướt băng keo bằng nước trước khi bóc.

Bọc kín rốn lồi ở trẻ sơ sinh bằng đồng xu và gạc cũng sẽ tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa ổ bụng vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, khối thoát vị ở rốn của trẻ có thể không có máu nuôi và không thể trở lại ổ bụng, trẻ sẽ phải sống với dị tật vĩnh viễn.

Việc thiếu hiểu biết trong việc dùng đồng xu chữa rốn lồi trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ gặp phải những biến chứng đáng tiếc và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Cách phòng tránh rốn lồi ở trẻ

  • Hạn chế việc bé khóc, gào để hạn chế áp lực từ bụng lên rốn – nguyên nhân khiến rốn lồi ra. Hãy bé bé lên và dỗ dành để bé nín dần.
  • Tránh táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Cho trẻ dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.
  • Massage nhẹ nhàng thành bụng cho bé mỗi ngày

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng rốn lồi ở trẻ cũng như có cách chăm sóc, khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.