Mộ của bác hồ ở đâu

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương, nay thuộc địa bàn xã Kim Liên và xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi đến nay còn lưu giữ được không gian văn hóa, lịch sử và nhiều tài liệu, hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Người, bao gồm 2 cụm di tích chính, với 14 di tích thành phần:

1. Cụm di tích tại quê nội - làng Sen, xã Kim Liên

Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: do nhân dân làng Sen xuất quỹ công để xây dựng, làm quà mừng dịp cụ đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm 1901, gồm các hạng mục: nhà chính, nhà ngang, cổng, sân, vườn. Đặc biệt, trong nhà còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, mâm bằng gỗ sơn đen…

Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm: là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã sống trong một thời gian dài, gồm nhà chính, nhà ngang, vườn.

Nhà thờ họ Nguyễn Sinh: được dựng trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ, bằng kết cấu gỗ...

Nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý: là nhà của gia đình cụ Vương Thúc Quý, thầy giáo khai tâm của Bác, bao gồm nhà chính và nhà ngang.

Lò rèn cố Điền: trong thời gian sống ở làng Sen, vào những lúc rảnh rỗi, Bác thường ra lò rèn chơi với cố Điền. Đây là một ngôi nhà nhỏ, mái lá, 3 mặt che phên...

Giếng Cốc: là nơi lấy nước sinh hoạt của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc. Giếng hình tròn, kè đá, có 18 bậc lên xuống bằng đá ong.

Núi Chung: là nơi lúc còn thơ ấu Người và các bạn thường lên chăn trâu, thả diều, đánh trận giả, ngắm nhìn phong cảnh non nước, quê hương.

Sân vận động làng Sen: nơi này, trong hai lần về thăm quê [1957 và 1961], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trò chuyện thân mật cùng bà con làng xóm.

Đền làng Sen: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm việc với Đảng ủy và Ủy ban Hành chính xã Kim Liên năm 1961. Đền gồm nhà bái đường và hậu cung...

2. Cụm di tích tại quê ngoại - làng Hoàng Trù, xã Kim Liên

Nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Chùa: là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung [tên Bác lúc còn nhỏ] cất tiếng khóc chào đời. Nhà gồm ba gian, mái lá, xung quanh che phên..

Nhà cụ Hoàng Xuân Đường [ông ngoại của Bác]: là nơi chứng kiến tình cảm của ông, bà ngoại và gia đình dành cho Bác. Đây là một ngôi nhà tranh, phía trước và phía sau được che bằng phên nứa...

Nhà thờ chi họ Hoàng Xuân: do ông Hoàng Xuân Đường [thân sinh của bà Hoàng Thị Loan] dựng năm 1882, kết cấu gỗ, mái lợp ngói...

Ngoài 2 cụm di tích trên, thuộc về Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên còn có di tích Mộ bà Hoàng Thị Loan và Mộ cụ Hà Thị Hy, thuộc xã Nam Giang.

Mộ bà Hoàng Thị Loan: tọa lạc trên lưng chừng núi Động Tranh, trong dãy Đại Huệ, thuộc địa phận xã Nam Giang. Mộ được ốp đá hoa cương, bên trên che mái dốc, phía trước sân dựng một tấm bia bằng đá đen, ghi lại tiểu sử và công lao của bà...

Mộ cụ Hà Thị Hy [bà nội của Bác]: được ốp bằng đá granit màu nâu sẫm, sân lát đá đen, 4 cột quyết ở phía trước và phía sau gắn 4 búp sen sứ, màu đỏ thẫm, sát chân mộ đặt một lư hương bằng đá hoa cương màu trắng, phía trên dựng bia đá màu đen...

Hàng năm vào những ngày lễ, đặc biệt là dịp sinh nhật Bác [ngày 19/5], nhân dân từ khắp mọi miền đất nước lại về đây thăm Khu di tích để tưởng nhớ công ơn của Người. Lễ hội làng Sen khai mở từ “Liên hoan tiếng hát làng Sen”, được tổ chức hàng năm, cũng là dịp để các đoàn nghệ thuật quần chúng trong cả nước gặp gỡ và cùng nhau tranh tài... Ngày nay, khu di tích còn là địa điểm tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chính trị lớn, những nghi lễ của các cấp chính quyền, đoàn thể, đồng thời cũng là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên [huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An] là di tích quốc gia đặc biệt [Quyết định số 548/QĐ-TTg].

Cảnh Toàn [Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa]

Khu mộ bà Hoàng Thị Loan –  thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ngôi mộ tọa lạc trên một vị trí đẹp tuyệt vời, phong cảnh hữu tình.

Cách thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An chừng 15km đi theo hướng Tây Nam qua huyện Hưng Nguyên lên đến huyện Nam Đàn.

Khuôn viên bên ngoài mộ bà Hoàng Thị Loan

Đôi nét về lịch sử mộ bà Hoàng Thị Loan

Ngôi mộ được hình thành vào những năm đầu thế kỉ XX tọa lạc tại núi Động Tranh thuộc xã Nam Giang huyện Nam Đàn.

Nằm cao 100m so vói mực nước biển , đường lên một bên là thảm cỏ xanh chạy đọc theo sương núi đan xen là những nhà nghỉ chân với dàn hoa êm dịu đung đưa.

Một bên là những lan can hình những thân tre uốn lượn theo viền núi, mỗi bên dài khoảng 500m. Men theo sườn đồi bên trái là đường lên mộ có 269 bậc, bên phải là đường xuống với 242 bậc, xây bằng đá.

Trước khu mộ được mở rộng thành hình vòng cung, hoà hợp với địa hình và tạo một góc nhìn rộng. Từ phần mộ xuống sân bia 33 bậc, con số 33 là tuổi đời của Bà.

Đường lên xuống trong khuôn viên khu lăng mộ

Không gian xung quanh đều có mái che, thể hiện không khí trang nghiêm, ấm cúng và thuận lợi cho khách hành lễ khi mưa, nắng.

Phía trên mộ có dàn hoa che mát là bốn cụm hoa giấy, khe trước phần mộ trồng nhiều cây quí từ nhiều miền đất nước.

Tại sân hành lễ có 2 cụm bia lớn bằng đá đen [đá đen núi Nhồi] nói về tiểu sử , công lao của bà Hoàng Thị Loan và quá trình hình thành mộ. Phần mộ được thiết kế lấy ý tưởng là một bông sen khổng lồ với một chữ “thọ”.

Kề cạnh mộ bà là bia mộ của bà nội và em trai Bác . Ngôi mộ nằm ở vị trí thoáng đãng nhìn trọn được cả quê nội và quê ngoại Bác

Khuôn viên mộ bà Hoàng Thị Loan với nhiều loại hoa

Trước khu mộ được mở rộng thành hình vòng cung, hoà hợp với địa hình và tạo một góc nhìn rộng. Không gian xung quanh đều có mái che, thể hiện không khí trang nghiêm, ấm cúng và thuận lợi cho khách hành lễ khi mưa, nắng.

Thung lũng trước mộ là vườn cây, hoa và gỗ quý rộng hơn 10 ha, hơn một ngàn cây đặc sản khắp các huyện, thành trong tỉnh đem về trồng như lát hoa, vàng tâm Quỳ Hợp, trám Thanh Chương…

Đứng ở ngoài khu mộ nhìn về phía Nam thấy rõ dãy núi Thiên Nhận, núi Đụn. Nhìn về phía Tây thấy bạt ngàn các đỉnh Hải Thủy, Hồ Cương, Đại Vạc, có chùa Đại Tuệ, có thành nhà Hồ.

Nhìn về phía Đông có dãy Đại Hải, Độc Lôi. Phía đông nam có núi Thanh Lam và cột cờ Trương Phụ trên đỉnh núi.

Theo lời kể lại để an nghỉ tại nơi đây thi hài của bà Loan đã trải qua 2 lần phải di dời.

Để tỏ lòng biết ơn đối với người mẹ Việt Nam anh hùng đảng bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh cùng với lực lượng vũ trang quân khu 4 đã khởi công và tái tạo lại khu mộ vào năm 1984 và 3/6/2011 nhân dịp kỉ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Khu mộ không chỉ đơn thuần là một địa danh văn hóa thiêng liêng mà nó còn là một chứng nhân cho  tình yêu thương , lòng biết ơn của con dân Việt Nam cho người mẹ vĩ đại.

Đây cũng là nơi cho con đân khắp mọi miền trở về để thể hiện tinh thần ” uống nước nhớ nguồn”.

Hai bên đường lên mộ bà Hoàng Thị Loan toàn ngút ngàn thông

Tham quan mộ bà Hoàng Thị Loan như thế nào?

Du khách nội tỉnh:

Nếu du khách đi từ từ Thành phố Vinh theo QL 15 hướng lên thị trấn Nam Đàn tầm 12km nhìn bên tay phải có biển chỉ dẫn về khu mộ bà Hoàng Thị Loan thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nếu du khách từ các huyện nằm dọc QL 48 và QL 1 như huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hòa có thể di chuyển về Vinh và đi từ Thành Phố Vinh theo hướng trên.

Nếu du khách đi từ huyện Đô Lương, Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn, Kỳ Sơn,Tương Dương có thể đi theo QL 7A rẽ về đường 15 qua khu di tích Truông Bồn hướng về thị trấn Nam Đàn.

Đến thị trấn Nam Đàn qua khoảng 7km nhìn bên tay trái có biển chỉ dẫn về khu mộ bà Hoàng Thị  Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh thì rẽ vào.

Du khác Ngoại tỉnh:

Nếu du khách đi từ Hà Nội hay Sài Gòn có thể di chuyển về Thành phố Vinh bằng 3 hình thức như đi máy bay về sân bay Vinh, hoặc đi xe khách và tàu lửa về Vinh.

Từ thành phố Vinh lên khu mộ Bà Hoàng Thị Loan khoảng chừng 15km du khách có thể bắt taxi hoặc thuê xe riêng cho tiện di chuyển tùy tài chính của du khách.

Dịch vụ ăn nghỉ khi tham quan khu mộ bà Hoàng Thị Loan

Xung quanh khu mộ bà Hoàng Thị Loan có tất cả các dịch vụ ăn nghỉ nên du khách cứ yên tâm.

Sau khi tham quan mộ Bà Hoàng Thị Loan du khách có thể di chuyển lên quần thể khu di tích Kim Liên nơi quê nội và quê ngoại chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đến với vùng đất Nam Đàn du khách đừng quên thưởng thức các đặc sản nơi đây như: Dê Cầu Đòn, Me Nam Nghĩa, và một đặc sản đặc biệt mua về làm quà Tương Nam Đàn và giò bê Nam Nghĩa./.

Video liên quan

Chủ Đề