Mô hình lớp học đảo ngược là gì

Trong lớp học lấy học sinh làm trung tâm, các học sinh có thể tự mình phát triển năng lực vốn có đồng thời kiểm soát được việc học của chính bản thân mình. Thông qua các bài tập ngắn giao về nhà, các học sinh có thể tự do hoàn thành theo đúng tốc độ mà mình muốn. Học sinh có thể tạm dừng hoặc thậm chí là tua ngược lại việc học của mình. Tự mình đưa ra những câu hỏi mà bản thân muốn giải đáp và thảo luận với các bạn bè, giáo viên trong lớp.

Điều này sẽ giúp cho một số học sinh có thêm thời gian để hiểu những khái niệm nhất định mà việc học vẫn không bị chậm so với cả lớp, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ đến từ các bạn bà và giáo viên. Không chỉ giúp cải thiện thành tích mà việc này còn giúp cải thiện hành vi của các học sinh trong lớp.

Khuyến khích việc tự học tập của học sinh

Flipped Classroom dành nhiều thời gian hơn cho các học sinh có thể tự mình làm chủ các kỹ năng thông qua thảo luận hợp tác và các dự án. Điều này nhằm khuyến khích các học sinh cùng nhau học và trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Nhờ việc làm chủ quá trình học của bản thân, học sinh sẽ tự mình làm chủ được các kiến thức thu về, từ đó tạo ra sự tự tin. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng có thể xác định được vấn đề về cách vận dụng hay tư duy khái liệu bài học của từng học sinh.

Dễ dàng tiếp cận nội dung

Nhờ vào các video bài giảng sẵn có, các học sinh phải nghỉ học vì bị ốm, đi chơi, tham gia các hoạt động thể thao hay những trường hợp khẩn cấp vẫn có thể nhanh chóng bắt kịp tiến độ học tập. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo điều kiện cho các giáo viên có thể linh động hơn trong việc điểm danh học sinh.

Tạo cơ hội cho phụ huynh theo dõi tình hình học tập

Khác hẳn với phương pháp giảng dạy truyền thống, lớp học đảo ngược cho phép các phụ huynh có thể xem các video bài giảng của con em mình bất cứ khi nào. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các phụ huynh có thể dễ dàng giúp đỡ con em mình trong việc học tập. Đồng thời có được cái nhìn sâu hơn để đánh giá được chất lượng giảng dạy mà các học sinh nhận được.

Nâng cao hiệu quả học

Nếu biết cách tận dụng, một lớp học đảo ngược sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh có nhiều thời gian hơn để tận dụng tuổi thơ của chính mình. Có nghĩa là được vui chơi và thực hành nhiều hơn.

Trước đây, hầu hết tất cả mọi người đều phải trải qua thời học sinh với vô số bài tập về nhà. Thực tế, một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra được rằng các học sinh từ năm lớp 9 – 12 phải dành ra tới 38 giờ/ tuần để làm các bài tập được giao về nhà. Nhờ có những bài giảng đảo ngược, các bài giảng online chỉ giải khoảng 10 phút. Nhờ đó, các học sinh sẽ có thêm nhiều thời gian để quan tâm tới các vấn đề khác như bạn bè, sở thích cá nhân hay gia đình.

Nâng cao hiệu quả học tập, giúp cho các học sinh có thêm nhiều thời gian cho các việc quan tâm khác

Nhược điểm của lớp học đảo ngược [ Mô hình Flipped Classroom ]

Sẽ khó khăn với những học sinh không thể tiếp cận công nghệ

Một trong những vấn đề phổ biến nhất là nhu cầu sử dụng internet và máy tính của học sinh để xem các bài giảng trực tuyến. Điều này sẽ đặc biệt khó khăn với các em học sinh không có đủ điều kiện, gặp hạn chế về mặt tài nguyên cũng như khó tiếp cận hơn.

Phụ thuộc khá nhiều vào sự chuyển bị và niềm tin

Nhiều người quan ngại cho rằng, mô hình lớp học đảo ngược có thể vận hành hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của các học sinh. Tuy nhiên, không thể đảm bảo được học sinh sẽ hợp tác hay miễn cưỡng với mô hình học tập này.

Nỗ lực của giáo viên và sự chuẩn bị

Vận hành mô hình Flipped Classroom các giáo viên sẽ phải tăng thêm lượng công việc. Bởi nó yêu cầu khả năng tích hợp nhiều yếu tố một cách cẩn thận để lớp học có thể duy trình và phát triển tốt. Các nhiệm vụ như đóng gói, ghi âm và đăng tải bài giảng đều là những công việc cần bỏ ra nhiều kỹ năng và thời gian. Đó là còn chưa kể tới việc giáo viên cần phải giới thiệu các hoạt động trong lớp học trong video bằng cách nào để thúc đẩy được các học sinh tham gia và chuẩn bị trước tại nhà.

Ngay cả khi các giáo viên có thể vận dụng đầy đủ các yếu tố của một mô hình lớp học đảo ngược vào lớp học của mình thì họ vẫn phải bỏ ra nhiều thời gian cả sự nỗ lực không nghỉ.

Đôi khi không đem lại hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu “Học để thi”

Dù như thế nào, có bao nhiêu ưu điểm thì mọi người cũng cần biết rằng, lớp học đảo ngược không “dạy để thi”. Nó không giống như mô hình dạy học để cải thiện và nâng cao điểm số. Tuy nhiên, các học sinh và cả giáo viên vẫn cần dành nhiều thời gian chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra, chính điều này sẽ làm gián đoạn quá trình học tập của lớp học đảo ngược.

Thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn

Nhiều người tin rằng, nếu các giáo viên bắt đầu chuyển mô hình học tập dần sang mô hình flipped classroom, các học sinh sẽ phải bỏ ra thời gian hàng giờ mỗi ngày để ngồi trước máy tính để xem các bài giảng. Và điều này được lập luận là sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập.

Tuy vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề, xong mô hình học tập này vẫn được xem là phương pháp hiệu quả và trực quan. Không chỉ giúp cải thiện thành tích học tập mà còn thúc đẩy quá trình tự học của từng học sinh. Bằng những ưu điểm của mình, mô hình lớp học đảo ngược này vẫn tỏ ra sự hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi.

Lớp học lật ngược hay lớp học đảo ngược là một chiến lược hướng dẫn học tập, và là một kiểu học tập kết hợp đảo ngược môi trường học tập truyền thống bằng cách cung cấp nội dung hướng dẫn học tập, thường là trực tuyến, cho học sinh học tập ngoài giờ học trên giảng đường. Nó di chuyển các hoạt động, bao gồm cả những hoạt động có thể được coi là làm bài tập về nhà, vào trong giảng đường lớp học [trong giờ học]. Trong một lớp học lật ngược, học sinh xem các bài giảng trực tuyến, hợp tác trong các cuộc thảo luận trực tuyến hoặc thực hiện nghiên cứu tại nhà, trong khi tại lớp người học đào sâu và vận dụng kiến thức với sự hướng dẫn của một người thầy [giảng viên]. "Lớp học lật ngược là một mô hình truyền đạt trong đó các yếu tố bài giảng điển hình và bài tập về nhà được đảo ngược cho nhau. Học sinh [ví dụ như ở nhà] xem các bài giảng video ngắn trước buổi học. Trong khi đó, thời gian trên lớp dành cho các bài tập, đồ án, học sinh hỏi sâu hơn về nội dung bài giảng đã xem và tham gia vào các hoạt động thực hành, đồng thời giảng viên kiểm tra khả năng áp dụng kiến ​​thức của học sinh."

Trong mô hình giảng dạy truyền thống trong lớp học, giáo viên thường là trọng tâm chính của một bài học và là người phổ biến chính thông tin trong suốt thời gian học.

Lớp học lật ngược cố ý chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề và tạo ra cơ hội học tập có ý nghĩa. Trong khi học sinh ngay từ đầu đã được giới thiệu trước về các chủ đề mới, lúc còn ở ngoài giảng đường.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lớp_học_lật_ngược&oldid=54471187”

Thế giới ngày càng phẳng, người học có nhiều lựa chọn và cơ hội để tự học hiệu quả với sự hỗ trợ của các tài liệu học phong phú trên Internet. "Tuy nhiên học trò vẫn cần được đưa vào khuôn khổ để nâng cao tính hiệu quả khi học với các nguồn online. Theo đó, mô hình lớp học đảo ngược ra đời và ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là tại một số nước như Mỹ, Australia... giúp người học phát triển khả năng tự học, tính chủ động và tích cực, không phụ thuộc, chờ thầy cô đưa kiến thức", chị Nguyễn Thị Hoa, nhà sáng lập hệ thống trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior chia sẻ.

Filipped classroom - Lớp học đảo ngược là mô hình mà trong đó trình tự giảng dạy sẽ lật ngược so với mô hình giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Mô hình Filipped classroom hướng đến việc chuyển dần không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân. Không gian học tập nhóm sẽ được dùng để tương tác, tranh luận, thảo luận làm rõ vấn đề, thay vì dùng để thuyết giảng, nghe giảng như trước đây.

Đối với mô hình này, người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp. Giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động học tập giúp người học nâng cao khả năng làm chủ các kỹ năng thông qua bài tập thực hành và thảo luận cộng tác. Từ đó giúp người học phát huy tính tính chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề...

Means, B., Toyama, Y., Murphy, R., Bakia, M., & Jones, K. [2010 - Washington DC - Mỹ] đã nghiên cứu hiệu quả của mô hình Lớp học đảo ngược dựa trên cơ sở tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm tại các trường phổ thông và đại học tại Mỹ. Nhóm tác giả kết luận rằng mô hình học đảo ngược có tác động tích cực đến hiệu quả học tập cho người học nhờ tạo ra môi trường học tập sát nhất với người học, phù hợp với mọi trình độ, giúp việc học hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

Không chỉ hướng tới sự chủ động tích cực của người học, mô hình này cũng chú trọng tương tác giữa người học và giáo viên, người học tham gia phát biểu, thảo luận, xây dựng bài giảng, chốt kiến thức cùng giáo viên. Như vậy, mọi hoạt động học trên lớp học đảo ngược đều xoay quanh người học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy học trò tích cực và năng nổ hơn.

So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược trên thang đo cấp độ tư duy của Bloom.

Chị Hoa chia sẻ thêm, trong lớp học truyền thống, giáo viên chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức giúp người học đạt ba mức đầu của thang đo cấp độ tư duy là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng [do giới hạn về thời gian học]. Để đạt đến các mức độ cao hơn, người học phải nỗ lực tự học và nghiên cứu ở nhà.

Trong lớp học đảo ngược, người học đạt ba mức đầu bằng việc xem trước tài liệu, video bài giảng ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó đến lớp tương tác, thảo luận, thuyết trình, phản biện cùng giáo viên và bạn bè để đạt tiếp ba mức độ cao hơn là phân tích, đánh giá, sáng tạo. Mô hình học này đã được áp dụng rộng khắp tại hầu hết trường đại học của Việt Nam và mang lại những hiệu quả nghiên cứu, học tập tốt.

"Mô hình đảo ngược có khả năng tạo ưu thế cho học sinh trong việc tiến nhanh đến các cấp độ cao trong tư duy bởi trong quá trình phân tích, đánh giá, sáng tạo [ba cấp độ cao của tư duy], học trò không còn phải "tự bơi", mà có sự kết nối, tương tác và hỗ trợ trực tiếp của bạn bè, thầy cô", chị Hoa nói.

Cũng theo Ms Hoa, mô hình đảo ngược nên được áp dụng rộng rãi trên hầu hết môn học cho học sinh các cấp để sớm làm quen với phương pháp tự học, phát triển tư duy đào sâu vấn đề. Hiện lớp học đảo ngược đang được áp dụng hiệu quả tại hệ thống trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior dưới tên gọi mô hình học 4-3-1-6. "Đây là sự kết hợp hài hòa vai trò của người học, giáo viên, phụ huynh và trợ giảng; thúc đẩy học trò cấp một, cấp hai rèn luyện khả năng tự học và tích cực hơn trong hoạt động học tập trên lớp", Ms Hoa cho hay.

Mô hình học đảo ngược đang được áp dụng tại trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior.

Cụ thể, với môn tiếng Anh, học sinh nên thực hiện 4 giờ tự học ở nhà mỗi tuần bằng cách xem trước bài giảng trực tuyến, nghiên cứu tài liệu, ghi chép và vẽ sơ đồ tư duy về thông tin bài học. Giờ học tương tác với giáo viên tại lớp sẽ là thời gian thảo luận, thuyết trình kiến thức đã tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên trong thời gian 3 giờ.

Với con trẻ, ba mẹ nên đồng hành cùng con một giờ mỗi tuần để theo sát nhật ký giảng dạy, giúp con lên kế hoạch học tập tại nhà. Bên cạnh đó, con còn được trợ giảng hỗ trợ hoạt động học tập với 6 giờ mỗi tuần. Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược này sẽ giúp người dạy và người học đổi mới tư duy, cách học theo hướng chủ động, tích cực, khắc phục hạn chế của lớp học truyền thống, nâng cao hiệu quả dạy và học.

Mỹ Linh

Video liên quan

Chủ Đề