Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Thuật ngữ công nghệ cao [High Tech] hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này nhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ [technology] hay một kỹ thuật [technique] hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ.

Bức tranh về tình hình ứng dụng CNC trong Nông nghiệp tại Việt Nam

1. Mô hình rau hoa thành phố Đà Lạt [Lâm Đồng]

- Mô hình sản xuất rau an toàn 600ha/35ha canh tác được sản xuất theo hai dạng:

+ Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ.

+ Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Mô hình này đã được triển khai tổng số khoảng 20ha ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn [TNHH] Kim Bằng 7ha, Công ty TNHH Trang Food: 3ha, các hộ nông dân trên 10ha. Về hoa: Trồng trong nhà có mái che plastic là 260ha/650ha trồng hoa [như trồng rau cao cấp] trong đó của nông dân là 80ha, sản lượng 200.000 cành và xuất khẩu 20.000 cành, tiêu thụ trong nước: 18.000 cành/ngày. Lãi ròng từ trồng hoa cúc trên 1000m2 đạt 28,0 triệu đồng với công nghệ nhà sáng, 17,9 triệu đồng với công nghệ nhà lưới, 12 triệu đồng với phương thức truyền thống ngoài trời. Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa cao cấp có quy mô 24ha trong đó có 15ha nhà kính và 2ha nhà bằng thép; đạt năng suất 1,8 triệu cành/ha/năm, xuất khẩu 55% [trong đó 90% sang Nhật Bản] tiêu thụ trong nước 45% với 26 đại lý của Công ty.

2. Mô hình 1000ha hoa ở Mê Linh [Vĩnh Phúc]

Hiện nay 3 xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong [Mê Linh, Vĩnh Phúc] đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa khoảng 1000ha chuyển hẳn sang trồng hoa cung cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc. Các công nghệ mới gồm tạo giống tốt, nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, đóng gói hoa trình độ cao. 10% hoa xuất khẩu. Tỉnh đã phát triển và triển giao công nghệ cho các dự án sau đây: Xây dựng 100 trang trại nấm, sản xuất trên 500 tấn/năm ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm. Chuyển giao đến hộ nông dân công nghệ bả chuột sinh học BSC, thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục tố và công nghệ vi sinh hữu cơ. Triển khai dự án rau an toàn với 130ha ở 16 xã với 9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm, với công thức 5 cấm trong rau sạch, 3 chỉ tiêu an toàn [dư lượng N03, thuốc sâu, vi sinh vật gây bệnh].

3. Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp TP Hồ Chí Minh ngày càng cao hơn. Năm 2001 là 3,7%, năm 2002 đạt 4,7% và năm nay tăng vọt lên đến 9,1% . Thành phố HCM đă đưa tiêu chí công nghệ cao vào nông nghiệp bằng việc xây dựng một khu nông nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến. Hơn 100 ha đất tại huyện Củ Chi đă được UBND TP. HCM chọn để xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao như sau:

- Trồng trọt: Trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh [hydropnics], màng dinh dưỡng [deep pond & floating board technology] và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô [tissue culture] cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái...; ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật [plant regulators] trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh.

- Chăn nuôi thú y: ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi [embryonic technology] cho bò sữa và bò thịt; sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh bò [bull semen]; áp dụng công nghệ di truyền để sản xuất vaccine thế hệ mới; áp dụng công nghệ gene để sản xuất chất kích thích sinh trưởng cho động vật; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử [PCR] để chẩn đoán bệnh và chọn giống gia súc; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý con giống.

- Thuỷ sản: lai tạo và kích thích sinh sản để sản xuất cá giống và cải tiến chất lượng cá; nuôi trồng tảo đa bào và vi tảo làm thực phẩm và vật liệu trong xử lý môi trường.

- Lâm nghiệp: ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống nhanh một số cây lâm nghiệp có chất lượng gỗ tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phục vụ cho phát triển rừng; nhân giống các loại cây lâm nghiệp có dạng tánvà tốc độ sinh trưởng phù hợp cho phát triển cây xanh đô thị...

- Dịch vụ: bảo quản, chế biến nông sản, đóng gói bao bì; cung ứng, tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao...

4. Mô hình rau, hoa, quả, chăn nuôi thủy sản thành phố Hà Nội

Hà Nội đã hình thành các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có kết quả như: bò sữa [Phù Đổng - Gia Lâm], hoa cây cảnh [Từ Liêm - Tây Hồ], cam bưởi [Vân Canh, Từ Liêm], thuỷ sản [Đông Mỹ, Thanh Trì], rau an toàn tại Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, [Thanh Trì], Vân Nội [Đông Anh]... Thành phố đang xây dựng các dự án Nông nghiệp công nghệ cao. Mô hình rau, hoa chất lượng cao Từ Liêm 16ha [Trung tâm rau hoa quả 24 tỷ đồng]. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng [Đông Anh] 30ha. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Kim Sơn [Gia Lâm] 15ha. Dự án hỗ trợ hạ tầng thủy đặc sản chất lượng cao ở Đông Mỹ, Thanh Trì 60ha, 15 tỷ đồng. Dự án Trung tâm chuẩn đoán và trị bệnh động vật của Chi cục Thú y Hà Nội đầu tư 5,5 tỷ đồng. Thành phố Hà Nội đã xuất hiện một số chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao; trông hoa lan [Đông Anh 5ha], nông lâm kết hợp [Sóc Sơn], thuỷ sản [Yên Sở, Thanh Trì], du lịch sinh thái Sơn Thuỷ [Từ Liêm]... Năm 2002 có 54 quầy bán rau an toàn, thực phẩm sạch 2002...

5. Mô hình nhà lưới, vườn ươm cây giống của tỉnh Bến Tre

Sau 3 năm thực hiện [1999 - 2001] toàn tỉnh Bến Tre đă có 125 nhà lưới, vườn ươm cây giống ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao với 20.000m2, bình quân mỗi nhà lưới là 200m2. Công suất 0,1 - 1 triệu cành/năm, trong đó 107 nhà lưới, vườn ươm do nông dân tự đầu tư, giống sản xuất ra có gắn nhăn hiệu hàng hoá trên giống.

Mô hình công nghệ giống cây trồng, vật nuôi của các công ty:

- Giống cây trồng: Công ty CP Group, Công ty Pacific, Công ty Bioseed Genetic,.. Giống lợn: Công ty TNHH nông lâm Đài Loan, Công ty TNHH nông sản Đại Việt, Công ty Prance - Hybrides Việt Nam...
- Giống gà: Công ty CP Group, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty Japfa Comfeed Việt Nam..
- Giống vịt: Trung tâm VIGOCA và 30 trang trại vệ tinh của nông dân, Công ty giống đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho cả vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long với cánh quản lý và tiếp cận theo mạng tin học.
- Hoa: Công ty xuất khẩu hoa Đà Lạt [Hasfarm - Bioorganics], Công ty TNHH Bioninicfarm [sản xuất hoa loa kèn],... Nhiều Công ty trong nước đang sản xuất kinh doanh giống như: Công ty giống cây trồng miền nam, Công ty Đông - Tây, Tổng Công ty rau quả, Công ty TNHH Lâm Đài, Công ty Phong lan xuất khẩu, Hải Dương Ex-Import Corporation, Công tyLotus Co., Ltd, Công ty thương mại xanh, Công ty hạt giống Đông Tây, Công ty hoa lan Lâm Thăng, Trung tâm tinh đông lạnh Moncađa...

6. Tại Nghệ An:

Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới 0,75ha ở Đông Vĩnh thành phố Vinh, tổng thu 150 triệu/ha/năm, lợi nhuận 75 triệu đồng.

7. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu:

Mô hình sản xuất giống lâm nghiệp, cây ăn quả 3,8ha vườn đầu dòng, 4 nhà lưới. Mô hình chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc 200 con. Mô hình sản xuất giống gà thả vườn quy mô 10.000 con áp dụng hệ thống ấp trứng công nghệ Nhật 45.000 quả/mẻ.

Nguồn: sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề