Mở tài khoản ngân hàng phí bao nhiêu?

Nhiều khách hàng mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng vì nhiều lý do như chỉ mở tạm thời để đóng học phí, muốn dùng dịch vụ của ngân hàng khác,... Lúc này, bạn nên có hướng xử lý phù hợp để tránh các rủi ro, bất lợi cho mình.

Nhiều khách hàng sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc

Vì nhiều lý do, nhiều người dùng có nhu cầu hoặc thói quen sở hữu nhiều tài khoản của các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, sau đó họ lại không có nhu cầu sử dụng đến nữa nhưng lại chưa biết cách giải quyết thế nào. Vậy những tài khoản đó lúc này có cần phải hủy, cần xử lý ra sao, ngân hàng có tự động khóa thẻ hay tiếp tục trừ phí không? 

Thông tin mà VIB chia sẻ trong bài viết nhằm giải đáp các thắc mắc này. Đồng thời, nội dung bên dưới cũng sẽ hướng dẫn cách hủy tài khoản ngân hàng chuẩn nhất.

1. Mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng trong thời gian bao lâu thì bị khóa?

Tùy ngân hàng, quy định khóa tài khoản khi không sử dụng sẽ khác nhau. Tài khoản ngân hàng của bạn vẫn duy trì số dư tối thiểu ngân hàng yêu cầu. Tuy nhiên bạn lại không dùng tài khoản này, tài khoản không hoạt động. Lúc này, tài khoản vẫn sẽ không bị đóng.

Nhưng trong trường hợp tài khoản đã hết số dư thì lại khác. Thông thường, các ngân hàng sẽ quy định khóa thẻ với những thẻ hết số dư và không phát sinh giao dịch trong thời gian sau 6 đến 18 tháng. 

Bên cạnh đó, thời gian bị khóa tài khoản ngân hàng còn tùy thuộc quy định của mỗi tổ chức tài chính, cũng như tùy từng loại thẻ/tài khoản.

Chẳng hạn, thẻ ATM trả trước sẽ không bị khóa. Bởi đây là loại thẻ độc lập với ngân hàng. Thẻ này chỉ bị khóa khi khách hàng yêu cầu khóa. Với các loại tài khoản tín dụng, các ngân hàng thường không có quy định về việc khóa tạm thời khi người dùng ngưng sử dụng.

Đối với thẻ ATM nội địa, ngân hàng sẽ khóa tạm thời nếu không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong khoảng 1 đến 1,5 năm. Bạn sẽ không thể thực hiện các giao dịch một chiều như chuyển tiền, rút tiền. 

Riêng tài khoản ghi nợ sẽ bị khóa tạm thời nếu không phát sinh giao dịch trong khoảng từ 12 đến 18 tháng.

2. Tài khoản lâu không sử dụng có bị trừ tiền không?

Khách hàng vẫn phải chi trả một số khoản phí nhất định dù không dùng

Khi mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng, bạn vẫn có thể bị trừ tiền tùy loại tài khoản. Đối với tài khoản thanh toán quốc tế, các loại phí thường niên, phí duy trì,... vẫn được tính bình thường dù bạn không sử dụng thẻ. 

Cụ thể, có một số khoản phí bạn sẽ phải thanh toán kể cả khi không dùng tài khoản gồm:

- Nếu có đăng ký phát hành thẻ, bạn sẽ phải trả phí thường niên thu theo năm của thẻ ATM. 

- Chi phí quản lý cho tài khoản ngân hàng.

- Nếu có đăng ký dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, bạn sẽ cần chi trả phí cho chúng,...

3. Nên làm gì khi không sử dụng tài khoản ngân hàng nữa?

Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng có thể mang đến nhiều rắc rối, rủi ro cho người dùng. Chẳng hạn, bạn sẽ vẫn phải đóng các khoản phí theo đúng quy định kể cả khi không sử dụng. Thậm chí, người dùng có thể bị tính phí phạt đối với tài khoản tín dụng nếu không thanh toán phí dịch vụ. 

Chưa hết, do không sử dụng thường xuyên, bạn có thể bỏ quên thẻ ATM, lộ thông tin tài khoản do bất cẩn, không quản lý thường xuyên,... Lúc này, thông tin tài khoản có nguy cơ bị lộ, thông tin cá nhân bị đánh cắp.

Do đó, nếu không sử dụng tài khoản ngân hàng nữa, bạn nên hủy hoặc khóa tài khoản ngân hàng để các ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro không đáng có.

3.1 Khóa tài khoản thanh toán tạm thời

Bạn nên khóa tài khoản tạm thời nếu đã mở tài khoản ngân hàng Online nhưng không có nhu cầu sử dụng đến trong thời gian ngắn

Việc này được áp dụng đối với tài khoản cần đóng tạm thời, giúp người dùng không phải đóng phí duy trì. Khi có nhu cầu sử dụng, khách hàng vẫn có thể ra ngân hàng yêu cầu mở lại tài khoản, hoặc chỉ cần thực hiện các thao tác Online để kích hoạt và mở khóa tài khoản.

Tuy nhiên, bạn nên xác định khoảng thời gian tạm dừng sử dụng tài khoản. Nếu trong vòng 12 tháng tới bạn không có nhu cầu dùng tài khoản thì nên tham khảo đóng tài khoản vĩnh viễn. Bởi dù bạn khóa tài khoản tạm thời vẫn sẽ phải đóng phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí SMS Banking,...

3.2 Đăng ký khóa tài khoản vĩnh viễn

Người dùng nên hủy, khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn nếu không còn muốn sử dụng nữa. Việc này sẽ tránh rủi ro lộ thông tin cá nhân do bạn không thường xuyên dùng và quản lý tài khoản, không phải chi trả những khoản phí dịch vụ đi kèm nữa.

Sau khi đóng tài khoản vĩnh viễn, thẻ ATM và tài khoản ngân hàng sẽ không còn hoạt động nữa. Khách hàng sẽ chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động liên quan đến ngân hàng đã đăng ký và phát hành tài khoản trước đó. Khách hàng cũng sẽ không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào nữa sau khi hủy toàn bộ tài khoản.

3.3 Hủy đăng ký các dịch vụ tiện ích

Hủy đăng ký những dịch vụ tiện ích liên quan tài khoản ngân hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí

Mọi tổ chức tài chính hiện đều đã áp dụng dịch vụ ngân hàng số như: Mobile Banking, Internet Banking, thông báo SMS. Chúng giúp khách hàng truy vấn thông tin tài khoản, kiểm tra lịch sử giao dịch, quản lý được biến động số dư dễ dàng. Tuy nhiên, khách hàng phải đóng khoản phí nhất định để duy trì chúng. 

Do đó, nếu không sử dụng tài khoản ngân hàng nữa, bạn cũng nên hủy đăng ký những dịch vụ này. Hoặc trường hợp khách hàng vẫn muốn duy trì, sử dụng tài khoản ngân hàng, nhưng không muốn trả phí dịch vụ tiện ích trên cũng có thể đến ngân hàng để hủy các dịch vụ này. 

4. 2 cách hủy tài khoản ngân hàng không sử dụng bạn nên biết

Nếu bạn đã mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng nữa, hãy tham khảo ngay hai cách hủy tài khoản bên dưới nhé.

4.1 Hủy tài khoản Online

Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ ngân hàng số để khách hàng quản lý tài khoản dễ dàng. Qua đó, khách hàng có thể khóa tài khoản ngân hàng dễ dàng trên Internet Banking hoặc ứng dụng ngân hàng Mobile Banking. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Đạn đăng nhập vào tài khoản Internet Banking hoặc Mobile Banking.

- Bước 2: Nhấp chọn phần Tài khoản/Thẻ.

- Bước 3: Chọn mục khóa tài khoản/ khóa thẻ.

- Bước 4: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại và bấm xác nhận là hoàn thành.

Các bước chi tiết có thể khác nhau tùy hệ thống ngân hàng, tuy nhiên các bước cơ bản sẽ tương tự như trên.

4.2 Hủy tài khoản tại quầy

Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng để được hướng dẫn hủy tài khoản

Khi xác định muốn hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn, bạn có thể đến ngân hàng để trực tiếp thực hiện. Bạn lưu ý cần mang theo giấy tờ tùy thân để xác nhận danh tính khi tới chi nhánh ngân hàng nhé. Tại đây, nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn làm các thủ tục hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn.

- Bước 1: Khách hàng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất và thông báo nhu cầu hủy tài khoản với giao dịch viên.

- Bước 2: Bạn điền thông tin theo mẫu, nộp lại kèm căn cước công dân hoặc chứng minh thư.

- Bước 3: Phía ngân hàng sẽ kiểm tra, thực hiện đóng tài khoản/thẻ.

- Bước 4: Cuối cùng, ngân hàng sẽ xác nhận hủy tài khoản thành công.

Với những gì mà Ngân hàng Quốc Tế VIB đã chia sẻ bên trên, nếu đã mở tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng, bạn nên khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy nhu cầu. Việc này sẽ giúp bạn tránh rủi ro không đáng có, tránh phải trả khoản phí không cần thiết.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180

Chủ Đề