Mổ xương bánh chè hết bao nhiều tiện

Gãy xương bánh chè là một chấn thương khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống cũng như sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Để khắc phục triệt để tình trạng này, can thiệp phẫu thuật là điều hết sức cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thủ thuật này cũng như tiết lộ mức chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè.

1. Các loại gãy xương bánh chè

Xương bánh chè là phần xương có hình tam giác, hơi tròn và là xương vừng lớn nhất trên cơ thể con người. Về vị trí, xương bánh chè nằm trước đầu dưới và xương đùi. Vai trò của chúng là giúp ổn định các chức năng khớp gối.

Xương bánh chè.

Quan trọng là thế song tình trạng bệnh nhân nhập viện vì gãy xương bánh chè ngày càng có dấu hiệu tăng cao. Tình trạng gãy tùy theo mức độ chấn thương cũng như các tai nạn người bệnh gặp phải. Nguyên nhân gây nên tình trạng này do vật cứng đập trực tiếp vào phần xương, ngã đập xương bánh chè xuống nền đất cứng. Bên cạnh đó, việc đột ngột thay đổi tư thế cẳng chân cũng là một nguyên nhân chính. 

Các loại gãy xương bánh chè thường gặp có thể kể đến như:

  • Gãy ngang – tình trạng chấn thương phổ biến nhất. Khi đó, phần xương gặp tổn thương ở cực dưới hoặc cực trên tùy theo mức độ cũng như tai nạn xảy ra,

  • Gãy thành nhiều mảnh.

  • Gãy dọc.

Gãy xương bánh chè thành nhiều mảnh.

2. Biến chứng gãy xương bánh chè

Theo các chuyên gia chuyên về chấn thương xương khớp, gãy xương bánh chè là một chấn thương nặng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của người bệnh và gây nên những biến chứng nguy hiểm mà không ai mong muốn:

  • Viêm mủ khớp gối nếu không được sơ cứu đúng cách, vết thương chảy dịch và mưng mủ, sưng to.

  • Gây nên tình trạng teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoặc vôi hóa các dây chằng bao quanh khớp gối, tại vị trí của xương bánh chè. Trong khi đó, đây là bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của đôi chân. Khi đó, đôi chân của người bệnh rất khó cử động, ngay cả những động tác co duỗi cơ bản.

  • Nếu điều trị và hồi phục xương bánh chè không kỹ càng, rất dễ bị liền lệch xương sau phẫu thuật. Biến chứng này xuất phát từ việc kỹ thuật nắn chỉnh của đội ngũ bác sĩ không chuẩn. 

Nếu không được sơ cứu đúng cách, điều trị kịp thời, gãy xương bánh chè gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Gãy xương bánh chè gây biến chứng nặng tại ổ can xương bánh chè.

  • Các biến chứng trồi đinh, trượt đinh, đứt dây thép trước,… cũng rất dễ gặp phải.

3. Các phương pháp điều trị gãy xương bánh chè

Hiện nay, công nghệ y học, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình, điều trị chấn thương đã có những bước tiến vượt bậc. Bởi vậy, nhiều phương pháp điều trị gãy xương bánh chè được đưa ra. Trong đó, điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất.

  • Thứ nhất, điều trị bảo tồn bằng bó bột đối với các bệnh nhân nhẹ, di lệch chỉ dưới 3mm, chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm. Trường hợp khác cũng có thể điều trị bằng bó bột là rạn xương bánh chè.

  • Thứ hai, điều trị phẫu thuật đối với tình trạng vỡ xương bánh chè nặng hơn, vết thương hở, di lệch lớn.

4. Gãy xương bánh chè bao lâu thì phục hồi?

Theo lời khuyên từ các y bác sĩ, quá trình hồi phục chấn thương gãy xương bánh chè dao động từ 3-5 tháng, tùy theo tình trạng và thể trạng của người bệnh. Đây là quãng thời gian phục hồi đối với trường hợp được sơ cứu đúng cách, điều trị kịp thời bởi các chuyên gia, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao.

Ngược lại, nếu không chăm sóc đúng cách, nhiều biến chứng có thể xảy ra. Nặng hơn, người bệnh rất khó phục hồi và không thể trở lại sinh hoạt bình thường. Biến chứng nặng còn gây ảnh hưởng đến tính mạng.

5. Phương pháp điều trị

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ thông tin kỹ hơn đến bạn đọc về phương pháp điều trị chấn thương gãy xương bánh chè.

Đối với bệnh nhân điều trị theo phương pháp bảo tồn, tức bó bột, người bệnh cần nằm bất động để phần chân được cố định. Đồng thời, chỉ tập nhẹ những động tác cơ bản như co cơ, tập đi với nạng khi được sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, kết hợp thêm thuốc giảm đau, xoa bóp,…

Chụp X-quang xác định tình trạng bệnh và phẫu thuật là phương pháp để điều trị tình trạng gãy xương bánh chè nặng.

Bệnh nhân điều trị chấn thương bằng phẫu thuật cần chăm sóc kỹ càng hơn để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ vết mổ, đặc biệt là nhiễm trùng. Bởi nếu vết thương chảy dịch rất dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Thời gian phục hồi hoàn toàn đối với bệnh nhân phẫu thuật xương bánh chè là trên 6 tháng. Suốt quá trình này cần có sự giám sát chặt chẽ từ người nhà và bác sĩ chuyên môn.

6. Phương pháp hỗ trợ

Sau khi điều trị, sử dụng các phương pháp hỗ trợ bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là điều hết sức cần thiết. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các biện pháp này. Theo đó, chúng giúp tăng cường tuần hoàn, hạn chế mức độ bị teo cơ đùi. Hơn thế, còn chống cứng khớp, thời gian phục hồi được thu hẹp đáng kể.

Tuy nhiên, quá trình vật lý trị liệu cần có sự giám sát của đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Các động tác, phương pháp phải được chỉ định tùy theo tình trạng vết mổ cũng như mức độ hồi phục của người bệnh. Người nhà bệnh nhân hỗ trợ vật lý trị liệu tại nhà cũng cần đảm bảo sự an toàn và kỹ thuật vật lý trị liệu.

7. Theo dõi và tái khám

Đối với bệnh nhân điều trị chấn thương gãy xương bánh chè, việc theo dõi, tái khám cũng rất cần thiết. Người bệnh điều trị bằng phương pháp bó bột cần nằm viện điều trị ít nhất 1 tuần từ khi cố định xương bánh chè. Cần tái khám 1 tuần/1 lần để kiểm tra vết thương và kê đơn thuốc mới.

Riêng với bệnh nhân điều trị phẫu thuật, việc theo dõi và tái khám càng quan trọng hơn. Người bệnh cần nằm viện từ 1-2 tuần sau phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tiến triển cũng như xử lý nhanh chóng, kịp thời các biến chứng có nguy cơ xảy ra.

8. Chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè

Về cơ bản, điều trị gãy xương bánh chè bằng phương pháp phẫu thuật có chi phí đắt đỏ nhất. Thông thường dao động từ 5-10 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm cơ sở điều trị, chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng người bệnh cũng như bảo hiểm y tế,… 

Tuy nhiên, đây là một mức chi phí khá phải chăng so với một chấn thương nặng liên quan đến xương bánh chè. 

>> Tham khảo thêm: chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân

9. Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống

Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống của người bệnh điều trị gãy xương bánh chè cụ thể như sau:

Xương bánh chè được cố định nên cần nghỉ ngơi, không vận động mạnh và sự hỗ trợ từ người nhà bệnh nhân.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho xương khớp. 

  • Tránh vận động mạnh, ưu tiên nghỉ ngơi sau phẫu thuật, cần có người nhà túc trực 24/7 để hỗ trợ quá trình sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, ăn uống hằng ngày.

  • Khi hồi phục đến một thời điểm nhất định, cần tập thể dục nhẹ nhàng, vật lý trị liệu theo hướng dẫn từ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp tới bạn đọc những thông tin về chi phí phẫu thuật gãy xương bánh chè. Không thể phủ nhận, công nghệ y học ngày càng phát triển nên có nhiều phương pháp điều trị triệt để chấn thương nặng này. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết là một cẩm nang y học hoàn hảo, giúp người bệnh được điều trị kịp thời, người nhà bệnh nhân có những phương pháp chăm sóc phù hợp nhất.