Mỗi ngày uống bao nhiêu viên vitamin b12 là đủ năm 2024

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động của cơ thể từ tâm trạng tới tiêu hóa. Dưới đây là lý do tại sao chúng ta cần bổ sung vitamin B12 và bổ sung nó như thế nào là an toàn, hiệu quả?

Vitamin B12 là một loại vitamin B quan trọng mà cơ thể cần. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các bệnh khác nhau như đi lại khó khăn, khó thở, giảm thị lực, mất trí nhớ,... Các triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm ngứa tay hoặc chân, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, đau miệng, giảm khả năng suy nghĩ, khó chịu, buồn nôn, giảm thèm ăn,… Những dấu hiệu này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

Những người áp dụng chế độ ăn chay, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú,… thường thiếu vitamin B12. Ngoài ra, những người trên 50 tuổi, bị thiếu máu và đã trải qua một cuộc phẫu thuật cũng có nguy cơ thiếu vitamin B12.

Nên bổ sung bao nhiêu vitamin B12?

Theo Viện Y tế Quốc gia, trẻ sơ sinh [trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi] nên bổ sung 0,4 microgam vitamin B12 mỗi ngày. Trong khi những trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi nên tiêu thụ 0,5 mcg vitamin B12. Trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 0,9 mcg vitamin B12. Trẻ em dưới 4 đến 8 tuổi nên tiêu thụ 1,2 mcg vitamin B12. Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 9 đến 13 được khuyến nghị nên bổ sung 1,8 mcg vitamin B12 mỗi ngày và những người trên 14 tuổi cần tiêu thụ ít nhất 2,4 mcg vitamin B12. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên bổ sung 2,8 mcg vitamin B12 mỗi ngày.

Tại sao chúng ta cần bổ sung vitamin B12?

Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B12. Ngoài ra, cơ thể không lưu trữ vitamin này quá lâu và do đó bạn cần ăn các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng chứa vitamin B12.

Vitamin B12 giúp trị mệt mỏi

Vì vitamin B12 cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B12 khiến bạn bị mệt mỏi. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B12 là phương pháp trị mệt mỏi hiệu quả.

Vitamin B12 giúp giảm nguy cơ thiếu máu ác tính

Thiếu vitamin B12 không liên quan trực tiếp đến thiếu máu. Thiếu máu ác tính là tình trạng vitamin B12 không được cơ thể hấp thụ đúng cách, dẫn đến thiếu hụt vitamin B12. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng và tiêm vitamin B12 giúp bạn chống lại bệnh thiếu máu ác tính.

Vitamin B12 giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm đã kết luận rằng việc bổ sung vitamin B12 cùng với axit béo omega-3 có thể làm giảm đáng kể khả năng hình thành cục máu đông [dẫn đến đột quỵ] và bệnh tim, đặc biệt là ở người ăn chay.

Vitamin B12 giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Hàm lượng homocysteine ​​cao [hợp chất được điều chỉnh bởi vitamin B12] không chỉ liên quan đến bệnh tim mà còn làm suy giảm nhận thức hoặc suy giảm dần chức năng não. Theo các nghiên cứu, bổ sung B12 có thể cải thiện các triệu chứng mê sảng.

Vitamin B12 giúp ngăn ngừa mất trí nhớ ở người cao tuổi

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy rằng bổ sung vitamin B12 hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và trí nhớ cho người cao tuổi [60-74 tuổi] sau khoảng thời gian 2 năm.

Vitamin B12 giúp giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh

Vitamin B12 có khả năng tổng hợp DNA của các tế bào. Do đó khi mức vitamin B12 thấp, khiếm khuyết DNA có thể xảy ra và gây dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu cho biết thiếu vitamin B12 sẽ gây dị tật ống thần kinh [NTD] và tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ em.

Vitamin B12 chống lại bệnh Alzheimer

Mặc dù chỉ có một vài nghiên cứu phân tích vai trò của vitamin B12 trong bệnh Alzheimer, nhưng có bằng chứng cho thấy việc tăng mức vitamin B12 có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer bằng cách giảm mức độ homocysteine ​​trong cơ thể. Một nghiên cứu nhấn mạnh rằng với mỗi lần tăng picomole, mức độ vitamin B12 hoạt động sẽ giảm 2% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Vitamin B12 giúp giảm trầm cảm

Nghiên cứu của Coppen A và Bolander-Gouaille C cho thấy cùng với axit folic, hàm lượng vitamin B12 thấp cũng có liên quan đến rối loạn tâm trạng và trầm cảm. Hơn nữa, người ta cũng thấy rằng nồng độ B12 thấp gây trở ngại cho việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vitamin B12 có thể giúp cải thiện cho những người bị rối loạn tâm trạng.

Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất máu nuôi cơ thể và bảo vệ hệ thần kinh. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin B12 mà cần hấp thụ qua các thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu thêm về công dụng của vitamin B12 và một số lưu ý khi dùng để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

\>> Xem thêm:

  • Vitamin C: Công dụng, liều dùng và cách bổ sung cho cơ thể
  • Công dụng của vitamin E và cách uống đúng
  • Vitamin B1: Vai trò, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Vitamin B12 còn có tên gọi khác là cobalamin, là loại vitamin có thể hòa tan được trong nước. Vitamin B12 tham gia vào quá trình trao đổi chất giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất cần thiết để nuôi cơ thể.

Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia sản xuất các tế bào hồng cầu để cung cấp máu cho cơ thể, tham gia bảo vệ các chức năng thần kinh và tổng hợp ADN. Vitamin B12 có thể tồn tại trong gan thời gian rất lâu nên việc cơ thể thiếu vitamin B12 thường rất ít gặp ở người ăn uống đủ chất. Tình trạng thiếu vitamin B12 chủ yếu thường gặp ở người ăn chay trường.

Vitamin B12 là gì? [Nguồn: Internet]

Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, bao gồm:

Bổ sung máu

Vitamin B12 có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, đưa các tế bào hồng cầu di chuyển khắp cơ thể với tốc độ thích hợp. Người có nồng độ vitamin B12 thấp thường xảy ra tình trạng rối loạn hồng cầu, khiến các tế bào hồng cầu trở nên to hơn, khó có thể di chuyển và mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Vitamin B12 giúp bổ sung máu [Nguồn: Internet]

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Người thiếu vitamin B12 thường có nồng độ axit amin homocysteine trong máu tăng cao dẫn đến khả năng mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vitamin B12 có thể ức chế nồng độ homocysteine làm hạn chế khả năng mắc bệnh tim.

Giúp xương chắc khỏe

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đa số những người bị loãng xương, đặc biệt là phụ nữ khi kiểm tra đều cho thấy cơ thể bị thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 làm mất độ khoáng trong xương, khiến xương dễ bị gãy và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Vitamin B12 giúp cải thiện khả năng thị lực và có khả năng ức chế homocysteine – một loại axit amin trong máu gây thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

Có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi

Vitamin B12 là một dưỡng chất quan trọng có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vitamin B12 sẽ giúp cho hệ thần kinh của thai nhi được phát triển toàn diện, hạn chế mắc dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Nồng độ vitamin B12 của phụ nữ mang thai nếu như thấp hơn 250mg/dL có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Vitamin B12 giúp tăng cường năng lượng

Vitamin B12 tham gia chuyển hóa các carbohydrate có trong thức ăn thành đường cung cấp cho toàn bộ cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể tạo ra năng lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

\>>> Tìm hiểu thêm:

  • Những nguy hiểm khi thiếu hụt vitamin D và cách bổ sung hiệu quả
  • Vai trò của vitamin A? Cách dùng và liều dùng
  • Lợi ích khi dùng vitamin D3 và những điều cần biết

Các biểu hiện khi thiếu vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 là một trường hợp rất hiếm gặp, chủ yếu thường xuất hiện ở những người ăn chay trường hoặc người ăn uống không đủ chất. Khi bị thiếu hụt vitamin B12 người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi, mất sức: Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở người thiếu vitamin B12. Những người này thường xuyên cảm thấy tinh thần sa sút, cả người luôn uể oải, mất sức dù ngủ nhiều.
  • Da vàng, tái nhợt, lưỡi bị nóng rát: Các bộ phận như mắt, da, móng tay có thể chuyển sang màu vàng nhạt, lưỡi và miệng thường xuyên đau rát khi cơ thể bị thiếu vitamin B12.
  • Thường xuyên tê tay, tê chân: Người thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến lượng myelin trong thần kinh bị giảm khiến cho thần kinh bị tổn thương, gây ra tình trạng tê hoặc ngứa ran ở tay, chân.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy: Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, thường xuyên đầy hơi, chướng bụng gây ra tình trạng sụt cân nhanh, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Trí nhớ kém: Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh nên nếu người bệnh thiếu vitamin B12 có thể sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ.
  • Căng thẳng thần kinh, trầm cảm: Thiếu vitamin B12 sẽ khiến tâm trạng người bệnh trở nên thất thường, trí tuệ sa sút và có khả năng mắc bệnh trầm cảm.

\>>> Xem thêm:

  • Probiotic là gì? 11 Lợi ích của probiotic cho sức khỏe đường ruột
  • Canxi hữu cơ là gì? Lợi ích và lưu ý khi sử dụng canxi hữu cơ
  • Vitamin D3K2 là gì? Lưu ý khi bổ sung vitamin D3K2 cho bé
    Thiếu hụt vitamin B12 khiến da bị vàng [Nguồn: Internet]

Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12

Một số đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12:

  • Người già.
  • Người bị suy dinh dưỡng.
  • Những người thường ăn chay trong thời gian dài.
  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh crohn, celiac,… hoặc người đã phẫu thuật đường tiêu hóa.
  • Người nghiện rượu trong thời gian dài.
  • Người thường xuyên dùng metformin để kiểm soát lượng đường trong máu hoặc thuốc ức chế chứng ợ nóng.

Thiếu vitamin B12 có thể gây nên những bệnh nào?

Người bị thiếu vitamin B12 sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Thiếu máu, tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim.
  • Rối loạn tiêu hóa và hệ thống miễn dịch kém phát triển.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Thị lực suy yếu.
  • Viêm teo dạ dày.
  • Cơ thể thường xuyên bị mất sức, chóng mặt.
  • Thần kinh bị tổn thương gây tê bì tay, chân.

Bổ sung vitamin B12 từ những thực phẩm nào?

Người bệnh có thể bổ sung vitamin B12 cho cơ thể từ các thực phẩm động vật, đặc biệt là trong nội tạng động vật như gan heo. Ngoài ra, các loại thịt như thịt bò, heo hay cá hồi, cá ngừ,… cũng là những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12.

Một số loại thực phẩm như sữa, trứng, ngũ cốc, phô mai,… cũng có chứa một lượng vitamin B12 vừa đủ để cung cấp cho cơ thể.

\>>> Xem thêm:

  • Vai trò của vitamin K là gì? Những thực phẩm giàu vitamin K
  • Men vi sinh: Công dụng, liều dùng và một số lưu ý
  • Vitamin tổng hợp là gì? Cách sử dụng đạt hiệu quả cao
    Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 [Nguồn: Internet]

Những lưu ý cần thiết khi bổ sung vitamin B12

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có hàm lượng vitamin B12 cần thiết khác nhau. Dưới đây là liều lượng trung bình được khuyến cáo:

  • Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi: 0.4 – 0.5 mcg/1 ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 13 tuổi: 0.9 – 1.8 mcg/1 ngày.
  • Người từ 14 – 50 tuổi: 2.4 mcg/1 ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: từ 2.6 – 2.8 mcg/1 ngày.

Cần tuyệt đối tránh bổ sung vitamin B12 cho người bị dị ứng với thuốc có thành phần vitamin B12, người mắc bệnh ung thư hoặc bệnh thận.

Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều thuốc Vitamin B12

Vitamin B12 được đánh giá là khá an toàn nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải. Nếu dùng quá liều lượng được khuyến cáo có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Gây viêm da, nổi mụn trứng cá.
  • Phụ nữ mang thai nếu bổ sung quá nhiều vitamin B12 có thể khiến trẻ sinh ra mắc chứng tự kỷ.
  • Dùng vitamin B12 liều cao có thể khiến bệnh thận trở nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vai trò, lợi ích của vitamin B12. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức để bổ sung vitamin B12 một cách an toàn, hiệu quả. Truy cập chuyên mục Tin tức y tế để có thể cập nhập thêm các thông tin y học khác. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

\>>> Xem thêm:

  • BHA là gì? Công dụng của BHA và lưu ý sử dụng
  • Formol là gì? Những điều cần biết khi bị ngộ độc formol
  • Axit béo Omega 3-6-9 là gì? Công dụng và cách dùng

Làm thế nào để bảo quản vitamin B12 đúng cách?

Với các thực phẩm chứa vitamin B12 cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc những nơi mát mẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 cần được bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát mẻ như ngăn mát tủ lạnh.

Nên uống bao nhiêu vitamin B12 một ngày?

Tùy từng đối tượng mà hàm lượng bổ sung vitamin B12 một ngày sẽ khác nhau. Trẻ em dưới 14 tuổi nên bổ sung từ 0.4 -1.8 mcg/1 ngày. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 50 tuổi được khuyến cáo bổ sung 2.4 mcg/1 ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú bổ sung từ 2.6 – 2.8 mcg/1 ngày.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chủ Đề