Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là gì

Doanh nghiệp luôn hoạt động trong một môi trường. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu về môi trường kinh doanh [tiếng Anh: Business Environment] và bao gồm những gì tạo nên nó.

Hình minh họa. Nguồn: STUDY COMMERCE

Môi trường kinh doanh [Business Environment]

Khái niệm

Môi trường kinh doanh - danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Environment.

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố [bên ngoài và bên trong] vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.

Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ. [Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố chính trị là các hoạt động của chính phủ và điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như luật pháp, qui định, thuế quan và các rào cản thương mại khác, đôi khi là chiến tranh và bất ổn xã hội.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, không chỉ riêng doanh nghiệp. Bao gồm lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, thời kì suy thoái và khủng hoảng.

Các yếu tố kinh tế vi mô là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bao gồm qui mô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ bán sản phẩm của doanh nghiệp, số lượng và sức mạnh cạnh tranh.

Các yếu tố xã hội về cơ bản là các yếu tố liên quan đến xã hội nói chung và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các yếu tố xã hội bao gồm các phong trào xã hội, chẳng hạn như các phong trào về môi trường, cũng như những thay đổi trong thời gian và sở thích của người tiêu dùng.

Yếu tố công nghệ là sự đổi mới công nghệ có thể mang lại lợi ích hoặc tổn hại đến doanh nghiệp. Một số cải tiến công nghệ có thể làm tăng tỉ suất lợi nhuận và lợi nhuận của doanh nghiệp như phần mềm máy tính và dây chuyền sản xuất tự động. Mặt khác, một số sáng kiến công nghệ là mối đe dọa hiện hữu đối với một doanh nghiệp, chẳng hạn như việc phát nội dung trực tuyến trên Internet sẽ là bất lợi đối với những doanh nghiệp cho thuê DVD.

Yếu tố bên trong

Văn hóa tổ chức là khuôn khổ của các giá trị, tầm nhìn, chuẩn mực và thói quen được chia sẻ bởi các thành viên của một tổ chức. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến cách các nhân viên trong doanh nghiệp tương tác với nhau, khách hàng của họ và các bên liên quan khác.

Cơ cấu tổ chức là cách thức mà doanh nghiệp được tổ chức để tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức có thể được thiết lập theo mặt phẳng, với rất ít cấp bậc hoặc được thiết lập theo chiều thẳng đứng với nhiều cấp độ phân cấp. Cách thức tổ chức của một tổ chức sẽ ảnh hưởng đến cách quản lí doanh nghiệp và mức độ kiểm soát của từng nhân viên đối với công việc của họ.

Cấu trúc quản lí là cách thức quản lí doanh nghiệp. Quản lí có thể được tập trung, trong đó tất cả các quyết định từ cấp trên được đưa xuống toàn doanh nghiệp hoặc có thể được phân cấp, trong đó việc ra quyết định được phân phối trong toàn tổ chức và các quyết định được đưa ra gần hơn với các hoạt động hoặc vấn đề liên quan. [Theo Shawn Grimsley, What Is Business Environment?, Study.com]

Các loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp [Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân]

Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng là nhà quản trị phải biết sử dụng có hiệu quả đồng vốn đầu tư của mình, nó được phản ánh trên các chỉ tiêu sau: Tốc độ hoàn trả vốn hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận hàng năm thu được.

*Nhân sự:

Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý tới việc sử dụng con người, phát triển nhân sự, xây dựng môi trường văn hoá và nề nếp tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm tới các chỉ tiêu rất cơ bản như: Số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý...

b.Các yếu tố tinh thần:

*Truyền thống, thói quen:

Các truyền thống, thói quen là những yếu tố mang tính rất riêng của doanh nghiệp. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển vừa khách quan vừa chủ quan trong quá trình vận động của doanh nghiệp.

*Nền văn hoá:

Như ta đã biết những doanh nghiệp có nền văn hoá phát triển sẽ có không khí làm việc say mê luôn đề cao sự chủ động sáng tạo. Ngược lại, những doanh nghiệp có nền văn hoá thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quang, thờ ơ và bất lực trước đội ngũ lao động của doanh nghiệp

Biện pháp quan trọng tạo nên nền văn hoá doanh nghiệp mạnh là phải tăng cường các mối liên hệ giao tiếp trao đổi thông tin giữa các thành viên của các tổ chức với nhau thông qua con đường chính thức và đặc biệt là con đường không chính thức. Vì con đường không chính thức cho phép vượt qua được những cách biệt về cấp bậc, về tuổi tác...cho phép hạn chế tác hại của căn bệnh trì truệ quan liêu.

*Giá trị ước vọng của lãnh đạo:

Lãnh đạo theo cách lãnh đạo dân chủ lắng nghe ý kiến đóng góp của của mọi người. Ước vọng đó được thể hiện qua các quyết định của ban lãnh đạo. Cùng với sự phấn đấu của cán bộ công nhân viên.

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp:

  1. Môi trường vĩ mô.

* Môi trường kinh tế chính trị.

Môi trường này bao gồm: luật pháp các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với nghành kinh doanh. Nhà quản trị phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi quan trọng về chính trị trong nước, khu vực và trên thế giới để có những quyết sách đúng đắn trong kinh doanh. Chúng ta có thể xem xét một số khía cạnh ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, mối quan tâm hàng đầu của nhà nước được thể hiện trong sự thay đổi của luật kinh doanh là bảo vệ các doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó lại kích thích tính chất cạnh tranh và giữ thái độ trung gian khi phải đối phó với những xung đột trong cạnh tranh. Điều này bắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển phpải biết bám chặt hành lang pháp luật để hành động.

Sự ổn định chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì rủi ro do môi trường chính trị là rất lớn. Khi chính phủ thay thế nhau có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá, tịch thu tài sản, ngăn cấm di chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp vào chính sách tài chính tiền tệ.

*Môi trường công nghệ kỹ thuật.

Hầu như tất cả các hàng hoá sản phẩm được tạo ra hiện nay đều gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật -công nghệ. Có thể nói rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào nắm vững kỹ thuật - công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển.

Kỹ thuật - công nghệ với tư cách là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến doanh nghiệp trên hai mặt:

Thứ nhất, công nghệ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Đó chính là tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật thể hiện thông qua phát minh, ứng dụng chúng vào cuộc sống đã làm cho công nghệ bên trong của doanh nghiệp nhanh chóng lạc hậu. Doanh nghiệp nào kinh doanh trong các nghành, các lĩnh vực có sự đổi mới công nghệ cao thì sẽ dễ rơi vào tình trạng lạc hậu về công nghệ.

Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Công nghệ phát triển càng nhanh thì chu kỳ sống của sản phẩm càng ngắn.

* Môi trường tự nhiên :

Bao gồm các yếu tố liên quan: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết ... Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mực báo động. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp và chính phủ là không thể thờ ơ với công việc này. Hiện nay, người ta đanh tìm cách đối phó với tình trạng ô nhiễm bằng những cách riêng của mình. Ngoài việc đóng thuế môi trường ra đã có nhiều nhà kinh doanh chủ động tìm cách thay thế nguyên liệu, vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kỹ thuật xử lý chất thải.

Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mặt sau:

-Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp.

- Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.

-Tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.

*Môi trường văn hoá xã hội.

Các yếu tố văn hoá xã hội có liên quan với nhau nhưng tính chất tác động của chúng có thể khác nhau. Thực tế người ta luôn sống trong môi trường văn hoá đặc thù, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động theo hai khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc, một khuynh hướng khác là hoà nhập với các nền văn hoá khác.

Nhà quản trị là người phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng đó để có giải pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trường có nền văn hoá khác nhau. Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể thâm nhập từng bước nếu không chúng sẽ bị từ chối và như thế nhà sản xuất rất khó có cơ hội thành công.

Văn hoá xã hội nhìn chung ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên các mặt sau:

Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen, sở thích, cách cư sử của khách hàng trên thị trường.

Văn hoá ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp.

Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.

Như vậy, có thể thấy rằng những tác động của văn hoá đến doanh nghiệp là rất lớn, đó chính là những cách thức về văn hoá mà doanh nghiệp luôn phải đối đầu.

  1. Môi trường vi mô:

* Khách hàng:

Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện trên các mặt sau:

Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào. Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận.

Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hnàg làm cho thị trường chuyển từ thụ trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế.

* Đối thủ cạnh tranh:

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thưòng bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không coi tất cả đối thủ là thù địch. Cách sử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hưóng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng. Phải luôn đặt câu hỏi khách hàng muốn gì? Khi ta thoả mãn được ước muốn của khách hàng, có nghĩa là ta đã thành công một phần trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán tương lai và định hướng tới khách hàng. Mỗi sản phẩm đều tuân theo một quy luật nhất định, đó là sự phát sinh, phát triển và suy thoái. Người tiêu dùng là người đi sau sự phát sinh nhưng lại đi trước sự suy thoái. Do vậy, nhà quản trị là người phải biết được khi nào sản phẩm của mình sẽ hết sự hấp dẫn để chuẩn bị ngay sản phẩm thay thế.

*Nhà cung ứng.

Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế người cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu; loại cung cấp nhân công; loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy, mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với người cung cấp là ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý. Phương châm là đa dạng hoá nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác, trong quan hệ doanh nghiệp cần thiết tìm một người cung cấp chủ yếu có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc và chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình.

Chủ Đề