Môn học giáo dục quốc phòng an ninh có tỷ lệ lý thuyết

Những trải nghiệm ý nghĩa này sẽ trở thành hành trang theo các em trên con đường trưởng thành.

Thay đổi nhờ tôi luyện

Dù bước sang năm học cuối cùng tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Minh Anh, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Trung, vẫn nhớ như in một tháng học giáo dục quốc phòng và an ninh [GDQP-AN] vào năm nhất tại Trung tâm GDQP-AN, Đại học Quốc gia Hà Nội [Thạch Thất, Hà Nội].

Nữ sinh chia sẻ: “Lần đầu đặt chân tới trung tâm, ấn tượng của em về nơi đây là không gian xanh mát, thoáng đãng và cách biệt với thế giới bên ngoài. Các thầy cô, nhân viên tại trung tâm đều hòa nhã, thân thiện, khiến em vơi đi cảm giác nhớ nhà và gần gũi với mọi người”.

Trong 1 tháng học tập, Minh Anh và các bạn được rèn luyện tính kỷ luật, nền nếp, tác phong gọn gàng, nhanh nhẹn như một quân nhân thực thụ. Buổi sáng, sinh viên thức dậy từ 5 giờ 30 phút để gấp chăn màn theo quy chuẩn, vệ sinh cá nhân, tập thể dục, xếp hàng hành quân lên lớp học. Trong giờ học lý thuyết, các bạn được trang bị kiến thức về đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng và an ninh, kỹ thuật chiến đấu…

Bên cạnh đó, sinh viên được thực hành kỹ thuật tháo lắp súng, bắn súng, chiến đấu bộ binh, biết cách phân biệt các loại vũ khí hoặc tự vệ khi bị tấn công. Đến tối, sinh viên chia thành các nhóm canh gác theo ca.

“Ban đầu, khi phải gác đêm, em và một số bạn cảm thấy mệt mỏi. Trong tiết học thực hành, chúng em phải chạy trong khi mang súng, ba lô đựng tư trang trên vai. Nhưng qua đó, em thấu hiểu rằng để có hòa bình ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu”, Minh Anh chia sẻ.

Còn Nguyễn Minh Hiếu, 20 tuổi, sinh viên ngành Marketing, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội có được trải nghiệm khi học tại Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội [Chương Mỹ, Hà Nội]. Nam sinh bày tỏ: “Em được học quân sự từ đầu năm nhất, khi mới rời xa vòng tay chăm sóc của gia đình. Ban đầu, em không thể gấp chăn gối vuông vức như thầy cô hướng dẫn nhưng nhờ kiên trì đã làm tốt hơn”.

Từ cậu thiếu niên vụng về trong việc nhà, Hiếu đã biết nấu món ăn đơn giản, biết quét sân, dọn nhà nhờ những hoạt động rèn luyện, lao động vệ sinh trong tháng học tập. Vốn thức khuya dậy muộn, nhờ học GDQP-AN, Hiếu đã hình thành nếp sống lành mạnh hơn khi đi ngủ lúc 11 giờ tối, thức dậy vào 6 giờ 30 phút sáng và biết giúp đỡ bố mẹ trong sinh hoạt gia đình.

Một giờ thực hành tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Tây Bắc.

Cơ hội để trải nghiệm

Trong 2 năm học gần đây, GDQP-AN cho học sinh, sinh viên ít nhiều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Nhiều trường quyết định lùi học phần này đến khi tình hình dịch ổn định, trong khi một số trường dạy trực tuyến.

Em Lý Thu Thảo, sinh viên năm ba tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội học quân sự online từ cuối tháng 8. Môn học bắt đầu từ 7 giờ sáng và 13 giờ chiều, kéo dài khoảng 2 tuần, với nội dung về lý thuyết quân sự, chính trị. Phần thực hành sẽ học tại Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thảo bày tỏ: “Đối với em, học quân sự online cũng là cơ hội học cách thích nghi, quản lý thời gian trực tuyến tốt hơn. Nhưng được thực hành huấn luyện tại trung tâm vẫn là phần em mong chờ nhất bởi đó là ký ức đáng nhớ với mọi thế hệ sinh viên”.

ThS Dương Xuân Lượng, Phó Giám đốc Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La, cho biết: GDQP-AN cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong môi trường quân sự, học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức bao quát, cụ thể về GDQP-AN và các hoạt động ngoại khóa bổ ích như hành quân rèn luyện, thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ…

Qua đó, các em được trau dồi lối sống lành mạnh, kỷ luật, có khả năng ứng biến với mọi hoàn cảnh; bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc học tập, tu dưỡng và góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để đào tạo đạt hiệu quả cao, giảng viên tại trung tâm thường xuyên cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đơn cử, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, thầy cô đã lồng ghép bài học về sử dụng không gian mạng để học sinh, sinh viên có thêm kiến thức bảo vệ bản thân trên môi trường Internet.

Ngoài tháng học tập, sinh viên tại Trường Đại học Tây Bắc thường xuyên được trau dồi, tìm hiểu về học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tình yêu nước, tác phong kỷ luật trong học tập. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần, các em xếp hàng thực hiện Lễ chào cờ, hát Quốc ca.

Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Tây Bắc thực hiện đào tạo môn GDQP-AN cho học sinh, sinh viên nhiều trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Ngoài ra, trung tâm phối hợp tổ chức giảng dạy môn GDQP-AN cho trường phổ thông trên địa bàn.

Cũng theo ThS Lượng, một số đơn vị trường thuộc kế hoạch GDQG-AN trong năm học không thể tham gia do dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi tình hình dịch ổn định, trung tâm tiếp tục triển khai giáo dục cho học sinh, sinh viên trường này, đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thực hành bổ ích giúp các em có những trải nghiệm đáng nhớ.

“Em từng nghĩ cuộc sống trong quân ngũ sẽ vất vả, gian nan nhưng nó đã tôi luyện cho mỗi cá nhân sức khỏe dồi dào, tinh thần, ý chí “thép”. Dù sinh ra và lớn lên trong thời bình, những bài học GDQP-AN khiến em nhận ra lời cảm ơn tốt đẹp nhất dành cho thế hệ cha ông đi trước chính là nỗ lực cống hiến hết sức mình để bảo vệ và phát triển đất nước”, Hiếu cho hay.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KINH NGHIỆMGIẢNG DẠY TIẾT HỌC LÝ THUYẾTMÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINHCHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPTNgười thực hiện: Lê Đình ToánChức vụ: Giáo viênSKKN thuộc lĩnh vực [môn]: GDQP - AN\THANH HOÁ NĂM 2019MỤC LỤCTrang1122233461. Mở đầu1.1. Lí do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiêm cứu2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.2.1. Cơ sở lý luận2.2. Thự trạng vấn đề khi nghiên cứu2.3. Một số phương pháp, giải phápnâng cao chất lượng dạy tiết học lý thuyết môn GDQP2.4. Hiệu quả sáng kiến kingh nghiệm113. Kết luậnvà kiến nghị123.1. Kết luận123.2. Kiến nghị133.2.1. Đối với tổ chuyên môn133.2.2. Đối nhà trường143.2.3. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo14Tài liệu tham khảo161. MỞ ĐẦUGiáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốcdân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng conngười mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh lànhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồidưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòngcủa Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cầnthiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-ANcho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo conngười mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riênglòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy vàkiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệTổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, gópphần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còntrang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.1.1 Lý do chọn đề tài:Qua thời gian và quá trình giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninhtheo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy học lý thuyếtgiáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lýthuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọngtâm nội dung bài dạy, không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hànhmột cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong khong hứng thúhọc tập, trong khi môn giáo dục quốc phòng an ninh là môn học mới đối vớihọc sinh lớp 10 THPT. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng phát huytốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. tìm ra những hình thức, biện pháp phùhợp, gây hưng thú kích thích học tập của học sinh để truyền đạt kiến tới ngườihọc một các nhanh nhất và hiệu quả nhất.Với lý do như trên tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một sốphương pháp và kinh nghiệm giảng dạy tiết học lý thuyết môn Giáo Dục QuốcPhòng – An Ninh cho học sinh lớp 10 trường THPT Triệu sơn 4”. Quá trìnhnghiên cứu và viết sáng kiến nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế trong viết lách, cáchdùng ngôn từ tất sẽ không tránh khỏi những thiếu sót đối với bản thân. Rấtmong bạn bè, đồng nghiệp… góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài sángkiến & kinh nghiệm năm học 2018-2019, sự thành công của đề tài là cơ sở đểtiếp tục nghiên cứu ở những bài, chương, rộng hơn và sự chuyển tải kiến thức1đến học sinh hiệu quả và chất lượng trong chương trình phần lý thuyết mônGDQP – AN..1.2 Mục đích nghiên cứu:Đề tài đưa ra một số phương pháp phát huy tính tư duy tích cực,chủ độnghọc tập của học sinh trong 1 tiết bài giảng môn GDQP-AN, qua đó nhằm đánhgiá và nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN bậc THPT.1.3. Đối tượng nghiên cứu:Học sinh lớp 10 trường THPT TRIỆU SƠN 4.1.4. Phương pháp nghiên cứu.Để tiến hành giải quyết các nhiệm vụ của đề tài có hiệu quả tôi sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau:1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo .Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quannhư: sách giáo khoa GDQP – AN, tài liệu tham khảo, tài liệu đổi mới phươngpháp dạy học và một số trò chơi phù hợp với quân sự.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn:Thông qua phỏng vấn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp có nhiều kinhnghiệm trong và ngoài trường để lấy tư liệu phục vụ nghiên cứu .1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm.Tôi tiến hành quan sát các giờ tập luyện chính khóa, ngoài thao trườngcủa các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Từ đó, đi đến việc giải quyết cácnhiệm vụ của đề tài một cách chính xác và đúng hướng.1.4.4. Phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả năm học.Áp dụng trong các tiết lý thuyết và thực hành để thực nghiệm và đánh giákết quả học tập của học sinh thông qua việc nâng cao khả năng tư duy bằng việcthảo luận nhóm, tổ tại các giờ học chính khóa.1.4.5. Thời gian nghiên cứu.Để nghiên cứu đề tài này tôi nghiên cứu từ tháng 10/8/2018 đến tháng10/9/2018 và chia thành nhiều giai đoạn.Giai đoạn 1: Từ 15/8/2018 đến 10/09/2018.- Chọn đề tài .- Xây dựng đề cương.2Giai đoạn 2: Từ 10/09/2018 đến 15/5/2019- Giải quyết nhiệm vụ đề tài- Xử lý số liệu và hoàn thiện đề tài.Giai đoạn 3: Từ 15/5/2019 đến 21/5/2019- Viết và chỉnh sửa hoàn chỉnh đề tài.- Báo cáo trước Hội nghị Sáng kiến chuyên môn nhà trường.1.4.6. những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:- Sáng kiến đã vận dụng hợp lý những phương pháp dạy học trên cơ sở cơbản và đúc rút kinh nghiệm của bản thân đã phát huy được tính tự giác tích tựhọc của học sinh thông qua phương pháp tự học tự đánh giá năng lực của mỗihọc sinh.- Sáng kiến sử dụng phương pháp học tập phát huy tính tự chủ động, tựnghiên cứu làm chủ bản thân bằng việc thảo luận nhóm, tổ, xây dựng câu hỏi traođổi lý luận phản biện lẫn nhau nâng cao tính tự lập, tính tư duy sáng tạo người học.- Phương pháp chọn và bồi dưỡng cán bộ chỉ huy nâng cao vai trò lãnhđạo, xây dựng tác phong năng lực chỉ huy của cán sự tổ, nhóm học tập. Cáchquản lý quá trình học của tổ, nhóm mình phụ trách. Từ đó để nâng cao chấtlượng học tập của cả lớp trong tiết dạy và quá trình học tập của tập thể lớp.- Sáng kiến kinh nghiệm nêu cụ thể một số phương pháp giảng dạy giúpgiáo viên truyền tải nội dung bài giảng đến học sinh một cách sinh động và cụthể hóa đượcvấn đề trong nội dung bài học qua đó để kích thích học tập và nângcao sự tư duy sáng tạo của học sinh.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:2.1 Cơ sở lý luận:Căn cứ Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăngcường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới;Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăngcường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếptheo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạmpháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong cáctrường THPT.Căn cứ chỉ thị 2919/CT-BGDĐT, ngày 10/8/2018 về nhiệm vụ chủ yếu nămhọc 2018 – 2019 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Công văn số 3696, ngày23/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninhnăm học 2018 – 2019. Và nhiệm vụ năm học 2018-2019 Trường THPT Triệu sơn 43là: tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cựctrong thi cử và bệnh thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Gắn kếtvới việc triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của BộChính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cáchHồ Chí Minh”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và các điều kiện đảm bảochất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm kỷ cương nền nếp, dân chủ trường học. Xâydựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.Trường THPT Triệu Sơn 4 là một trong những đơn vị trong huyện cóđiều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi cơ bản đáp ứng sốlượng tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh. Nội dung tiết học giáo môn dụcquốc phòng – an ninh chính khóa đã truyền thụ cơ bản cho các em học sinhnhững tri thức về nền Giáo dục quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, nhữnghiểu biết về tổ chức QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐNDViệt Nam, truyền thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luậtbiên giới Quốc gia. Đó là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổthông trước ngưỡng cửa cuộc đời. Về phần học thực hành các em học sinh cònđược làm quen với tác phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ ởlớp 10,11,12, hiểu và nắm chắc các kiến thức về xử lý các tai nạn thông thườngnhư băng bó, cứu thương, phòng chống say nắng, say nóng, điện giật, cứu đuối ởchương trình lớp 10...... làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựuđạn, cách tháo lắp bắn và súng tiểu liên AK, CKC ở lớp 11...Các tư thế vận độngcơ bản trong chiến đấu ở lớp 12,... Cách bảo quản quân khí trang thiết bị học tậpvà tập luyện. Qua học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Qua đó đã giáodục cho học sinh lòng yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác,chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù.Toàn bộ chương trình học tậpcủa từng khối được xây dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT,đảm bảo dạy đủ, dạy đúng môn, đủ 1 tiết/tuần, đúng phân phối chương trình. Vìvậy các tiết học giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh tham gia học đầy đủtích cực sôi nổi và hào hứng.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến nghiệm:2.2.1 Thuận lợi :Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 4 là một trường dù mới thành lâp từ1998, tuy bề dày lịch sử chưa nhiều về kết quả đào tạo học sinh Nhưng nhàtrường có một đội ngũ tập thể sư phạm đều đạt chuẩn và trên chuẩn về kiếnthức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với công tác quản lý và giảng dạy.- Hội đồng sư phạm nhà trường luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau.4- Đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Nhà trường cùng các cấplãnh đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dụcquốc phòng – an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâmhuyết với môn học.- Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn họcGiáo dục quốc phòng – an ninh tương đối đầy đủ.- Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp,từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.2.2.2. Khó khăn:- Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng – An ninh hoàn toàn là giáo viêncơ bản được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốcphòng – An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và đượctập huấn về chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhưng do đây là một lĩnh vựckhá mới và thời gian được lĩnh hội về chuyên môn có hạn nên ít nhiều đã gặpphải khó khăn trong giảng dạy.- Đối với học sinh : Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trongthời bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học, cộngthêm áp lực từ phía không ít phụ huynh và học sinh đã quan tâm nhiều đến mônhọc khối thi THPT quốc gia , thi ĐH-CĐ nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩvà việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn này. Một bộ phận học sinhcòn ngộ nhận và coi đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dụcquốc phòng – an ninh chưa cao.- Tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa và trang phục vềmôn giáo dục quốc phòng – an ninh cũng làm cho việc giảng dạy theo phươngpháp mới còn bị hạn chế nhất định.- Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn được Sởgiáo dục – đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng do dùng lâu nên bị hư hỏngdẫn đến còn thiếu : Tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung. nênviệc học chỉ trang bị cho các em học sinh về lý thuyết và thực hiện các tư thế ,các yếu lĩnh của động tác cơ bản nên hiệu quả thực sự chưa cao trong khi luyệntập và hội thao.2.2.3. Chất lượng học tập môn GDQP những năm gần đây.Chất lượng đại trà học tập môn GDQP – An còn nhiều điểm yếu cụ thể như:5- Nhiều học sinh chưa có nhiều hứng thú tập trung học tập môn GDQP.- Ảnh hưởng của việc học khối, sự hiểu lệch môn học còn coi nhẹ mônhọc GDQP với các môn khác trong nhà trường.- Kết quả học tập có đi lên nhưng còn chậm trễ, có sức ỳ lớn. Số học sinhyếu kém còn nhiều.Kết quả chất lượng học tập toàn diện của học sinh:Xếp loạiNăm họcGiỏiKháTrung bìnhYếu, kém2016 - 20173,5 %35,5 %58,0 %3,0 %2017-20184,0 %40,0 %54,0 %2,0 %2.3. Một số phương pháp, giải pháp tiến hành nâng cao chất lượng tiết dạylý thuyết môn Giáo dục quốc phòng, an ninh ở lớp 10 THPT.2.3.1. Tuyển chọn và xây dựng Vai trò của đội ngũ cán sự môn học:Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cánsự lớp. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán sự lớp biết cách điềuhành tổ chức đòi hỏi người GV phải có một số kỹ năng cần thiêt, dù giáo viênchủ nhiệm đã tuyển chọn cán lớp là lớp là lớp trưởng, lớp phó. Nhưng việc lựachọn một cán sự môn học có năng lực lại rất cần thiết đối với từng môn.- Lựa chọn: có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp nhưng cũng cần có sựquan sát từng em học sinh. Có em có năng lực học tập tốt nhưng lại không cókhả năng điều hành lớp. Cũng có thể chọn những học sinh có sức học khá,ngoan về hạnh kiểm biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh kháctrong cùng lớp.- Bồi dưỡng: thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từngnhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà cósự trợ giúp; cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và giáoviên sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn.- Động viên khích lệ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán sự lớpchuyên môn thông qua việc Kiểm tra, đánh giá điểm thành phần môn học, thôngqua việc giao nhiệm vụ thay mặt giáo viên quản lý nhóm, tổ học tập trong lớp,tổng hợp và đưa ra câu hỏi để thảo luận giữa các nhóm, được trực tiếp cùng giáoviên tham gia đánh giá cho điểm các lần kiểm tra môn thực hành. Có biện pháptuyên dương động viên các em làm tốt, uốn nắn những lệch lạc của các emnhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể lớp.6- Việc sử dụng đội ngũ cán sự môn học là biện pháp đổi mới phương phápgiảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờhọc, ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho cácem phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.2.3.2. Học tập theo phương pháp thảo luận tổ, nhóm học tập trong lớp:- Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của họcsinh giúp các học sinh giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiếnbộ về nhiều mặt.* Biện pháp thực hiện:Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trìnhbày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi íchcủa việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học sinh. Do đó, giáoviên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luậntương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt họcsinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũngphải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia mộtcách tích cực.Chia lớp thành 4 nhóm, 08 -11.. thành viên/nhóm theo những tiêu chí nhưsau: Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầutiên. Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá.Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực. Tỷ lệ nam nữ tươngđương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50. Xây dựng quy định cho nhóm. Với cáchchia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý,đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển năng lự họctập của nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan kỹ năng làm việc nhóm củahọc sinh Năng lực lãnh đạo của các em hầu như là yếu nên phải được chỉ dẫn cụthể ngay ở lúc ban đầu .Do vậy cần xây dựng và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng là người cónăng lực, có thế mạnh về học tập, phân chia theo cách: - Ai viết đề cương? Làmbảng phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng - Ai tìm tài liệu?- Ai xử lýtài liệu?- Ai viết bài?- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm?- Ai chuẩnbị câu hỏi, phản biện nhóm khác- Ai thư ký?.Có chính sách thưởng phạt trong thảo luận. Thưởng cho những học sinhtham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay, giáo viên thưởng điểm tốt.Thông thường, câu hỏi được giáo viên đưa lên cho nhóm trình bày và thảo luận7nghiên cứu vì vậy câu hỏi của học sinh phải chuyển cho giáo viên, giáo viênxem xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Các nhóm trưởngcó thể đặt câu hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời,người đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý gì cho câutrả lời hoàn thiện. Giáo viên là người kết luận cuối cùng. Vì vậy yêu cầu ngườiđặt câu hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựngtốt. Đây là một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được học sinh.2.3.3. Phương pháp Thực hiện tiết dạy bằng giáo án điện tử:Biện pháp thực hiện:- Về thiết kế bài giảng:Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trựcquan, sinh động và lôi cuốn; vì vậy, phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh,các đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng; yếu tốthẩm mỹ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao chocó màu sắc, hình thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng[chuyển trang, chạy chữ…] làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chínhcủa bài giảng và mất thời gian vô ích.Các công đoạn thường theo một qui trình sau:Sau khi soạn nội dung [phần chữ cho các slide] cho bài giảng, chỉnh sửavà thu gọn cho phù hợp với nội dung các tiết học trong giáo án điện tử. Theokinh nghiệm của tôi sẽ đưa lên slide những thông tin lẽ ra viết lên bảng [khi dạybằng phương pháp truyền thống], chủ yếu là các đề mục và một số nội dung tómtắt hay các trích dẫn… tuyệt đối không bê nguyên bài soạn vào slide. vì vậy,cũng xin nói thêm là sử dụng giáo án điện tử nhưng vẫn phải có bài soạn…Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử là phải chọn màunền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng,làm tốt khâu này sẽ giúp học sinh dù ngồi cuối lớp vẫn theo dõi được slide đồngthời chữ không quá lớn, chiếm quá nhiều “đất” của mỗi slide; màu nền, màu chữcũng cần hài hòa sao cho đảm bảo độ tương phản nhưng không quá lòe loẹt hayảm đạm gây phản cảm. Do chưa có một chuẩn chung, do đó tôi phải thiết kế thửvà giảng thử nhiều lần trên lớp, lấy ý kiến giáo viên trong tổ và của học sinh đểchọn được một phương án phù hợp nhất. Nên cố gắng mô hình hóa nội dung bàigiảng thành các sơ đồ, mô hình, đồ thị để chuyển các slide. Công việc này chiếmmất nhiều thời gian, công sức của giáo viên, nhưng bù lại việc truyền tải bài giảng8đến học sinh sẽ rất trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thubài giảng và do đó hiệu quả tiếp thu bài giảng sẽ cao hơn.Việc thiết kế kết cấu bài giảng cũng như sự tiện lợi khi giảng cũng cầnđược chú trọng. Tôi chọn giải pháp để tất cả các chương trình cùng một tệpPowerpoint và sử dụng tính năng Huperlink của Powerpoint để liên kết giữa cácchương trong bài giảng và giữa các nội dung bài giảng với các tư liệu được sửdụng. Ví dụ: khi giáo viên đang giảng ở trang danh mục các chương, có thểchuyển ngay đến chương bất kỳ của bài giảng bằng cách nhắp chuột lên đầumục chương đó trong danh sách. Hay có thể sử dụng các nút chức năng đểchuyển đến phần tư liệu và quay về vị trí bài giảng ban đầu… Tóm lại, giáo viêncó thể chuyển đến một vị trí tùy ý trong bài giảng chỉ bằng một vài lần nhắpchuột mà không phải lần tìm mất thời gian.Các tư liệu sưu tầm được phải chọn lọc, phân loại, cắt ghép sao cho phùhợp với mỗi tiết, mỗi chương trình bài giảng. Thời lượng của tư liệu, nhất làphim tư liệu nên vừa đủ minh họa cho phần bài giảng tránh kéo dài không cầnthiết làm loãng thông tin và ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Các phim tưliệu có thời lượng dài, bổ ích cho môn học được thu xếp cho học sinh xem vàomột vài tiết học riêng. Yêu cầu học sinh thu hoạch, liên hệ với bài giảng.- Giáo viên trên lớp với giáo án điện tử:Với việc dạy học bằng giáo án điện tử giáo viên sẽ hạn chế tối đa việc viếtbảng, thời gian, sức lực giáo viên tập trung cho bài giảng có sức lôi cuốn họcsinh hơn.Tuy nhiên, giáo án điên tử chỉ là sự trợ giúp, còn chất lượng bài giảngtốt hay không phụ thuộc vào các yếu tố: Sự truyền đạt tri thức, trình độ của giáoviên và thái độ của người học.Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GDQPAN sẽ có rất nhiều phát kiến mới, giáo án điện tử bước đầu mang đến cho giáoviên và người học những kết quả thiết thực.2.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá tiết học:Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích để nắm bắt được kết quả học tập của họcsinh trong một tiết học mà giáo viên đã truyền đạt và đưa ra nội dung bài học.Trong mỗi tiết học giáo viên cần bố trí phân chia thời gian giảng dạy đảmbảo tính hợp lý và khoa học để học sinh từ chuẩn bị kiến thức học [Phần mởđầu] đến sẳn sàng tiếp thu kiến thức và nghiên cứu trao đổi bài học bằng việctiếp thu nội dung chương trình bài học [Phần cơ bản] và trả lời các câu hỏi bámsát bài học của giáo viên đề ra và dùng lý luận bản thân để đưa ra các tình huống9câu hỏi có vấn đề trong thảo luận nhóm học tập. Do vậy mỗi tiết học phần kếtthúc có 5 phút, giáo viên cần nhanh chóng tổng hợp nội dung chính bài học đãđược giảng dạy truyền đạt tới học sinh và đưa ra câu hỏi được chuẩn bị trước tớinhóm trưởng nhóm học tập thảo luận nhanh và trả lời trong 2 phút. Ít nhất cho 2học sinh đại diện 2 nhóm trả lời trước toàn thể lớp. Giáo viên lấy ý kiến thamluận của học sinh trong lớp đồng thời bổ sung hoàn thiện câu trả lời đúng. Lưu ýghi nhận thành tích và biểu dương tinh thần học tập của các tổ nhóm trong lớp.Sau đó giao nhiệm vụ học tập và nội dung ôn luyện cho tất cả học sinh trong lớpvới nội dung bài đã học và nghiên cứu xem trước bài học tiếp theo.2.3.5. Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo DụcQuốc Phòng – An Ninh.2.3.5.1. Giải pháp 1.Kết hợp Ban Giám Hiệu Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn tổ chức họctập chuyên đề nghiên cứu chương trình phương pháp dạy theo phương pháp đổimới nhằm cập nhật kiến thức mới thông .Biện pháp thực hiện:Tổ chức học tập nghiên cứu tài liệu, nội dung chương trình học bộ môngiáo dục quốc phòng, an ninh, cập nhật kiến thức mới là nội dung quan trongkhông thể thể thiếu trong năm học, bằng việc nắm chắc kiến thức và nội dungchương trình cập nhật kiến thức mới thông qua lớp chuyên đề hành năm do Sởgiáo dục tổ chức tại nhà trường giáo viên bộ môn GDQP,AN cần xây dựng kếhoạch thông suốt chương trình học tập cả năm học Trình và đề nghị phối hợp bangiám hiệu và phụ trách chuyên môn nhà trường cùng tổ chuyên môn tổ chức hộinghị tập huấn nâng cao kiến thức môn GDQP,AN tại nhà trường để cập nhật kiếnthức mới cho giáo viên giảng dạy môn GDQP,AN. Từ đó để có cập nhật phươngpháp giảng dạy nâng cao chất lượng môn GDQP-AN đáp ứng công cuộc đổi mớicủa nền giáo dục và nâng cao chất lượng học tập của cho học sinh, giúp giáo viêncó thêm kiến thức mới để truyền thụ kiến thức tới học sinh hiệu quả nhất.2.3.5. 2. Giải pháp 2.Phối hợp với nhà trường và đoàn thanh niên làm tốt công tác tuyêntruyền nâng cao nhân thức về nâng cao trách nhiệm tham gia xây dựng nềnquốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân của thanh niên học sinh. Đồng thờiphòng tránh các tệ nạ xã hội học đường thông qua bộ môn GDQP,AN.Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tổ trưởng chuyên mônđề nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức Giáo dục pháp luật, cho học sinh10tham gia mít tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thi tìm hiểu ngàythành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Công An nhân dân, ngàythành lập Tỉnh, thi về phòng chống ma túy, HIV,AIDS.… tổ chức các cuộc thixây dựng nền nếp tác phong quân sự, nếp sống xanh sạch đẹp trong nhà trườngphổ thông, qua đó để nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, truyền thống của quê hương,đất nước, nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh cho học sinh.2.3.5.3. Giải pháp 3:Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng caochất lượng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, đây là yếu tố cơ bản để nâng caochất lượng môn học GDQP-AN. Đúng theo chỉ thị 2919/CT-BGDĐT, ngày10/8/2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của Bộ trưởng bộ giáodục và đào tạo. Công văn số 3696, ngày 23/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh năm học 2018 – 2019.2.3.5.4. Giải pháp 4:Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợpvới từng đối tượng, tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinhthông qua bảo tàng cách mạng của trung ương, địa phương; thường xuyên cậpnhật thông tin để truyền đạt cho học sinh những tiêu chí mới về bảo vệ Tổ quốc.2.3.5.5. Giải pháp 5:Thường xuyên phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ CHQS, Hộiđồng GDQP-AN tỉnh, giữa các nhà trường với cơ quan quân sự địa phương đểtạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo và bảo đảm đầy đủ cơ sở vậtchất, sách giáo khoa, tranh ảnh, mô hình học cụ phục vụ cho môn học; thườngxuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả môn học, tổ chứchội thi, hội thao, thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thờibiểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong giảng dạy,học tập môn học GDQP-AN.2.3.5.6. Giải pháp 6:Thường xuyên quan tâm đầu tư ngân sách, đổi mới chế độ chính sách chogiáo viên trực tiếp giảng dạy môn học GDQP-AN theo chế độ hiện hành, nhằmđộng viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong thực hiệnnhiệm vụ.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :11Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh. Vớisự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp cũng nhưsự tích lũy của bản thân.Bản thân tôi đã đúc kết được một số phương pháp, giải pháp nâng cao chấtlượng giảng dạy tiết học lý thuyết môn giáo dục quốc phòng – an ninh trongnhà trường THPT triệu Sơn 4. Phương pháp giải pháp như đã nêu trong sángkiến này tôi đã tiến hành giảng dạy và truyền thụ kiến thức môn GDQP-AN đếnhọc sinh ba khối lớp 10, 12 của trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 4. Kếtquả nhận thấy chất lượng về nhận thức của môn học đối học sinh và chất lượngtiếp thu kiến thức của học sinh được nâng lên rõ rệt tránh được sự nhàm chán,coi thường môn học với môn học khác.Kết quả cụ thể :So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm và cácgiải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau :- Tiết học môn giáo dục quốc phòng – an ninh sinh động hơn.- Học sinh chủ động học tập và tiếp thu kiến thức môn học GDQP-AN- Với phương pháp này học sinh luôn tự giác tích cực học tập có sự thi đuagiành điểm trong giờ học .- Tỉ lệ học sinh có đủ sách giáo khoa , vở ghi chép bài, vở bài tập các lớptrong khối học đạt từ 98 – 100%.- Ý thức học tập, kỷ luật của học sinh được thể hiện ở mức độ cao hơn.- Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và sâu rộng hơn.- 100% số học sinh tại các lớp 10 đã dạy học bằng phương pháp này đềucó sự hứng thú học tập và sự hưng phấn thích học, ham học môn GDQP-AN.- Kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt, giảm tỉ lệ học yếu kém, nhiều lớpkhông có học sinh bị xếp loại yếu.* Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn giáo dục quốc phòng – anninh của từng năm học khối lớp 10 .Xếp loạiGiỏiKháTrung bìnhYếu, kém4,0 %40,0 %54,0 %2,0 %2018 - 20196,0 %55,0 %3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ33,5 %0,5 %Năm học2017-2018123.1. Kết luậnĐổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho học sinh tự tìm tòi sáng tạovà chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.Ngoài những nội dung kiến thức nêu trên sẽ minh họa thêm cho học sinhthấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài học GDQP-AN.Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác triệt để những kinhnghiệm vốn có, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnhđó học sinh thấy yêu thích học môn GDQP-AN và giờ dạy GDQP-AN thêm sinhđộng và hấp dẫn.Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giáo dụctrong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn GDQP-AN. Việc đổi mớiphương pháp giáo dục nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao.Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn .Việc đổi mới phương pháp giáo dục mà tôi đang trình bày ở trong sángkiến này giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng cácem đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tíchcực học tập hơn, yêu thích môn học và kết sẽ quả cao hơn.Phương pháp, giải pháp trong sáng kiến thể hiện kinh nghiệm và phươngpháp dạy tốt một giờ học, có thể nói đã có đổi mới và có những kinh nghiệmđược chắt lọc qua quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông, nhưng phầnnào đó còn cần đổi mới hơn nữa cần có những chuyên gia về giáo dục đóng gópthêm để môn GDQP,AN trở thành môn học giúp các em ngày càng am hiểu vàthấy rõ vai trò lợi ích tác dụng của việc bảo vệ xây dựng đất nước là quyền lợicủa mỗi học sinh mỗi công dân trong thời đại hiện nay luôn xâng dựng vữngchắc tổ quốc việt nam XHCN.Dạy học nói chung và dạy học GDQP-AN nói riêng yêu cầu người giáoviên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp chohọc sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Do đó yêu cầu người giáo viênphải có nghệ thuật sư phạm và nắm được những nội dung cơ bản. Ngoài ra, đểtạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn GDQP-AN giáo viên cần phảicó nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ choviệc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sựvững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn họcsinh. Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động đểtiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học.133.2 . Kiến nghị:Sáng kiến kinh nghiêm dù mới chỉ hoàn chỉnh một phần và chỉ là là mộtsố phương pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy học lý thuyết môn GDQP,AN.Nhưng tôi mạnh dạn đề nghị:3.2.1. Đối với tổ chuyên môn:- Góp ý và hoàn chỉnh thêm phần nội dung sáng kiến nhưng tôi đề nghịnên áp dụng các phương pháp dạy học như đã nêu trong sáng kiến ứng dụngtrong các tiết học phần giảng dạy lý thuyết môn GDQp – AN theo kế hoạch dạyhọc của Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành.- Tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN đểhọc sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương phápdạy tốt hơn bộ môn GDQPaAN. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thểcó những sáng kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạyhọc phù hợp với đối tượng học sinh của mình3.2.2. Đối với trường:Cần tạo điều kiện về phòng họp. Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồdùng dạy học trong các tiết dạy GDQP-AN. Ủng hộ và tổ chức các hội thảo vềchuyên đề nâng cao chất lượng giảng dạy cho môn GDQP,AN. Nhân rộng cácphương pháp, giải pháp có hiệu quả trong và các sáng kiến kinh nghiệm đã cóhiệu quả chất lượng trong nhà trường.Cần mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học đểgiáo viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệuquả của bộ môn.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN.3.2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như mô hình học cụ,tranh ảnh ..... các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học củagiáo viên, học sinh ở trường trung học phổ thông.Tổ chức hàng năm các buổi chuyên đề cập nhật phương pháp dạy học vàkiến thức mới, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực giảng dạy và học tập củahọc sinh.Tổ chức các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp cụm, cấp tỉnh , các buổi sinhhoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quảchất lượng bộ môn.14Triển khai kịp thời các công văn hướng dẫn về nhiệm vụ công tác GDQP– AN trong nhà trường .Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờdạy GDQP-AN.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa ngày 20 tháng 5 năm2019.Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.[Ký và ghi rõ họ tên]Lê Đình Toán15TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 [Sách giáo khoa]2.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11 [Sách giáo khoa]3.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 [Sách giáo khoa]4.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 [Sách giáo viên]5.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11 [Sách giáo viên]6.Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10 [Sách giáo viên]7.8.9.Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng[www.giaoducquocphong.org]Thông tin trên mạng Internet.Tài liệu Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh của cơ quan thườngtrực hội đồng GDQP-AN trung ương.10.Thông tin tư liệu.11.Tạp chí Dân Quân Tự Vệ Giáo Dục Quốc Phòng.12.Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân.13.Tạp chí Nhà Trường Quân Đội16

Video liên quan

Chủ Đề