Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

 

Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình đinh (Lưỡng Hà), mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hi Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Xlavơ hiện nay, là cơ sở để từ đó, người Rôma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Rôma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhờ hệ thống mẫu tự này, người Hi Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

 Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

Những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất của Hy Lạp cổ đại

Từ những tượng đồng quý hiếm được tìm thấy sâu dưới lòng đại dương cho đến các vị thần đã chứng tỏ được sự tiến xa hàng thiên niên kỷ so với thời đại của người Hy Lạp cổ trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chiến binh gục ngã ở ngôi đền Aphaia (năm 480-470 trước Công Nguyên)
 
Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Nhiều người cho biết họ cảm thấy xúc động khi nhìn bức tượng điêu khắc này. Nó mô tả hình dáng một người anh hùng đang chết dần, nhưng vẫn anh dũng cho tới hơi thở cuối cùng. Bi kịch là xu hướng thường gặp trong các tác phẩm của Hy Lạp. Cho tới nay các vở kịch của Sophocles, Euripides và Aeschylus vẫn là các tác phẩm được ưa thích và diễn tại các sân khấu lớn.

Tượng đồng Riace (năm 460-420 trước Công Nguyên)

Những bức tượng hoành tráng này được tìm thấy dưới đáy biển phía Nam Italia vào năm 1972. Chúng rất đặc biệt vì hiếm có bức tượng đồng nào của Hy Lạp tồn tại được lâu như vậy. Hầu hết các bức tượng trong bảo tàng đều là tượng đá được khắc vào thời La Mã, nhằm mục đích làm bản sao của các tác phẩm gốc từ Hy Lạp. Ở đây, chúng ta được thấy đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp, giai đoạn diễn ra vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên.

 

Bản khắc từ đền Parthenon (năm 447-438 trước Công Nguyên)
 
Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Bạo lực cũng là một chủ đề của các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại. Hướng tới truyền thuyết về cuộc chiến thành Troy và được trải nghiệm sự khắc nghiệt trong cuộc chiến với Ba Tư, cũng như giữa các thành phố của Hy Lạp với nhau, những nghệ sĩ thời đó đã tìm thấy cách mới để mô tả các cuộc xung đột. Hình ảnh người đàn ông chiến đấu với con nhân mã này được khắc tại đền Parthenon ở Athens. Nó có độ chi tiết và tính động rất cao, gần như hình ảnh thực tế.

 

Mặt nạ Agamemnon (năm 1550-1500 trước Công Nguyên)
 
Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Khi nhà khảo cổ Heinrich Schlieman phát hiện ra chiếc mặt nạ vàng ở Mycenae năm 1876, ông tin rằng nó chính là chiếc mặt nạ của chính Agamemnon, vị vua dẫn đầu đội quân Hy Lạp tiến đánh thành Troy và bị ám sát trên đường trở về. Không có bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết này, nhưng đó vẫn là một trong những khuôn mặt nổi tiếng nhất trong nghệ thuật.

Các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp - La Mã cổ đại phản ánh điều gì của đời sống xã hội?

- Các tác phẩm văn học thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại đã tái hiện một cách chân thực đời sống xã hội con người:

+ Thơ ca và văn xuôi lấy chất liệu kho tàng thần thoại để phản ánh cuộc sống. 

+ Nội dung chủ yếu của thần thoại là giải thích sự hình thành của vũ trụ, các cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.

+ Nội dung của kịch tập trung là thể hiện quan điểm, triết lí về số phận con người.

- Đối tượng chủ yếu của văn học Hy Lạp Cổ đại là con người, phản ánh nhân cách của con người với nhiều mặt khác nhau, từ thói xấu cho đến bản tính tốt đẹp, hay thể hiện những ước mơ mong muốn của con người chứ không phải con người một chiều, chung chung. 

- Văn học Hy Lạp Cổ đại còn nêu lên đến những vấn đề có tính chất xã hội như tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng.

Kiến thức tham khảo về văn học Hy Lạp

Văn học Hy Lạp bắt nguồn từ văn học Hy Lạp cổ đại, bắt đầu từ năm 800 trước Công nguyên, đến văn học Hy Lạp hiện đại ngày nay.

Văn học Hy Lạp cổ đại được viết theo một phương ngữ Hy Lạp cổ đại. Tài liệu này bao gồm từ các tác phẩm viết lâu đời nhất còn tồn tại cho đến các tác phẩm từ khoảng thế kỷ thứ năm sau Công nguyên. Khoảng thời gian này được chia thành các thời kỳ Tiền cổ điển, Cổ điển, Hy Lạp và La Mã. Văn học Hy Lạp cổ điển chủ yếu xoay quanh các huyền thoại và bao gồm các tác phẩm của Homer; Iliad và Odyssey. Thời kỳ Cổ điển đã chứng kiến ​​buổi bình minh của kịch và lịch sử. Ba nhà triết học đặc biệt đáng chú ý: Socrates, Plato và Aristotle. Trong thời kỳ La Mã, những đóng góp đáng kể đã được thực hiện trong nhiều môn học, bao gồm lịch sử, triết học và khoa học.

Văn học Byzantine, văn học của Đế quốc Byzantine, được viết bằng tiếng Hy Lạp Attic, Trung cổ và đầu tiếng Hy Lạp hiện đại. Các biên niên sử, khác với lịch sử, phát sinh trong thời kỳ này. Các bách khoa toàn thư cũng phát triển mạnh trong thời kỳ này.

Văn học Hy Lạp hiện đại được viết chung Hy Lạp hiện đại. Bài thơ Phục hưng Cretan Erotokritos là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong khoảng thời gian này. Adamantios Korais và Rigas Feraios là hai trong số những nhân vật đáng chú ý nhất.

Văn học Hy Lạp cổ đại đề cập đến văn học viết theo phương ngữ Hy Lạp cổ đại. Những tác phẩm này bao gồm từ các tác phẩm viết còn tồn tại lâu đời nhất trong tiếng Hy Lạp cho đến các tác phẩm từ thế kỷ thứ năm sau Công nguyên. Ngôn ngữ Hy Lạp phát sinh từ ngôn ngữ proto-Ấn-Âu; khoảng hai phần ba từ của nó có thể được bắt nguồn từ các cấu trúc khác nhau của lưỡi. Một số bảng chữ cái và âm tiết đã được sử dụng để biểu hiện tiếng Hy Lạp, nhưng văn học Hy Lạp còn sót lại đã được viết bằng chữ cái Phoenicia - bảng chữ cái xuất phát chủ yếu bằng tiếng Hy Lạp Ionia và được Athens chấp nhận hoàn toàn vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên.

Giới thiệu về Văn học Hy Lạp cổ đại

1, Đất nước Hy Lạp cổ đại:

- Nền văn hóa và văn học cổ đại Hy Lạp chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của nền văn minh tinh thần phương Tây.

+ Nền văn hóa, văn học đó đã mở đường cho sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, điêu khắc, âm nhạc...phát triển.

+ Là kho điển tích, là nguồn cung cấp đề tài không bao giờ cạn.

- Theo Các mác: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp cổ đại, không có đế quốc La Mã thì không có châu âu ngày nay”

- Văn học nghệ thuật Hy Lạp cổ đại sở dĩ phát triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên một nền văn minh hình thành sớm – một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại.

- Nền văn minh Cret-Mixen xuất phát từ đảo Cret của Hy Lạp đã có từ 2500-1700 năm TCN. Đến 1000 năm TCN, nền văn minh Hy Lạp sau này đã được kế thừa và phát triển nền văn minh Cret-Mixen lên một trình độ mới rực rỡ, huy hoàng chưa từng thấy.

- Nhà nước Hy Lạp cổ đại chia thành 5 giai cấp, nổi bật là quý tộc và nô lệ, sự phân hóa giàu nghèo, giữa giai cấp thống trị và bị trị đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh. Văn học nghệ thuật đã phát triển trong bối cảnh lịch sử đó, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, và vĩnh viễn không thể trở lại được nữa.

2. Văn học Hy Lạp cổ đại:

2.1. Thần thoại:

- Thần thoại Hy Lạp được đánh giá là một trong những thần thoại hay nhất thế giới. - Thần thoại Hy Lạp được sáng tác bởi chính nhân dân, ra đời từ trước khi có chữ viết.

- Nhân dân Hy Lạp đã sáng tác thần thoại để gửi gắm vào đó nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của mình trong hoàn cảnh xã hội thị tộc. Ngăn gọn hơn, theo Mác, thần thoại Hy lạp là “dùng tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên.”

- Thần thoại Hy Lạp chia làm 3 loại:

+ Thần thoại về các gia hệ thần (Sự tích gia đình và thế hệ thần linh để giải thích thế giới khách quan)

+ Thần thoại về các thành bang (Xuất phát từ yêu cầu dựng nước và giữ nước, giải thích nguồn gốc, phong tục tập quán thành bang, ca ngợi những anh hùng ưu tú đã toàn tâm toàn ý phục vụ lợi ích thành bang)

+ Thần thoại về các anh hùng (làm nổi bật những chiến công phi thường của con người trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu)

- Về nghệ thuật:

+ Giá trị hiện thực:

+ Yếu tố lãng mạn:

+ Chất thơ và trí tưởng tượng:

2.2. Trường ca: Iliat và Odixe là hai trường ca nổi tiếng bậc nhất thế giới của tác giả Home.

2.3. Thơ: Thơ trữ tình phát triển với những tên tuổi lừng lẫy của Tiecte, Mi nec mơ, Xi mo ni tơ, Panhda, Xapho,...

2.4. Bi kịch, hài kịch:

- Bi kịch là sự kết hợp giữa anh hùng ca và thơ trữ tình, bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus, ra đời trong môi trường văn hóa nghệ thuật rực rỡ. (sẽ nói rõ ở phần sau)

- Hài kịch cổ đại Hy Lạp cũng rất phát triển, nó cũng bắt nguồn từ lễ tế thần Dionixus và chịu ảnh hưởng của hề kịch Pe lo po ne zơ.

2.5. Văn hùng biện: Hùng biện là truyền thống của người cổ Hy Lạp, đặc biệt cần thiết đối với các chính trị gia. Trong số các tác giả văn hùng biện thì Đê mô xten là người nổi tiếng nhất, tác phẩm của ông chỉ còn khoảng 60 bài nhưng đó là những áng văn tuyệt vời đầy sục sôi.

2.6. Ngụ ngôn: Tác giả Ezop với 350 truyện ngụ ngôn đặc sắc, nổi tiếng đến mức người ta cho dựng tượng của ông tại Aten.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Bi kịch Hy Lạp cổ đại

1, Sự ra đời của bi kịch Hy Lạp:

- Bi kịch Hy Lạp là “một vẻ đẹp của bi kịch cổ đại”

– Arixtot, là một thành tựu quan trọng bậc nhất trong nền văn học Hy Lạp cổ đại.

- Bi kịch Hy Lạp ra đời trong bối cảnh:

+ Thế kỉ VI đến thế kỉ IV TCN, thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc, bước đầu xác lập chế độ quốc gia thành bang của xã hội chiếm hữu nô lệ.

+ Trong xã hội có những mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nô và nô lệ, giữa tư tưởng bảo thủ lạc hậu và tư tưởng tự do dân chủ.

+ Đó là thời kì nền văn hóa Aten phát triển về mọi mặt, nhất là kiến trúc.

- Bi kịch có nguồn gốc từ lễ tế thần Dionisux-thần rượu nho, dựa trên những hình thức biểu diễn của ca khúc của lễ tế thần này.

- Ở buổi đầu của bi kịch, vai trò của đội đồng ca rất quan trọng – đại diện cho trí tuệ, tình cảm, tiếng nói quần chúng.

2. Ba tác giả bi kịch nổi tiếng nhất:

2.1. Esin - Nhà thơ của nền dân chủ mới hình thành:

- Esin được coi là “cha đẻ của bi kịch” vì ông được coi là người mở đường cho thể loại này (TK V TCN) và tác phẩm của ông đã đạt đến độ hoàn chỉnh nhất định.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Những người thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Promete bị xiềng

- Kịch của Esin có đặc điểm cứng cỏi, trang trọng, sôi động, mạnh mẽ.

2.2. Xô phô clơ - Nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh

- Xô phô clơ có công lao lớn trong việc phát triển bi kịch: sáng tác, tăng thêm diễn viên của đội đồng ca, phát minh bối cảnh sân khấu và loại bỏ loại hình bộ ba vở kịch liên hoàn, cải tiến về nội dung và nghệ thuật.

- Kịch của ông uyển chuyển, mềm mại, nhuần nhị.

- Nếu kịch của Esin là nét phác họa thì kịch của Xô phô clơ thật sự là hình ảnh cuộc sống bi kịch cũ.

- Các tác phẩm nổi tiếng: Ăng ti gôn, Ê đíp làm vua

2.4. Ơ ri pit – Nhà thơ của thời kì nền dân chủ suy tàn:

Ông là tác giả sáng tạo ra loại bi kịch tâm lí, đồng thời sử dụng hiệu quả trí sáng tạo và nghệ thuật hư cấu, làm mới tác phẩm của mình dẫu cho tác phẩm lặp lại đề tài của các tác giả đi trước.

- Kịch của ông có cái bi và cái hùng hòa quyện vào nhau. Đặc biệt ông sử dụng cả cái hài trong bi kịch của mình.

Thần thoại Hy Lạp

Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hi Lạp. Mitôlôgia tiếng Hi Lạp là một tập hợp, tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, huyền hoặc kì ảo, gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng dũng sĩ Hi Lạp… Thần thoại phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của chính người Hi Lạp. Thần thoại Hi Lạp đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Hi Lạp (từ thời kì văn minh Crét – Myxen cho tới những năm tháng cuối cùng của sự phồn vinh của các quốc gia thành bang) xuất phát từ thực trạng kinh tế, xã hội, từ những tư tưởng triết học phong phú, đa dạng. Bởi vậy, ở Hi Lạp, ngay từ đầu, thần thoại vừa mang tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội vừa đậm đà chất hoang đường, duy lí và triết lí.

Hầu hết các truyện thần thoại còn lại đến nay đều do những nhà thơ, nhà soạn kịch thơ đương thời kể lại. Quá trình kể cũng là quá trình sắp xếp biên soạn, tái tạo lại theo những khuynh hướng nhất định. Nhưng nhìn chung, thần thoại Hi Lạp dù hoang đường, dù có thần, thánh, nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo mà chỉ bị văn học nghệ thuật đồng hóa, hòa vào trong văn học, nghệ thuật, đồng thời chính nó lại cung cấp cho văn học nghệ thuật một nguồn đề tài phong phú. Thần thoại “là miếng đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hi Lạp… tiền đề… vật liệu của nghệ thuật Hi Lap”.

Thần thoại Hi Lạp giải thích về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các thần linh. Thoạt đầu là Khaôx, một vực thẳm vô cùng, vô tận, hung dữ như biển khơi, tối đen, lang thang hoang dã. Khaôx sinh Gaia – tiếng Hi Lạp là Đất mẹ – với bộ ngực nở nang, nền móng vững chắc của muôn loài. Gaia và Khaôx sinh ra Erép (chốn tối tăm vĩnh cửu), Nix (đêm tối), Tartar (địa ngục), Erox (tình yêu), Uranôx (bầu trời sao lấp lánh), Môntanhơ (núi non), Pôntôn (biển cả)…

Dớt – người Hi Lạp coi là thần chủ của họ – là con của thần Uranôx và nữ thần Nêa, đã xếp đặt lại thế giới thần linh và chọn đỉnh Olympus làm nơi trú ngụ của các thần. Con người được các thần sáng tạo ra sau cùng, thần thoại Hi Lạp kể rằng chính thần Prômêtê đã lấy đất sét tạo nên con người, rồi sau đó đã đánh cắp lửa của Dớt cho con người tồn tạ… Cứ như vậy, hệ thống thần thánh của người Hi Lạp, được hình thành, sắp xếp theo một trật tự uy quyền và trở thành các thần gắn bó với đời sống người Hi Lạp, bảo trợ cho các thành bang, cho các ngành nghề… Nữ thần Atêna – thần bảo trợ cho thành bang Athens. Điôniđốt – thần bảo trợ cho nghề trồng nho và sản xuất rượu. Apôlôn – thần ánh sáng và nghệ thuật. Aphrôđít – nữ thần tình yêu và sắc đẹp… Các thần thánh được mô tả trong thần thoại rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân Hi Lạp: cũng yêu thương, ghen ghét, cũng giận, buồn, đố kị, đa tình, đa thê, ích kỉ… thậm chí cũng bị chảy máu khi bị trúng thương.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Thơ

Thơ là một thể loại văn học phổ biến và rất thành công của người Hi Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập Iliát – Ôđixê”, phản ánh một thời kì lịch sử quan trọng; thời kì Hôme. Đó là hai tập trường ca, hai tập sử thi có giá trị trong văn đàn Hi Lạp.

Iliát gồm 15.783 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.

Ôđixê dài 12.110 câu thơ và cũng chia thành 24 khúc ca.

Tác giả của tập thơ “Gia phả các thần”, “Lao động và thời tiết” – Hêđiốt – người xứ Bêôxi (thế kỉ VIII TCN) đã phản ánh thời kì Hi Lạp lúc các thành bang mới ra đời.

Từ thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện trên thi đàn Hi Lạp với những nhà thơ tiêu biểu: Parốt, Têônhít, Ackilốc, Panhđa, và nữ sĩ Xaphô, …

Xaphô là nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng với những bài thơ trữ tình được người Hi Lạp coi là “nàng thơ thứ 10” (sau 9 nàng thơ trong thần thoại).

Kịch thơ

Kịch thơ là một trong những di sản văn học vô giá của người Hi Lạp đậm đà tính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, có ý nghĩa giáo dục và chính trị. Hàng năm, vào mùa xuân, người Hi Lạp thường tổ chức những ngày lễ hội, nhất là tục lệ thần Điôniđốt. Trong các ngày lễ này, cư dân Athens thường khoác áo da cừu, hóa trang đeo mặt nạ, ca hát diễn lại những sự tích thần thoại. Nghệ thuật ca kịch bắt đầu từ đó. Từ thế kỉ V TCN, ở Hy Lạp đã xuất hiện nhiều nhà soạn kịch kiệt xuất với những tác phẩm tuyệt tác gồm 2 thể loại: bi kịch và hài kịch.

Étsin (525 – 426 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc, đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến Hi Lạp – Ba Tư. Étsin sáng tạo ra 90 vở kịch (hiện nay chỉ còn giữ được 7 vở), trong đó giá trị nhất là “Orextơ”, “Prômêtê bị xiềng”.

Xôphốclơ (497 – 406 TCN) là tác giả kịch thơ (cả bi kịch, hài kịch) sống cùng thời và cùng quê với Péricles. Sáng tác của Xôphốclơ đạt tới con số 123 vở bi hài kịch (hiện nay cũng chỉ giữ được 7 vở), nổi tiếng là “Ơđip làm vua”, “Ơđip ở Colon”, “Antigôn”.

Ơripít (480 – 406 TCN), người xứ Xalamin, tác giả của 92 vở bi kịch và 1 vở hài kịch, tiêu biểu là “Mêđê”. Ơripít được coi là người sáng tạo ra thể loại kịch tâm lí xã hội Hi Lạp.

Đại biểu xuất sắc của hài kịch Hi Lạp là Arixtôphan (450 – 388 TCN), tác giả của 44 vở hài kịch (hiện còn 11 tác phẩm) nhất là các vở “Kị sĩ”, “Hòa bình”…

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

10 đóng góp to lớn của Hy Lạp cổ đại cho xã hội hiện đại

Văn hóa Hy Lạp phát triển qua hàng ngàn năm được xem là cái nôi của nền văn hóa phương Tây hiện đại. Dưới đây là một vài trong vô số phát minh và khám phá của Hy Lạp có tác động sâu sắc đến nền văn hóa xã hội phương Tây cũng như thế giới ngày nay.
 
Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là
Bức Học viện Athens của danh họa Raphael. Athens là thành bang nổi tiếng của Hy Lạp cổ dại. (Tranh: Wikipedia)

Ngoài những đặc thù quan trọng có nguồn gốc từ Hy Lạp của nền văn minh phương Tây, các nhà tư tưởng và nhà tiên phong Hy Lạp cổ đại còn đặt nền tảng trí tuệ lên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác. Gần như tất cả các thông tin mà chúng ta có thể cho rằng không quá quan trọng, dù ở phương diện chiêm tinh học, toán học, sinh học, kỹ thuật, y học hay ngôn ngữ học, chúng đều được người Hy Lạp cổ đại phát hiện.

Dường như tất cả những điều kể trên vẫn chưa đủ, khi kể đến lĩnh vực nghệ thuật – bao gồm văn học, âm nhạc, kiến ​​trúc, thiết kế và nghệ thuật biểu diễn – người Hy Lạp còn thiết lập nhiều tiêu chuẩn để nhận định giá trị vẻ đẹp và sự sáng tạo.

Tóm lại, nếu bạn sống ở phương Tây, bạn có xu hướng giống một người Hy Lạp cổ mà bạn không hề nhận ra. Bài viết này hy vọng sẽ làm nổi bật một vài trong vô số các đóng góp của Hy Lạp mà chúng ta đang trải nghiệm mỗi ngày. 

1. Bảng chữ cái

Bắt nguồn từ bảng chữ cái Phoenicia trước đó, bảng chữ cái Hy Lạp là bảng chữ cái đầu tiên mà từ ngữ mang hơi hướng Tây phương, có các chữ cái riêng biệt để biểu thị nguyên âm và phụ âm, bao gồm 24 chữ cái theo thứ tự từ alpha đến omega.

Có thể bạn không tin, từ “bảng chữ cái” bắt nguồn từ 2 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp: alpha và beta. Ngày nay, nhiều chữ cái trong bảng chữ cái hiện đại đều bắt nguồn từ bảng chữ cái Hy Lạp, bao gồm A, B, E và O. Mỗi chữ cái Hy Lạp ban đầu chỉ có một dạng duy nhất, nhưng dần dần chữ hoa và chữ thường đã ra đời sau đó.

2. Thư viện

Thư viện Alexandria là thư viện đầu tiên trên thế giới, được xây dựng tại Ai Cập. Trong thời gian này, Ai Cập nằm dưới quyền kiểm soát của Hy Lạp sau khi chịu sự cai trị của Alexander Đại đế. Người Macedonia bắt đầu truyền bá lối sống Hy Lạp đến tất cả các vùng đất bị chinh phục, bao gồm cả Ai Cập. Sau cái chết của Alexander Đại đế, cuộc tranh giành quyền lực đã nổ ra và Vương quốc Ai Cập chịu sự cai trị dưới tay tướng Ptolemy của Alexander.

Ptolemy ra lệnh xây dựng một thư viện chứa hơn 700.000 tác phẩm. Có quy định chung rằng tất cả các tàu đi qua cảng Alexandria phải khai ra bất kỳ công trình khoa học hay triết học nào mà họ có. Nếu có, các công trình ấy sẽ được sao chép và lưu giữ tại thư viện, sau đó bản chính sẽ được hoàn trả cho thuyền trưởng. Nhờ việc tích lũy tri thức này, nhiều khám phá vĩ đại đã diễn ra trong thư viện. Ví dụ, Eratosthenes tính chu vi của Trái Đất và nung nấu ý định về một hệ thống năng lượng hơi nước. Ngày nay, nhiều thư viện mọc lên trên khắp thế giới với hàng tỷ tác phẩm văn học, nhưng thư viện đầu tiên trên thế giới là thư viện của Alexandria.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

3. Thần thoại

Nhiều người trong chúng ta đến bây giờ vẫn đọc thần thoại Hy Lạp. Một số thần thoại nổi tiếng nhất bao gồm những câu chuyện về Peruses, Theseus, và không thể không kể đến Heracles. Người Hy Lạp thường dựa vào những thần thoại này để giải thích những điều mà khoa học không thể chứng minh.

Thần thoại Hy Lạp tràn ngập gần như trên mọi loại hình văn hóa phổ biến nhất. Nhiều thần thoại đã được chuyển thể thành tiểu thuyết hiện đại, phim ảnh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và thậm chí là cả thương hiệu như phim “Hercules” của Disney, tiểu thuyết bán chạy nhất “Percy Jackson” và “Olympians”, thương hiệu Nike (Nike là nữ thần chiến thắng của Hy Lạp),…

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

4. Dân chủ

Theo Merriam-Webster, chính quyền dân chủ là chính quyền của nhân dân “trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và họ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thi hành thông qua hệ đại biểu như các cuộc bầu cử tự do định kỳ”.

Người Hy Lạp cổ đã lập nên nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Athens bắt đầu với chế độ quân chủ và quá độ lên chính quyền chuyên chế rồi sau cùng đạt đến chế độ dân chủ. Chính phủ dân chủ bao gồm 6.000 thành viên hội đồng, tất cả đều là công dân nam giới trưởng thành. Hội đồng này bỏ phiếu về các vấn đề ở khắp thủ đô Athens. Để pháp luật được thông qua, số phiếu bầu phải là đa số. Nhưng để trục xuất hoặc khoan hồng một ai đó, phải cần đến tất cả 6.000 phiếu bầu.

Hoa Kỳ ngày nay là một nền dân chủ điển hình. Nhưng thay vì một nền dân chủ trực tiếp, Hoa Kỳ là nền dân chủ đại diện, trong đó công dân bỏ phiếu bầu ra người xứng đáng đưa ra những quyết định mang tầm cỡ quốc gia. Điều này khác với nền dân chủ trực tiếp của Hy Lạp cổ đại khi công dân có thể trực tiếp bỏ phiếu quyết định.

5. Thế vận hội

Thế Vận Hội bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại, cụ thể là tại thành phố Olympia. Người tham gia là những công dân thành phố của Hy Lạp cổ đại cùng các vùng thuộc địa. Thế vận hội được tổ chức bốn năm một lần để tôn vinh thần Zeus, vua của các vị thần. Giải thưởng cho người chiến thắng là danh tiếng và vinh quang. Người ta tạc chân dung người chiến thắng thành những bức tượng và đôi khi chân dung họ còn được khắc trên các đồng xu. Ngày nay chúng ta vẫn tổ chức Thế vận hội Olympic và tiếp tục một số truyền thống cũ, như sử dụng vương miện hình lá ô-liu, đuốc thiêng, lễ khai mạc và bế mạc.

Hy Lạp cũng tổ chức các trò chơi khác như Ptythian, được tổ chức để vinh danh thần Mặt Trời Apollo, và các trò như Isthmian, nhằm tôn vinh thần biển cả Poseidon.

Lấy cảm hứng từ Thế vận hội Hy Lạp cổ đại, Thế vận hội Olympic mà chúng ta đều biết chính là đứa con tinh thần của vị Nam tước người Pháp Pierre de Coubertin.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

6. Khoa học và Toán học

Không chỉ là quê hương của nhiều nhà toán học vĩ đại, Hy Lạp còn là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Những nhà tư tưởng Hy Lạp tác động đến khoa học và toán học như thế nào?

Eratosthenes: Nhà toán học này là người đầu tiên tính được chu vi của Trái Đất bằng cách so sánh độ cao của Mặt Trời lúc đứng bóng tại hai địa điểm khác nhau. Eratosthenes cũng tính toán được độ nghiêng của trục Trái Đất, và sau này trở thành thủ thư chính của Thư viện Alexandria.

Aristarchus: Nhà thiên văn học kiêm nhà toán học này là người đầu tiên tạo ra mô hình vũ trụ với Mặt Trời ở trung tâm và Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Ông cũng đặt các hành tinh trong hệ Mặt Trời xung quanh Mặt Trời theo một thứ tự chính xác, và cho rằng các ngôi sao cũng tương tự như Mặt Trời. Nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus cho rằng thuyết nhật tâm chính là thuộc về Aristarchus.

Hipparchus: Hipparchus được biến đến là nhà thiên văn học vĩ đại nhất thời cổ đại. Ông đã phát triển các mô hình đầu tiên mô tả sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng, và rất có thể là người đầu tiên dự đoán được các hiện tượng nhật thực.

7. Kiến trúc

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là
Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Hy Lạp là đền Parthenon. (Ảnh qua athinorama.gr)

Một trong những ví dụ phổ biến nhất của kiến trúc Hy Lạp trong thế giới hiện đại là cột trụ. Công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Hy Lạp là đền Parthenon, là tòa nhà lớn với nhiều cột trụ được xây dựng tại Athens. Ngày nay, các trụ cột được sử dụng trong nhiều công trình công cộng như nhà thờ và thư viện. Ngoài ra, các trụ cột còn xuất hiện nhiều trong các tòa nhà ở Washington D.C., bao gồm cả Nhà Trắng.

Điều gì tạo nên kiến trúc Hy Lạp?

Người Hy Lạp cổ đại cực kỳ sùng đạo, nên nhiều công trình kiến trúc ở Hy Lạp được thiết kế với tâm thế thờ thần. Parthenon và Erechtheum là hai ví dụ cho các công trình vĩ đại và lột tả chính xác nhất về Hy Lạp. Một số đặc điểm của thiết kế Hy Lạp có thể kể đến như sự chính xác, phong cách trang trí, sự hào phóng và hiệp lực. Mỗi khía cạnh và đặc điểm của kiến trúc Hy Lạp được tạo ra để nâng đỡ và liên hệ lẫn nhau. Bởi vì mỗi công trình của Hy Lạp đều được lấy cảm hứng từ những câu chuyện và khả năng phi thường của một vị thần cụ thể, nhưng có một sự thật buồn cười là hầu hết các tòa nhà bắt chước phong cách Hy Lạp ngày nay đa số lại là những nơi thế tục hay các cơ quan chính phủ.

8. Ngọn hải đăng

Giống như thư viện đầu tiên, ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới nằm ở Ai Cập, vương quốc của Alexandria, thuộc sự kiểm soát của Hy Lạp. Công trình này có tên là Ngọn hải đăng Alexandria hoặc Pharos của Alexandria. Cao hơn Tượng Nữ thần Tự do, đây là công trình có độ cao đứng thứ hai thời bấy giờ, chỉ sau Kim tự tháp Giza.

Người ta có thể nhìn thấy ngọn hải đăng nhờ ánh lửa vào ban đêm và cột khói vào ban ngày. Đáng buồn thay, ngọn hải đăng này đã bị phá hủy bởi các trận động đất, nhưng nó đã trở thành mô hình mẫu cho tất cả các ngọn hải đăng sau này.

9. Hội đồng xét xử bồi thẩm đoàn

Người dân chủ Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là người Athens, là những người đầu tiên sử dụng hình thức xét xử bởi bồi thẩm đoàn như chúng ta biết đến ngày nay. Các luật sư bắt buộc phải là công dân nam của Athens, và có một cơ chế tên là dikastaí, đảm bảo rằng không ai có thể chọn bồi thẩm đoàn cho phiên xét xử của chính mình.

Các phiên thông thường sẽ triệu tập lên tới 500 bồi thẩm. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn liên quan đến cái chết, có thể triệu tập tới 1.501 bồi thẩm. Với nhiều bồi thẩm như vậy, quy tắc thống nhất được áp dụng trong các tòa án ngày nay không có hiệu quả, do đó phán quyết của các tòa án Athens cổ đại chỉ được tán thành bởi đa số. 

10. Nhà hát

Nếu bạn đã từng đến xem hòa nhạc, kịch hay phim chiếu rạp, tức là bạn đang tận hưởng một trong những đóng góp tiêu biểu nhất của người Hy Lạp cổ đại cho xã hội ngày nay, đó là: Nhà hát. Từ “nhà hát” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “theatron”, có nghĩa là chỗ ngồi của đấu trường ngoài trời, nơi mọi người thường xem kịch. Nhà hát phương Tây đầu tiên có nguồn gốc ở Athens, và giống như nhiều nhà hát Hy Lạp cổ đại khác, nó có cấu trúc bán nguyệt cắt thành hình một sườn đồi có khả năng chứa từ 10.000 đến 20.000 người.

Một nhà hát Hy Lạp tiêu chuẩn bao gồm ba phần: sân khấu, phòng thay đồ và khu dựng cảnh. Âm thanh của nhà hát là một trong những đặc tính quan trọng nhất, cho phép mọi người có thể nghe rõ lời nói của các diễn viên nam.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hy Lạp cổ đại là

Câu hỏi trắc nghiệm về Hy Lạp và La Mã cổ đại có đáp án và lời giải

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…

B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.

C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.

Lời giải

Đáp án: D.

- Điểm nổi bật trong điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại là: Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…; Đất đai canh tác ít và không màu mỡ; Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 2. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc canh tác loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Hồ tiêu.

D. Bạch dương.

Hiển thị đáp án

Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc trồng các loại cây lâu năm như: nho, ô liu… (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 3. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Khai thác lâm sản.

C. Buôn bán qua đường biển.

D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…

Lời giải

Đáp án: C.

Hy Lạp có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, thuận lợi cho việc lập những hải cảng, phát triển mậu dịch hàng hải (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 4. Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

A. Cảng Óc Eo.

B. Cảng Pa-lem-bang.

C. Cảng Đại Chiêm.

D. Cảng Pi-rê.

Lời giải

Đáp án: D.

Pi-rê là thương cảng chính, nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 46).

Câu 5. Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Đông Dương.

B. bán đảo Nam Âu.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. bán đảo Ban-căng.

Lời giải

Đáp án: C.

Nơi khởi phát của nần văn minh La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 6. Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.

Lời giải

Đáp án: B.

Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 7. Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm.

B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt.

C. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng…

D. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế.

Lời giải

Đáp án: D.

- Đặc điểm của các thành bang ở Hi Lạp cổ đại: mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt, thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng… (SGK Lịch Sử 6/ trang 47).

Câu 8. Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Hội đồng 500 người.

B. Đại hội nhân dân.

C. Tòa án 6000 thẩm phán.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Lời giải

Đáp án: B.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên, có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước (SGK Lịch Sử 6/ trang 48).

Câu 9. Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác).

Lời giải

Đáp án: A.

Ở A-ten, Đại hội nhân dân gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là

A. Hoàng đế.

B. chấp chính quan.

C. tể tướng.

D. Pha-ra-ông.

Lời giải

Đáp án: A.

Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là hoàng đế (SGK Lịch Sử 6/ trang 48).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Lời giải

Đáp án: B.

Tượng thần vệ nữ Mi-lô là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ chữ cái La-tinh.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.

D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.

Lời giải

Đáp án: A.

Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 13. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át.

D. sử thi Ra-ma-ya-na.

Lời giải

Đáp án: C.

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là sử thi I-li-át (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 14. Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Pi-ta-go.

B. Ta-lét.

C. Hô-me.

D. Ác-si-mét.

Lời giải

Đáp án: C.

Hô-me là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê (SGK Lịch Sử 6/ trang 49).

Câu 15. Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

A. Định lí Pi-ta-go.

B. Định luật Niu-tơn.

C. Định luật bảo toàn năng lượng.

D. Định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải

Đáp án: A.

Định lí Pi-ta-go là thành tựu cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay.