Mua hồ sơ thi công chức 2019 ở đâu

Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng quan trọng, nòng cốt giúp vận hành bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Công chứcđóng vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn trong việc duy trì trật tự, kỷ cương và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật. Với vai trò to lớn như thế, hệ thống công chức cần đảm bảo kỷ cương và thực hiện đúng, đầy đủ, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, trở thành tấm gương sáng đối với các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Bài viết dưới dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về điều kiện, phương thức và hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mua hồ sơ thi công chức 2019 ở đâu

Luật sưtư vấn pháp luật trực tuyếnqua tổng đài:1900.6568

1. Công chức:

Để tìm hiểu về các điều kiện, phương thức và hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức trước tiên chúng ta cần phải hiểu công chức là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Như vậy, ta nhận thấy công chức bao gồm các đối tượng cụ thể sau đây:

Các công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội.

Các công chức trong các cơ quan nhà nước.

Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.

Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Xem thêm: Biểu phí khi thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức mới nhất

2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức:

Tại Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức có nội dung như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008.

Cơ quan sử dụng công chức phải xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung và không được làm trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định đối với các đối tượng đăng ký dự tuyển công chức.

Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế cụ thể của từng cơ quan:

Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định người có đủ các điều kiện dưới đây mới được đăng ký dự tuyển công chức:

Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo các đối tượng đáp ừng đủ các điều kiện sau được đăng ký dự tuyển công chức:

Người đăng ký dự tuyển công chức có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Người đăng ký dự tuyển công chức phải đủ 18 tuổi trở lên.

Xem thêm: Đối tượng ưu tiên, cách tính điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức

Người đăng ký dự tuyển công chức phải có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng.

Người đăng ký dự tuyển công chức phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Người đăng ký dự tuyển công chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

Người đăng ký dự tuyển công chức phải đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển phải không được trái quy định của pháp luật và không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập.

Việc tuyển dụng công chức còn phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Cần lưu ý rằng đối với những đối tượng hiện không cư trú ở Việt Nam, mất hoặc đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay các đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích hay đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì không được đăng ký dự tuyển công chức.

3. Phương thức, hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức:

Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức bao gồm các hồ sơ sau đây:

Thứ nhất, đơn đăng ký dự tuyển công chức (theo mẫu quy định sẵn).

Xem thêm: Cấu trúc đề thi công chức? Cách tính điểm trúng tuyển theo quy định mới?

Thứ hai là bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Thứ ba, bản sao giấy khai sinh.

Thư tư, nản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Thứ năm, giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

Thứ sáu, giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật cán bộ, công chức năm 2019 quy định về tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua các hình thức cụ thể sau đây:

Thứ nhất, thông qua hình thức thi tuyển.

Thứ hai, thông qua hình thức xét tuyển.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục, thời hạn nộp đơn xin phúc khảo thi công chức

Thứ ba, do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào công chức.

Cần lưu ý rằng, các hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp và đáp ứng với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực tốt để tham gia vào đội ngũ công chức ở Việt Nam.

Riêng hình thức xét tuyển, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật cán bộ, công chức năm 2019 nêu rõ, các đối tượng được tuyển dụng thông qua xét tuyển bao gồm các đối tượng cụ thể sau đây:

Các đối tượng cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Các đối tượng là người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

Các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng. Đối tượng này được thực hiện theo quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Một điểm cần lưu ý theo khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật cán bộ, công chức năm 2019 quy định những đối tượng được xét tuyển vào công chức không phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Ta nhận thấy, thi công chức cần rất nhiều loại hồ sơ và giấy tờ cũng như có nhiều các hình thức, phương thức thi, thi công chức là cuộc thi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên đòi hỏi các đối tượng tham gia thi công chức phải bình tĩnh, nắm bắt và tìm hiểu đầy đủ thông tin về các loại giấy tờ cần thiết và yêu cầu đối với cuộc thi công chức. Cần lưu ý rằng đối với việc gian lận trong việc kê khai phiếu đăng ký dự thi, những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thi khi bị phát hiện sẽ bị phạt và loại hồ sơ.

Xem thêm: Muốn dự thi công chức, viên chức năm nay phải đáp ứng điều kiện gì?

4. Trình tự, thủ tục xét tuyển công chức:

Trình tự, thủ tục xét tuyển công chức năm 2021 được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức. Theo đó, công chức được xét tuyển theo thủ tục gồm sáu bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Các cơ quan thông báo tuyển dụng:

Việc thông báo xét tuyển công chức phải thực hiện công khai và minh bạch.

Phải thông báo xét tuyển công chức ít nhất 01 lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ thông qua phương tiện báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình hay các hình thức khác.

Thông báo xét tuyển công chức phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử.

Thông báo xét tuyển công chức phải được niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Trong đó, nội dung thông báo xét tuyển công chức phải được phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

+ Số lượng biên chế công chức cần tuyển dụng.

Xem thêm: Một người có được thi tuyển công chức, viên chức ở nhiều nơi không?

+ Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển công chức.

+ Tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển công chức.

+ Thời hạn, địa chỉ, địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển.

+ Hình thức, nội dung, thời gian, địa điểm xét tuyểncông chức.

Bước 2: Tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển:

Cách thức nộp hồ sơ dự tuyển: Các đối tượng xét tuyển công chức nộp hồ sơ trực tiếp tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc thông qua đường bưu chính hoặc thông qua trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Thời hạn tiếp nhận: 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng được công bố công khai.

Bước 3: Tổ chức xét tuyển theo 02 vòng cụ thể như sau:

Vòng đầu tiên:

Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nếu đối tượng xét tuyển đáp ứng thì được tham dự vòng thứ hai.

Thời hạn: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn tại vòng đầu tiên, hội đồng tuyển dụng sẽ:

Lập danh sách, thông báo triệu tập thí sinh đến phỏng vấn tại vòng thứ hai.

Đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Vòng thứ hai:

Thời hạn: Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo phải tiến hành phỏng vấn vòng thứ hai.

Nội dung: Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Thời gian phỏng vấn: 30 phút (thí sinh có không quá 15 phút để chuẩn bị trước khi phỏng vấn).

Thang điểm: 100 điểm

Các thí sinh không được phúc khảo kết quả phỏng vấn tại vòng này.

Bước 4: Các cơ quan thông báo trúng tuyển tới các đối tượng xét tuyển:

Thời hạn: Chậm nhất năm ngày làm việc sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng thứ hai thì hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả, Hội đồng tuyển dụng phải thực hiện các công việc sau:

+ Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;

+ Gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển trong đó nêu rõ thời hạn đến cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo địa chỉ mà người này đã đăng ký.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng của các đối tượng xét tuyển:

Người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển.

Trong đó, hồ sơ trúng tuyển bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

Thứ nhất là bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

Thứ hai là phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 6. Quyết định tuyển dụng và nhận việc:

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng và gửi đến người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký chậm nhất 15 ngày kể từ ngày người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ.

Người được tuyển dụng phải đến nhận việc trong thời hạn 30 ngày trừ trường hợp có quy định thời hạn khác trong quyết định tuyển dụng hoặc cơ quan tuyển dụng đồng ý cho gia hạn.