Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Luôn cập nhật các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc tại các tỉnh: Hokkaido, ChiBa, Osaka, Tokyo, Saitama, Fukui, Hiroshima, Iwate, Kagawa, Ibaraki, Fukouka, Nagano, Toyama, Shizuoka, Gifu, Gunma, Tochigi, Mie, Nagasaki, Kumamoto, Yamaguchi, Kanagawa, Hyogo, Miyagi, Okayama…

Các đơn hàng này đều tập trung vào những ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản mà thực tập sinh rất thích: Thực phẩm, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, may mặc, thủy sản...

Tuyển chọn lao động tại các tỉnh: TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Những bài viết người lao động nên xem: Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hồ sơ thủ tục đi làm việc tại Nhật Bản, Mức lương cao nhất người lao động có thể nhận khi sang Nhật làm việc, Điều kiện để đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản làm việc, Những ngành nghề nào dễ trúng tuyển khi đăng kí đi XKLĐ Nhật Bản...

Đặc biệt quạt giấy truyền thống BÁN BUÔN SỐ LƯỢNG LỚN giá cực rẻ chỉ 1 ngàn đồng.

  http://quatgiay.wordpress.com   0938550527

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

       Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm kỹ lưỡng từ tay nghề của những người thợ khéo tay, tỉ mỉ. Nan tre được chọn lọc, xử lý kỹ vì vậy không bị mối mọt, sử dụng lâu dài.

Quạt múa nhiều màu, làm theo yêu cầu.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

 - Quạt dùng làm quà tặng trong các dịp lễ:

  + Tặng người thân, bạn bè khi bày tỏ tình cảm chân thành bằng những câu thơ, văn, danh ngôn thể hiện qua nét chữ thư pháp bay bổng cùng với phong cảnh thơ mộng, hữu tình được vẽ hoặc in trên chiếc quạt. 

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

+ Dành tặng quan khách chiếc quạt viết tên cô dâu, chú rễ hay hình cưới của cặp đôi hạnh phúc trong ngày cưới. Hoặc là thiệp cưới mới lạ, phá cách trên chiếc quạt.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

+ Là sản phẩm marketing mới, độc đáo và hiệu quả hơn khi thay thế tờ rơi trao đến tay khách hàng. Họ sẽ giữ lại chúng vì có giá trị sử dụng. Khách hàng sẽ mang theo bên mình khi cần và đó là cách thức quảng bá rộng và sâu hơn đối với thương hiệu của bạn. Vậy là đạt được điều bạn cần rồi !

* Quạt giấy in hình ảnh

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

* Quạt vải in Logo

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

  • Khi công ty có event bạn thường đau đầu suy nghĩ chọn món quà tặng cho khách hàng sao cho độc đáo, lồng ghép quảng bá thương hiệu của công ty. Hãy nghĩ đến những chiếc quạt xinh xắn này nhé!  
    Mua quạt giấy ở đâu hà nội

     * Hàng có sẵn nhiều màu sắc, câu chữ đa dạng cho khách hàng chọn lựa.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

“LÀM VIỆC VỚI KHÁCH HÀNG BẰNG CÁI TÂM.”

                        * Giao hàng tận nơi.     

Liên hệ:    để có giá rẻ nhất

Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà mỗi chiếc quạt Chàng Sơn còn mang trong mình một ý nghĩa triết lý lịch sử lâu bền

  •  “Gió đâu gió mát sau lưng”

Làng Chàng Sơn vốn là một làng nghề truyền thống nổi tiếng ở tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Dân Chàng Sơn cũng nổi tiếng là dân “bách nghệ” và nghề làm quạt cũng chỉ là một trong những nghề của làng.

Người Chàng Sơn thường tranh thủ làm quạt vào những lúc nông nhàn. Trước Tết Âm lịch là mọi thứ đã được mua về sẵn để tiện khi nào rảnh rỗi thì đem ra làm. Nghề làm quạt tuy không quá gian nan, vất vả nhưng lại đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ đến thành kiểu cách vô cùng.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Để có được một chiếc quạt nan như ý, người nghệ nhân phải bỏ rất nhiều công sức để chọn lựa từng ống tre làm nan quạt, từng sợi mây để làm viền và từng thếp giấy để làm cánh quạt. Tre phải dẻo, già có độ tuổi từ 3 năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp. Tre cắt thành ống, cạo tinh xanh, lấy dao tách cật ra, gắn sơn ta vào giữa hai thanh tre. Sau đó, các thanh tre được bó chặt lại vài tháng, đến khi khô sơn mới vót thành nan quạt. Sợi mây phải óng, mượt, dài để khi đan không phải nối nhiều đoạn lại với nhau.

Giấy quạt là loại giấy dó, giấy điệp mua tận Đông Hồ (Bắc Ninh) đem về. Khi vào giấy cho nan quạt phải khéo léo, tỉ mỉ, sao cho giấy không bị nhàu, nếp gấp phẳng, đều, tiện cho công việc vẽ tranh.

Khi vẽ, điều khó nhất của người họa sỹ là căn chuẩn nếp gấp giữa các nan quạt. Phải tính toán kỹ lưỡng sao cho khi hoàn thành, gấp quạt lại không ảnh hưởng đến tranh, các nếp gấp nằm vào đúng khoảng không, không được cắt người hay cắt vật. Nếu trường hợp bắt buộc phải cắt, thì cái tài của người vẽ chính là tạo mối liên kết sao cho người xem không biết vật đó bị cắt nếu không tận tay sờ vào quạt. Khi các công đoạn làm quạt hoàn thiện, người họa sỹ sẽ phủ lên đó một lớp sơn bóng để giữ cho quạt sáng đẹp, bền lâu.

Không chỉ có giá trị nghệ thuật cao mà mỗi chiếc quạt Chàng Sơn còn mang trong mình một ý nghĩa triết lý lịch sử lâu bền. Quạt có thể là vật làm duyên trên tay của các cô thiếu nữ, các đức ông trong những dịp đặc biệt, hay những bức tranh nghệ thuật độc đáo treo trên tường để trang trí. Cho dù là treo tường hay cầm tay thì từ chiếc quạt vẫn toát lên một vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ từ những họa tiết, hình ảnh giữa chiếc quạt.

Chiếc quạt càng ấn tượng hơn bởi chất liệu the tơ óng ánh màu hoàng tộc, các vân sáng lung linh tự nhiên hòa quyện với các họa tiết được trạm trổ phía trên. Mỗi hình vẽ trên quạt là tượng trưng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước và cả những tích truyện cổ, tích sử về các vị anh hùng dân tộc…

Theo các nghệ nhân làm quạt của làng kể lại, chiếc quạt làng Chàng đã được gắn với rất nhiều câu chuyện cổ tích: ngày xưa có "hội đồng tiên quạt", vì lương duyên nên kết quạt để giải tâm phiền: Có câu thơ xưa để giải thích cho xuất xứ nghề làm quạt the ở làng Chàng Sơn.

"Tiên đồng hội quạt, hội đồng tiên,

Lương duyên kết quạt, giải tâm phiền.

Phiền tâm quạt, tay đưa gió

Gió đưa tay quạt, hội đồng tiên".

Trong thời buổi hiện đại, quạt máy, điều hòa nhiệt độ ngày càng rẻ và tiện dụng. Quạt giấy Chàng Sơn vẫn có được chỗ đứng trong thị trường trong nước và còn vươn ra cả các thị trường nước ngoài với nhiều loại quạt trang trí nghệ thuật độc đáo. Điều này vừa là sự khẳng định sức sống của một làng nghề truyền thống lâu đời, lại vừa khẳng định sự tồn tại của một nét đẹp mang nhiều mầu sắc lịch sử văn hóa đậm chất nông thôn xưa.

Hình ảnh những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt giấy hay quạt nan dưới bóng cây đa râm mát nơi sân đình, bên hiên nhà hay ở quán trà đầu làng… gợi cho ta liên tưởng đến một làng quê thanh bình, yên ả, thấy lòng mát rượi bởi có chiếc quạt thân quen./.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Tre là nguyên liệu để làm nan quạt. Đến làng Chàng Sơn có thể thấy trong làng, ngoài xã đâu cũng có tre, tre ở trên đường làng, tre đang ngâm dưới hồ, tre trong từng gia đình làm nghề truyền thống.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc đã có 3 đời làm quạt giấy, trong nhà mọi thành vien đều biết là quạt, mỗi người làm một công đoạn khác nhau.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Những chiếc quạt làm từ chất liệu giấy có in hoa văn tranh thủy mặc.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Chẻ nan tre làm xương quạt.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Kiểm tra nan xương quạt sau khi đóng chốt.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Phất quạt lụa “công đoạn bồi lụa lên quạt” luôn là công đoạn khó và đòi hỏi những người thợ có kỹ năng tay nghề cao.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Quạt lụa sau khi phất xong được phơi khô bằng cách kẹp trên dây phơi.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Phơi quạt được phất từ giấy bản dọc theo các con ngõ nhỏ trong làng.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Cắt sửa viền quạt lụa.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Trong một gia đình nhỏ, mẹ làm quạt, con học bài.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Có nhiều gia đình thành lập những xưởng sản xuất lớn, vừa là nơi sản xuất vừa là nơi thu mua lại những sản phẩm từ các hộ gia đình trong làng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Quạt lụa chuẩn bị được giao đến tận cơ sở thu mua.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Chiếc quạt gắn bó với con người từ lâu đời và mang bao nỗi niềm của con tim. Nó là gió. Nó là tình. Nó là múa ca và nó còn là niềm vui của sự sống được gửi trao.

Tôi như bị ma ám vì lẩn thẩn đi theo cô đào hát ấy. Cô hát chèo một thời nức tiếng và có biệt tài múa quạt biểu đạt tâm trạng của vai diễn. Giọng cô ngọt và trong làm tôi ngây ngất, còn cái quạt trong tay cô luôn làm tôi giật mình, thảng thốt. Cái vẩy tay quạt như giận dỗi. Ngón tay thon kia, khép nan nửa chừng đã làm tôi ghen tị với anh kép đẹp trai khi được ngỏ lời yêu. Rồi khi cái quạt được mở xoè hết cỡ, vang lên một âm thanh như reo vui thì tôi phải nhắm mắt vì sợ nhìn thấy hình ảnh tay trong tay, má kề vai của cặp tình nhân. Cứ thế cái quạt trong tay cô đào đeo đuổi tôi hoài…

Đó là những kỷ niệm thuở trai trẻ chợt hiện về khi tôi đến đình Phiến Thị thắp hương cho ông tổ nghề làm quạt họ Đào ở số 4 phố Hàng Quạt, Hoàn Kiếm - Hà Nội. Dễ cũng đến vài trăm năm, ông Đầu Quạt đã đi xa nhưng người làng Đào Xá, Hưng Yên nhớ ơn ông khi cất lều làm quạt tại đất Hà Thành. Và cũng chỉ có thợ làm quạt tre ở đây chuyên dùng giấy bản, giấy dó của làng Yên Thái. Chứ không như các thợ làm quạt ở làng quê khác phải mua giấy điều tận Bắc Ninh. Bất chợt tôi nhớ có lần cô đào chèo mách rằng quạt để múa phải đặt tận thôn Lủ, làng Kim Lũ, Thanh Trì xưa kia. Thảo nào quạt của đào nương thường được dán đôi lớp lụa màu thưa mỏng, tạo nên làn gió thơm mượt, qua cổ tay dẻo đến mê mẩn lòng người.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Vợ chồng ông Mơ vẫn tha thiết với nghề làm quạt

Quạt mà cô đào của tôi múa sau này còn được thửa ở làng Chàng Sơn, huyện Thạch Thất. Ở làng này nức tiếng có ông Dương Văn Mơ, chuyên làm quạt lụa cho lễ hội và các loại quạt nghệ thuật cao cấp xuất ngoại. Hàng toàn do các thương gia phương Tây hay Nhật đặt mua, với nhiều mẫu và hình vẽ độc đáo. Nhưng có dịp gặp tôi hỏi về chuyện làm quạt giấy của bà con trong làng, thì ông Mơ buồn hẳn, rồi nói: “Thời buổi này khó sống bằng nghề làm quạt giấy cho người tiêu dùng ông ạ. Phập phù lắm vì thu nhập rất thấp. Gia đình nào cũng dùng quạt điện, hay máy điều hoà…”.

Ông lặng đi, có lẽ vì mấy đời gia đình ông theo nghề làm quạt giấy để bán nhưng giờ thì theo làng bỏ cả. Duy chỉ có vợ chồng ông vẫn còn tha thiết với nghề, nhưng cũng chỉ làm quạt khi được đặt hàng theo yêu cầu của thập phương. Mặc dù đã có những chuyến bán tới hàng ngàn chiếc nhưng ông Mơ vẫn buồn vì làng nghề này đã bị mai một. Ông làm quạt với bao nỗi niềm thấp thỏm vì sự nhớ một thời cả làng náo nức và sinh sống bằng nghề làm quạt thuở hàn vi. Chính vì lẽ đó mà giờ đây ông còn làm thêm nghề bốc thuốc để kiếm sống, bởi ngày càng khó thuê nhân công làm quạt với đồng lương ít ỏi. Hầu như mọi người đã chuyển làm nghề khác để kiếm ăn dễ hơn.

Cũng giống như dân làng Chàng Sơn, đến 95% gia đình ở làng Vác (Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội) đã bỏ nghề làm quạt, chuyển sang làm lồng chim. Bán lồng chim nhiều tiền hơn nên nhiều gia đình ở đây khá giả lắm. Vừa rồi tôi về dự hội làng Vác mới chứng kiến sự đổi thay. Hậu cung đình vẫn còn thờ Quạt. Hay trang trí khánh tiết lễ hội vẫn dùng hình tượng quạt. Một đội múa quạt gồm những người trẻ tuổi khi đi rước, giờ đây chỉ để lại dư âm tiếc nuối một làng nghề bị biến mất. Đến nhà bà Lưỡng, 77 tuổi, một trong số ít người còn làm quạt hiện nay, tôi càng có cảm giác bâng khuâng vì bà nói: “Ít người làm quạt lắm ông ạ. Cả sáu đứa con tôi đều đi buôn bán hoặc làm việc khác. Chỉ còn cánh già chúng tôi làm cho đỡ buồn vì không thể làm được việc gì khác”.

Khi tôi hỏi về chuyện bán những chiếc quạt giấy màu tím đang phơi ở ngoài sân, bà không nói, chỉ chép miệng lắc đầu và chỉ rầu rầu nhắc đến câu ca xưa, đầy tự hào của làng:

“Hỡi cô thắt dải bao xanh

Có về Canh Hoạch với anh thì về

Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề

Yêu nghề quạt giấy hay nghề đan khuôn”

Lại nhớ, có lần tôi đến nhà đào nương, người tình trong mộng của tôi ở tại căn hộ cao cấp khu Mỹ Đình để ngắm bộ sưu tập quạt múa suốt một đời của cô, mới biết trong đó có một chiếc quạt của một nghệ nhân bị tật nguyền, nổi tiếng ở Hà Nội. Đó là Nguyễn Lân Tuyết, con gái út của nghệ nhân tài hoa Nguyễn Đức Lân cũng ở Chàng Sơn. Nhưng cô lại thoát ly mang theo nghề của gia đình và mở xưởng sản xuất tại phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội. Tất nhiên cô cũng không thoát khỏi lực hút của thị trường nên chỉ làm quạt trang trí, khổ lớn, hoặc quạt biểu diễn nghệ thuật và trong lễ hội. Phải nói nghệ nhân Nguyễn Lân Tuyết có tài biến hoá mọi hoạ tiết dân gian được nhập thần vào các nan quạt và trên vóc lụa, với các hình tượng Thánh Gióng, tranh Đông Hồ, thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng...

Nghệ nhân Nguyễn Lân Tuyết, với chiếc nạng gỗ đã đi khắp nơi, sang Nhật, Mỹ… để quảng bá những sản phẩm tre Việt. Chị đã thành công với ý nguyện phát huy nghề truyền thống, theo chiều hướng hoà nhập cộng đồng quốc tế, nhưng vẫn bảo tồn được nét đẹp truyền thống, mềm mại khiêm nhường và đôn hậu. Đáng chú ý, chị đã làm được chiếc quạt lớn có đường kính dài tới 3m để dự triển lãm. Tưởng đây đã là chiếc quạt đạt kỷ lục của chị nhưng vẫn không ăn thua với chiếc quạt khổng lồ của hai nghệ nhân: Dương Văn Mơ và Phi Quang Bộ, cùng quê chị thực hiện, với chiều dài đường kính khi mở ra dài 9m, nan quạt cao tới 4,5m. Đúng là một cái quạt phi thường. Nói đến tấm bằng xác nhận kỷ lục của mình, ông Mơ cũng tỏ ra tự hào, nhưng rồi niềm vui chẳng được tày gang, ông vẫn khắc khoải về cái mất cho cả làng, đó là nghiệp của Chàng Sơn quê hương.

Bỗng dưng trong tôi hình ảnh cô gái của cái ngày xưa ấy trên chiếu chèo sân đình hiện lên với các động tác biến hoá và tạo nên hồn cốt của chiếc quạt trong bao ước lệ. Khi xoè khi khép, khi là trang sách đề thơ, khi lại là mây bay, sóng tình cuộn chảy trong điệu múa quạt làm sững sờ lòng người. Chả thế mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã phải vịnh về chiếc quạt rằng:

“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy

Chúa dấu vua yêu một cái này”

Hay bà còn ví von đến gợi tình:

“Chành ra ba góc da còn thiếu

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa

Mát mặt anh hùng khi tắt gió

Che đầu quân tử lúc sa mưa

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng

Phì phạch trong lòng đã sướng chưa”

Thật đã! Quạt là như thế. Nó gắn bó với con người từ lâu đời và mang bao nỗi niềm của con tim. Nó là gió. Nó là tình. Nó là múa ca và nó còn là niềm vui của sự sống được gửi trao. Nỗi niềm ngậm ngùi của người già, của một thời miếng cơm manh áo, thật đáng chia sẻ. Một cuộc chia ly không chờ, không hẹn. Cái quạt nồng nàn tình nghĩa ấy với làn gió hương quê đã bỏ ta đi...

Khi vừa bước ra khỏi miếu thờ ông Đầu Quạt, tôi chợt dừng chân đứng ngẩn ngơ ở giữa phố Hàng Quạt, vì chợt nhớ tới giọng hát của cô đào chèo nỉ non rằng: “Đêm khuya gió quạt trăng tàn - Trách con gà trống gáy tan tình cờ”. Và trước mắt tôi, hình ảnh lễ rước quạt ở làng Canh Hoạch hiện lên như một cuộc chia tay, vì nó cứ đi xa hun hút, mờ ảo trên cánh đồng làng. Lúa đã bắt đầu trổ đòng màu cốm. Một làn gió thơm đâu đó chợt lùa đến, quạt mát lịm những ký ức trong tôi./.

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Quạt làng Chàng

Hình ảnh những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt giấy hay quạt nan dưới bóng cây đa râm mát nơi sân đình, bên hiên nhà hay ở quán trà đầu làng… gợi cho ta liên tưởng đến một làng quê thanh bình, yên ả, thấy lòng mát rượi bởi có chiếc quạt thân quen./.

 


Page 2

Lịch sử các ngày lễ lớn ở Việt Nam

Truyền thuyết Valentine Day! 14/02 

Ngày Valentine là 14 Tháng Hai là ngày mất của Ông Thánh Valentine. Theo truyền thuyết thì ông là người có trái tim nhân ái, anh hùng và lãng mạn. Đang lúc nước có chiến tranh, Hoàng Đế Claudius II cho rằng những ai có vợ con sẽ không có tinh thần hăng say chiến đấu vì có nhiều lo 

âu cho gia đình, vì vậy ông ra lệnh cấm tất cả trai tráng lấy vợ. Ông Valentine đã âm thầm chống lại lệnh của Hoàng Đế, bí mật cử hành hôn lễ cho nhiều đôi tình nhân trẻ, ông bị bắt và bị xử tử ngày 14 Tháng Hai năm 269 sau Công Nguyên. 

Để tưởng niệm ông, người bấy giờ quyết định lấy ngày 14 Tháng 2 làm ngày hẹn hò và đính ước. Dần dần có nhiều thay đổi, nay ngày này được coi là ngày của tình yêu, những người yêu nhau chọn những món quà độc đáo, lãng mạn tặng cho người yêu để biểu lộ tình yêu và cũng để sưởi ấm tình nồng. 

Có truyền thuyết cho là lúc Ông Valentine bị giam trong ngục, ông đã đem lòng yêu cô con gái của người bắt giam ông. Khi ra pháp trường ngày 14 Tháng Hai ông viết một lá thư cho người yêu rồi ký tên “From your Valentine” . Từ đấy ngày 14 Tháng Hai trở thành ngày của tình yêu. Lá thư nhỏ của Ông Thánh Valentine đã trở thành tục lệ trao đổi thiệp cho nhau trong ngày này.

Điều quan trọng nhất là ngày này không phải là ngày chỉ dành riêng cho những người đang yêu nhau mà cũng là ngày của tình bạn, của tình người.

Tình Yêu là niềm giao cảm kỳ diệu, là những rung động bất tận của những trái tim đa cảm … cho đến nay tình yêu vẫn còn là những hiện tượng còn đầy bí ẩn mà loài người vẫn chưa tìm hiểu được cho thấu đáo. Thi ca VN là một dàn đại hợp xướng , kết hợp bằng những giai điệu tuyệt vời, những âm hưởng du dương và lãng mạn, tình yêu trong thi ca VN đã trở thành một đề tài lớn, một nghệ thuật rực rỡ và vĩnh cữu của nền văn hóa dân tộc. 

Xuân Diệu, một nhà thơ lớn của thi ca VN, dỗi hờn với người yêu:

“Được giận hờn nhau ! sung sướng biết bao nhiêu

Anh một mình nghe tất cả buổi chiều

Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh”

Với Xuân Diệu tình yêu không thể ngầm hiểu nhau mà phải nói lên thật nhiều lần:

“Yêu tha thiết , thế vẫn còn chưa đủ

Phải nói yêu, trăm bận đến ngàn lần

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm Xuân

Đem chim bướm thả trong vườn tình ái”

Nguyễn Nhược Pháp diễn tả trâm trạng yêu ngất ngây của cô gái tuổi mười lăm đi Chùa Hương gặp chàng trai trẻ:

Ngun ngút khói huơng vàng

Sau cho em lấy đựơc chàng”

Đỗ Huy Nhiệm nũng nịu “Bắt Đền” người yêu:

”Hôm nay em đến bắt đền anh

Đã để cho em ngủ một mình

Trong giấc mơ màng bao sợ hãi

Quờ tay chỉ thấy bóng trăng thanh!

Phòng vắng sương gieo, gió lạnh vào 

Tìm chăn, chăn đã biến nơi nao

Lạnh lùng em muốn anh ôm ấp

Để cõi lòng em ấm chút nào

Em giận con gà gáy sáng ran

Làm em trót tỉnh giấc mơ tan

Anh ơi khẽ kéo rèm the lại

Nối lại cho em giấc mộng vàng"

Lịch sử ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.

Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. 

Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909. Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.

Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.

Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working"! (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. 

Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơBread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận. 

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga. 

Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc. 

Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ. 

Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. 

8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới. 

Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, vv.vv. Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day).

Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam, một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Ngày Quốc tế lao động 01/05

Si-ca-go, thành phố trung tâm công nghiệp của nước Mỹ đã đi vào lịch sử bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân Mỹ hồi cuối thế kỷ XIX. Cũng như ở bất cứ nơi nào trên thế giới tư bản chủ nghĩa, đời sống của người lao động Mỹ vô cùng khổ cực. Ngày làm việc kéo dài 14, 15 giờ, đến nỗi họ "không bao giờ được thấy mặt vợ con dưới ánh mặt trời". Đồng lương không đủ sống, nhà ở chật chội thiếu vệ sinh, điều kiện lao động rất vất vả. Đã từ lâu, giai cấp công nhân Mỹ tiến hành đấu tranh đòi rút ngắn thời gian lao động, tăng tiền lương và cải thiện đời sống. Họ bị bọn cầm quyền khủng bố gắt gao nhưng ý chí không hề giảm sút, kinh nghiệm càng thêm dày dạn. Họ tiến dần đến những cuộc đấu tranh có tổ chức trên qui mô lớn. 

Theo quyết nghị của Liên đoàn lao động Mỹ khi đó thì ngày 1 tháng 5 năm 1886 được chọn làm ngày đấu tranh của công nhân Si-ca-go. Mặt dầu bị chánh quyền ngăn chặn, các công đoàn và báo chí công nhân vẫn khẩn trương vận động nhân dân tham gia đấu tranh. Đúng ngày hôm đó, công nhân Si-ca-go tiến hành tổng bãi công, xuống đường biểu tình giương cao khẩu hiệu: "Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập trong một ngày". Từ Si-ca-go, làn sóng bãi công lan nhanh ra toàn quốc, 5000 cuộc bãi công có 34 vạn công nhân tham gia đã diễn ra trong các thành phố lớn của Mỹ. Công nhân ở New York, Ban-ti-mo, Pi-xbơ-nơ... đã giành được thắng lợi, buộc bọn chủ phải nhận yêu sách ngày làm 8 giờ. Nhưng ở nhiều nơi khác, máu đã đổ trên đường phố. Đặc biệt ở Chicago, cuộc xung đột vũ trang bùng nỗ. Trong suốt mấy ngày, số công nhân ở đây tham gia bãi công càng thêm đông đảo, từ 1,5 vạn lên đến 4 vạn. Bọn chủ điên cuồng chống lại bằng cách sa thải những người bãi công, gọi cảnh sát đến đàn áp. Chiều ngày 3 tháng 5, chúng bắn bừa bãi vào đám biểu tình là 6 người chết và 50 người bị thương. Chúng lại cho bọn khiêu khích len vào cuộc mít tinh của công nhân, ném 2 quả bom làm chết một số tên cảnh sát. Mượn cớ đó, chúng xả súng vào quần chúng làm hàng trăm người chết và bị thương. Những người lãnh đạo phong trào bị bắt và nhiều người trong số đó bị kết án tử hình. 

Lòng căm phẫn của công nhân Mỹ và những người lao động thế giới bùng cháy. Bọn tư bản đã lộ nguyên hình là những tên bóc lột tàn bạo. Chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào để dập tắt phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Nhưng dòng máu hy sinh của công nhân Si-ca-go càng nhuộm đỏ thắm lá cờ đấu tranh cách mạng do Mác và Ăng-ghen giương cao trong 40 năm qua kể từ ngày ra đời Tuyên ngôn Cộng sản. 

Tại đại hội Quốc tế thứ hai năm 1889, dưới sự chỉ đạo của Ăng-ghen, một quyết nghị quan trọng đã được thông qua: đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế đấu tranh cho khẩu hiệu "ngày làm 8 giờ" và chọn ngày 1 tháng 5 hằng năm làm ngày đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới. Ngày 1 tháng 5 được mở đầu bằng sự kiện Si-ca-go đã trở thành ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân, ngày đoàn kết quốc tế của những người lao động, ngày hội của nhân dân bị bóc lột. Ngày 1 tháng 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động. 

Hưởng ứng nghị quyết nói trên, ngày 1 tháng 5 năm 1890, công nhân nhiều nước đã bãi công, đấu tranh chống tư bản. nhiều cuộc biểu tình, mít tinh được tổ chức ở Đức, áo, Hung, Bỉ, Thụy Điển và nhiều nước khác. Khẩu hiệu chiến đấu của Mác và Ăng-ghen: "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại" được giương cao. Công nhân Anh đòi ban hành đạo luật quy định ngày làm 8 giờ trong phạm vi cả thế giới. 10 vạn công nhân Pháp biểu tình rầm rộ ở Paris. Những sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đã bước đầu phối hợp đấu tranh trên quy mô rộng lớn. 

Nơi đầu tiến hành kỷ niệm ngày 1 tháng 5 một cách công khai và hợp pháp với tư cách của người làm chủ là nước Nga Xô-viết, quê hương của Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Từ đó, ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngày 1 tháng 5 được coi là ngày hội lớn của quần chúng. Giai cấp công nhân, nông dân tập thể cùng các tầng lớp lao động khác ra sức thi đua xã hội chủ nghĩa để lấy thành tích chào mừng ngày Quốc tế Lao động. 

ở nước ta, những ngày kỷ niệm 1 tháng 5 gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nửa thế kỷ qua. Có thể kể đến một vài sự kiện quan trọng dưới đây: 

Ngày 1 tháng 5 năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Từ các thành phố đông dân như Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn, Gia Định đến các vùng nông thôn Thái Bình, Nghệ An, Long Xuyên, Sa Đéc, tùy theo điều kiện mà treo cờ búa liềm, rải truyền đơn, biểu tình, mít tinh. Đặc biệt là ở Vinh-Bến Thủy, hàng ngàn nông dân kéo về sát cánh cùng giai cấp công nhân biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, tăng tiền lương, bỏ sưu, giảm thuế. Cuộc đấu tranh đó mở đầu cho một cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu một cuộc tổng diễn tập thứ nhất của cách mạng: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

Mùng 1 tháng 5 năm 1938, tận dụng những khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp của thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng ta tổ chức một cuộc mít tinh lớn, thu hút đến 25 nghìn người tham gia tại khu Đấu xảo Hà Nội (khu vực Nhà hát Nhân dân hiện nay). Đại diện các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu thương và các đoàn thể xã hội đứng theo hàng ngũ, hát Quốc tế ca, hô vang khẩu hiệu cách mạng, chống chiến tranh đế quốc. Những hoạt động sôi nổi trong cả nước kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đã góp phần thắng lợi vào cuộc tổng diễn tập thứ hai, dẫn tới ngày cách mạng thành công. 

Ngày 1-5 đã khắn sâu vào trái tim các chiến sĩ cách mạng bị tù đày. Mặc dầu nhà tù đế quốc rất khắc nghiệt, chế độ khủng bố rất dã man, nhiều đồng chí cộng sản đã tổ chức những buổi kỷ niệm trong buồng giam, đơn sơ mà nghiêm trang, động viên tinh thần đấu tranh cách mạng. Bài "Quốc tế ca" từ lời thơ phỏng dịch của đồng chí Nguyễn ái Quốc đến bài ca hoàn chỉnh đã vang lên từ các ngục tối, toát lên ý chí chiến đấu và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ. 

Sau khi giành Độc lập, ngày 29 tháng 4 năm 1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1-5. Từ đó, ngày 1 tháng 5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức của nhà nước ta. 

Ba mươi năm sau ngày Cách mạng tháng Tám, một sự trùng hợp ngẫu nhiêu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc: ngày 1 tháng 5 năm 1975 toàn miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn Độc lập, Tự do. 

Từ đó, đối với chúng ta, niềm vui của ngày 1 tháng 5 được nhân lên gấp bội.

Lịch sử ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.Căm phẫn trước tội ác dã man của bọn phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, nhà nước Tiệp Khắc lúc bấy giờ đã cho xây dựng lại làng Li-đi-xơ và Đài tưởng niệm để ghi sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xơ và Ô-ra-đua của bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.Tiếp theo quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc tế Thiếu nhi, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Matxacơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước.Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 - 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân.Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Mua quạt giấy ở đâu hà nội

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi ddược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khác

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...

Ở nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang

Ý nghĩa của ngày TẾT ở Việt Nam

TẾT ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc. Những ngày ấy việc mùa màng thường xong xuôi, dân làng làm lễ tạ ơn trời đất. TẾT mọi người chia sẻ với nhau những niềm vui ấm áp, tặng nhau những món quà để cầu chúc cho nhau một năm mới vạn sự như ý và còn rất nhiều phong tục có ý nghĩa khác.

Chính thức TẾT là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch, nhưng thật ra ta ăn mừng năm mới lâu hơn thế nữa. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới. Mọi gia đình Việt Nam đều có cuốn lịch tính theo ngày ta, ngày theo mặt trăng (Lunar calendar) để theo dõi ngày giỗ và TẾT. Thường thường TẾT rơi vào khoảng giữa ngày 21 tháng 1 và ngày 20 tháng 2, giữa độ mùa đông và mùa xuân ở châu Mỹ.

Người Việt ăn mừng TẾT với niềm tin thiêng liêng TẾT là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.

Ngày Đoàn Tụ - TẾT luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng để dành tiền và thời giờ để về ăn TẾT với gia đình. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp TẾT gặp mặt và quây quần cùng gia đình.

TẾT cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm vui TẾT với các con các cháu.

Ngày TẾT người ta cũng hay thực hiện những nghi lễ, để dâng hương lên các vị thần theo huyền thoại là người ban phước cho gia đình chúng ta được nhiều sức khỏe, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và an vui hạnh phúc trong năm vừa qua.

Ngày Làm Mới - TẾT là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày TẾT, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người mình tin rằng những ngày TẾT vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.

TẾT là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi;  còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

Ngày của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm tới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.

Ngày TẾT người ta đốt pháo nhiều để xua đuổi ma xui xẻo đi và đồng thời người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về.

Mùa TẾT cũng là mùa cưới hỏi. Các cặp trai gái thích làm đám cưới vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con ngoan.

Ngày Tạ Ơn - Người Việt chọn ngày TẾT làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa mình đã được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chủ nhân cũng cám ơn nhân viên qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn tết.

Sửa soạn - Trong tuần lễ trước TẾT nhiều gia đình đi viếng mộ của người thân, đắp thêm đất, dọn cỏ, thắp nhang khấn mời hương linh người thân về vui TẾT với gia đình.

Ngày 23 tháng 12 âm lịch nhiều nhà làm cơm cúng tạ ơn và tiễn đưa ông Táo về trời. Ông Táo theo truyền thống được ví như là một ông thần ở trong bếp nhà mình suốt năm. Ông nhìn thấy tất cả nết na của mọi người trong gia đình mình và mỗi năm tới ngày này ông bay về trời để tâu trình với Thượng Đế về nết ăn nết ở của gia đình này.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, là lúc mọi nơi làm tiệc tất niên mừng năm cũ đã qua. Phố phường đã nhộn nhịp với tiếng kèn tiếng trống ca hát mừng xuân. Người đi kẻ chạy, nhộn nhịp mua bán sắm sửa để dành ăn TẾT vì ba ngày TẾT tất cả hàng quán chợ búa đều đóng cửa.

Từ ngày 25 trở đi nhiều nhà đã bắt đầu gói bánh chưng để cúng TẾT, đem biếu và để dành ăn mấy ngày đầu năm. Bánh chưng ở ngoài bắc gói hình vuông thường vào khoảng 17cm mỗi cạnh và dầy 6cm, ở trong nam gói bánh hình ống. Bánh gói bằng lá dong hoặc lá chuối, ở bên trong có lớp gạo nếp bọc lớp đậu xanh nghiền nhuyễn và lớp nhân thịt heo đã ướp hành mắm muối tiêu thơm phức.

Bánh chưng thường được ăn chung với dưa hành muối. Vì thế mỗi khi tết đến nhà ai cũng có một lọ dưa hành muối sẵn, ngày nay thì có thể đi mua ngoài chợ.

Tết còn không thể thiếu Mân ngũ quả bầy trên bàn thờ. Gọi là mâm ngũ quả nhưng thực chất không có ai quy định phải là các loại quả gì. Mỗi loại quả có màu sắc, hương vị và hình dạng đặc trưng đều có một ý nghĩa nhất định. Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Người ta thường dùng: chuối (hình nải như bàn tay ngửa thể hiện sự che chở, bao bọc); Phật thủ (giống như bàn tay Phật che chở cho mọi người); hồng, quýt (màu sắc sặc sỡ biểu hiện cho sự thành đạt); bưởi, dưa hấu (căng tròn thể hiện sự mát lành, tươi tốt); thanh long (rồng mây gặp hội)....

Giao Thừa - là giây phút thiêng liêng nhất, là đúng 12 giờ đêm của ngày cuối cùng trong năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi con mắt đều chốc chốc lại hướng nhìn về phía đồng hồ để chờ đợi giao thừa. Chuông nhà thờ đổ dồn dã, tiếng chuông đại hồng bên chùa ngân vang, tiếng trống đình làng vang vọng, tất cả nhộn nhịp báo tin năm mới vừa đến.

“Giao” có nghĩa là “cho, to give”, “Thừa” có nghĩa là “nhận, to receive”. Giây phút này năm cũ trao ủy nhiệm cuộc sống qua năm mới. Tặng phẩm đất trời được trao truyền sang thế hệ mới.

Trước khi trời tối, bàn thờ cúng trời đất để sẵn ngoài lộ thiên và bàn thờ cúng tổ tiên ở trong nhà đã được bầy biện sẵn. Phút giao thừa, người gia chủ mặc quần áo tề chỉnh, thắp hương, hai tay chắp trước ngực khấn lễ mời hương linh ông bà, tổ tiên về ăn TẾT với gia đình và phù hộ cho gia đình con cháu gặp mọi điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Tiếng pháo giao thừa nổ ran mọi nơi, trẻ con reo hò, tiếng nhạc mừng xuân vang lừng báo hiệu phút giây thiêng liêng mầu nhiệm đã đến với tràn trề niềm vui thịnh vượng (mặc dù ngày nay pháo đã bị cấm nhưng vào dịp Tết và giao thừa đây đó vẫn có tiếng pháo nổ).

Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật đêm giao thừa, theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phước lành mang về nhà.

Mồng một tết - là ngày đầu trong năm, thường dành riêng cho gia đình nhỏ của mình và gia đình hoa mai.jpgbố mẹ chồng. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi cho trẻ con. Lì xì đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học và sống hòa thuận với những người chung quanh.

Thức ăn, bánh trái, kẹo mứt, rượu bia thuốc lá,hoa quả đã bày đầy trên bàn thờ, giờ đây mọi người tới lễ lạy tổ tiên, rồi khi nhang tàn hạ thức ăn xuống cả nhà cùng ăn, nói cười rộn rã.

Người khách đầu tiên bước vào nhà gọi là xông đất, được ví như là người mang đến vận hên xui cho gia chủ năm đó. Thế nên có nhiều gia đình rất cẩn thận, họ xếp đặt để chọn người khỏe mạnh tươi tắn, hợp tuổi với chủ nhà để mang nhiều may mắn đến nhà mình.

Mồng hai tết - là ngày thứ nhì trong năm mới, thường dành để thăm viếng và chúc tết gia đình bên vợ và gia đình những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được lì xì và nhiều bàn đánh bài hay xổ số được mở ra để mọi người thử vận hên xui cho năm mới.

Mồng ba tết - là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xã giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đình. Mình đi chúc tết bè bạn, thầy giáo, ông bà xếp, hàng xóm....

Tối ngày này là bữa cơm cúng tiễn đưa tổ tiên về lại thiên đường. Có nhiều gia đình tin theo lời truyền, họ đốt vàng mã là những thỏi vàng bạc giả bằng giấy để gửi tiền lộ phí cho tổ tiên về chầu trời.

Mồng bốn tết - là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi văn phòng dịch vụ, cửa hàng, nhà băng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.

Giờ này ngoài thành phố mọi sinh hoạt đã bắt đầu trở lại bình thường. Người lớn đi làm lại và học sinh tới mồng bẩy sẽ trở lại trường.

Ta thường nói “Ba ngày TẾT” nhưng thật ra không khí TẾT kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng TẾT lan rộng từ phạm vi gia đình, tới họ hàng, tới hàng xóm rồi tới làng xã, đâu đâu cũng có hội mừng xuân. Người ta nô nức rủ nhau đi thật nhiều chùa hoặc nhà thờ để xin được nhiều phước lộc. Các thôn làng thường tổ chức văn nghệ và hội múa cho cả làng tham dự. Rồi các cuộc thi đua tranh tài được diễn ra trong sân đình làng để mua vui. Tất cả mọi người vui đùa với nhau, họ sống trong sự hòa thuận và đoàn kết. Đó là ý nghĩa tuyệt vời của ngày TẾT Việt Nam.

Ý NGHĨA TỤC LÌ XÌ NGÀY TẾT

Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".

Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số người thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.

Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.

Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.

Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm mauty.jpgcách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rung động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".

Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.

Halloween ngày âm dương giao ngộ

Hình như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chuyện liên quan đến quỷ, ma và một số hiện tượng siêu nhiên khác. Về chuyện ma thì Âu Mỹ nổi tiếng nhất là truyện Dracula và Frankenstein, Tàu thì có "Con Ma Nhà Họ Hứa", VN thì có ma hời, ma trơi, ma rà, ma xó, ma mách...

Người ta thường nói là sợ ma quỷ nhưng tại sao lại thích kể thích xem phim truyện quỷ mả Phải chăng trong cuộc sống của chúng ta cũng đang lắm quỷ ma trà trộn? Ma quỷ đang ở giữa chúng ta, trong cuộc sống và cả trong lòng người! Thiền học phân biệt nội ma và ngoại mạ Các nhà luyện võ thì rất sợ tẩu hỏa nhập mạ Người thường thì luôn luôn phải lo kiềm chế con "ma lồi" để khỏi "nổi ma" gây ra tai họa cho gia đình xã hội... Những vị tu thiền thì thường bị ma chướng phá hoại... Xem như thế thì không có gì đáng ngạc nhiên khi ta đón chào ngày trở về của chàng thanh niên lỡ chơi với quỷ mà bị cả Thiên Đàng lẫn Địa Ngục, hai nơi đều từ chối nhập cảnh... đành quay lại trần gian chung đụng với loài người trong tình trạng: "Nghe gà gáy tìm đường lẩn trốn, tắt mặt trời lẩn thẩn tìm ra"... Đó là Jack trong ngày Halloween.

Ngày cuối tháng Mười dương lịch là ngày Halloween của Hoa Kỳ. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô có đục lộng hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...

Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

Lễ Halloween đã bắt nguồn và phát triển từ những lễ Hội Tân Niên và các lễ hội dành cho những người đã chết.

Vào thế kỷ thứ 8 (năm 800 sau Tây Lịch), các giáo hội Thiên Chúa Giáo đã thiết lập "Ngày Các Thánh" (All Saint's Day) vào mồng 1 tháng 11 để mọi người sửa soạn chờ đón Giáng Sinh luôn thể.

Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" hay Chư Thánh đã được xem như là All Hallow éven hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "Allhalows' Evening."

Các Tập Tục Trong Ngày Halloween

- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.

"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat."

Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa với "lũ ma" nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngộ.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.

Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo."

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến thập niên 1800 mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất vui thú của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

- Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt

- Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn

- Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

"Tham lam" là tâm lý chung của loài người. Số người kiềm chế được lòng tham trong cuộc sống rất hiếm. Tính bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện là những hệ luận của tính tham lam mà thôi.

Lòng tham của cải vật chất, sắc dục, danh vọng từng là nguồn gốc của vô số tội ác trong lịch sử nhân loại. Vì tham vọng người ta sẽ dùng bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào miễn là đạt được mong cầu. Có lẽ vì vậy mà các đấng giáo chủ của tôn giáo đều khuyên răn con người bỏ lòng tham để có thể sống đời an vui trong hiện tại và để được vào cõi Thiên Đàng, Niết Bàn, Bồng Lai Tiên Cảnh sau khi từ bỏ trần gian...

Kiềm chế lòng ham muốn là bước đầu để trở nên người tốt. Tiếp theo là phải có lòng thương người (nhân ái, bác ái, từ bị..) biết giúp đỡ người khác lúc họ gặp khó khăn, phải bố thí cho kẻ nghèo... Ngoài ra, thanh thiếu niên không nên chơi đùa với quỷ hay mạ Sở dĩ có điều cấm kỵ này là vì người đời thường quan niệm rằng quỷ, ma là những thành phần bất chính, thường dùng những phép thuật, những mưu chước của mình để làm hại loài người, để phá phách hoặc để thỏa mãn ham muốn... Các tôn giáo rất kỵ quỷ vì quỷ thường có hành động chống đối lại các đấng giáo chủ thiêng liêng. Trong Thiên Chúa Giáo, Quỷ là loài hung dữ, xấu xa ở Hỏa Ngục. Lu-xi-fe chẳng hạn, là quỷ giữ địa ngục. Trước đó Lu-xi fe cũng ở nước Thiên Đàng, nhưng vì tham vọng mà đọa Địa ngục.

Dân gian thường tin rằng quỷ hay đi bắt bớ người ta, hành hạ người ta một cách tàn nhẫn để vui đùa hoặc để thỏa mãn dục vọng. Có lẽ vì đó mà người ta thường dùng lời nguyền rủa "Đồ quỷ tha ma bắt" khi nói đến một người mà họ ghét bỏ.

Người Việt thì có những thành ngữ như: "mưu ma, chước quỷ," "hiện quỷ," "quỷ quái tinh ma."

Trong thần thoại có rất nhiều loại quỷ. Về quyền phép biến hóa thì quỷ với thần ngang nhau. Quỷ với Thần phân biệt nhau qua hành động:

- Quỷ thường dùng quyền phép của mình để thỏa mãn ham muốn, tham vọng nên thường đi vào đường ác, có hại cho loài người và vũ trụ.

- Thần luôn luôn dùng quyền phép để làm điều phúc lợi cho loài người và vũ trụ, đó là con đường thiện. Chỗ ở chính của Quỷ là địa ngục, là bóng tối, trong lúc các Thần thì ở cõi Trời, trong ánh sáng.

Thần đưọc người trần gian tôn thờ.

Quỷ bị người đời xa lánh vì sợ hãi, vì quỷ lúc nào cũng bị xem là dữ. Trong kinh Địa Tạng của Phật giáo có nhắc đến một Quỷ vương có tên là Vô Độc. Đây là một điều mà tây phương không nghĩ đến vì đối với họ Quỷ luôn luôn hung dữ, độc ác.

Do đó, không bao giờ nên giao du với quỷ, nhất là tuổi thanh thiếu niên. Người Việt có câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" để chỉ những hành vi ranh mãnh, đầy mưu trí, có hại cho xã hội loài người. Học trò ở đây là tuổi thanh thiếu niên. Câu chuyện Halloween muốn gởi cho thanh thiếu niên một thông điệp để đề phòng sự tiêm nhiễm cái "quỷ quái, tinh ma" khi giao du với cái giới mà mình cũng được xếp vào hạng số 3!

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.

Quỷ đã chịu ơn cứu mạng của Jack. Jack đã cứu quỷ vì tình bạn vui đùa. Quỷ đã đền ơn với lời hứa là "không bắt hồn Jack về Địa Ngục." Và kết quả, như đã nói trên, hồn Jack đã phải trở về trần gian, lang thang với những đốm than hồng do quỷ từ địa ngục tặng để sưởi ấm và soi đường đi trong tăm tối, cô đơn. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó. Họ chỉ chú trọng vui chơi. Các phim ảnh về Halloween cũng nhằm tạo cảm giác rùng rợn ma quái của thế giới âm ty như để thay đổi cách chơi, tìm cảm giác mới là chính yếu.

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

Lễ Hội Halloween ở Mỹ nhằm vào tiết thu, mưa buồn và gió lạnh, trùng hợp với "ngày cô hồn" trong truyền thống dân tộc VN cũng trong mưa buồn hiu hắt:

"Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt

Toát hơi may lạnh buốt xương khô

Não người thay buổi chiều thu,

Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng

Đường bạch dương bóng chiều man mác

Ngọn đường lê lác đác mưa sa

Hồn nào hồn chẳng thiết tha

Cõi dương còn thế nữa là cõi âm...

Trong trường dạ tối tăm trời đất

Có khôn thiêng phảng phất u minh

Thương thay thập loại chúng sinh

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người..."

Trong ý nghĩa nhân bản, Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la..

Cuộc hội ngộ này đã phần nào nói lên cái triết lý "Âm, Dương nhất lý, Sinh tử đạo đồng" nơi gặp gỡ của tâm hồn nhân bản đông tây.

"Halloween," "All Soul's Day", "Cúng Cô Hồn" đều là những dịp để người sống tưởng nhớ, đoái thương những mảnh đời bất hạnh trong cõi u minh và trong cuộc sống hiện thực chung quanh...

Có lẽ người đời đã dùng phương pháp loại suy (Analogy) để từ đời sống hiện thực trần gian, tưởng tượng ra một thế giới của cõi âm nơi những linh hồn sinh hoạt sau khi chết. Đó là ý nghĩa của lập luận: "Cõi dương còn thế nữa là cõi âm!"

Thật vậy, tưởng tượng và hư cấu không thể nào bắt nguồn từ cái không không mà phải khởi đi từ một thực tại nào đó. Như vậy thì, phải chăng, "Jack Ó Lantern" chỉ là hình tượng của bao nhiêu thanh thiếu niên trong cuộc đời hiện thực, vì môi trường gia đình, xã hội, giáo dục hoặc vì những thúc bách thầm kín nào đó đã vô tình "đùa chơi với quỷ." Và vì đó họ đã lỡ tay đánh mất tuổi thơ, vì ham vui, vì lòng trắc ẩn, thương xót, vì tình bạn bè... mà đã vô tình vi phạm quy ước xã hội, lỗi với giáo điều tín ngưỡng, mang tội với gia đình... Rồi bị xã hội thẳng tay loại trừ...

Thật vậy, khi ra tay cứu quỷ một lần... Chỉ một lần thôi, là đủ, để cho cái xã hội với thành kiến hẹp hòi, với tư duy cố chấp... buộc tội đến trọn cả đời... không cất đầu lên nổi!

Ôi! Bao nhiêu thanh thiếu niên trong xã hội, chỉ vì một lần lầm lỡ trong đời thực mà đã không còn chỗ dung thân! Bao nhiêu linh hồn đã bị Thiên Đường từ chối, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn vào Địa Ngục đã phải sống lang thang!

Trên đời này, nơi đây và hôm nay... thiếu gì người đang sống trong cảnh:

"Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc

Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ!"

Dù sao... thì Jack Ó Lantern cũng đã có một ngày hạnh phúc bên cạnh và trong cõi loài người...

Một Vài chuyện Phim Về Ma Quỷ

Chuyện phim kể rằng: ngày 31 tháng 10 - 1963, một cậu bé sáu tuổi có tên là Micheal Myers đã giết người chị là Judith. Một thời gian ngắn sau đó Micheal bị đưa đi an trí tại Trại An Dưỡng Smith's Grove Warren County, nơi đây nó phải sống 15 năm trong im lặng dưới sự chăm sóc của một bác sĩ tâm thần là Sam Loomis.

Sau đó, ngày 30-10-1978, Micheal trốn thoát và trực chỉ về thành phố quê nhà là Hađonfield, Illinois. Tại đó, Micheal bắt đầu rình rập, săn đuổi một cô học sinh High School và hai người bạn gái của cô là Annie và Lyndạ Vào ngày 31 tháng 10-1978 mấy cô gái đều ở nhà một mình. Và đêm ấy, Micheal đã tấn công: siết cổ và cắt họng Annie, giết chết Lynda và bạn trai của cô tạ Rồi đi theo Laurie là một người giữ trẻ đang chăm sóc hai đứa 8 tuổi là Tommy Doyle và Lyndsay Wallacẹ Laurie đem đặt hai đứa trẻ vào một chỗ an toàn, rồi đi ra một chọi một với Micheal. Ngay khi Laurie sắp về nhà, Bác sĩ Loomis bắn Micheal và nhìn nó rơi khỏi ban công của nhà Lauriẹ Nhưng khi kiểm soát để đoan chắc là Micheal đã chết, Bác sĩ Loomis nhìn qua và thấy rằng thi thể của Micheal đã biến mất!

2) Sự Kinh Hoàng Không Bao Giờ Yên Nghỉ!

Chuyện phim: Sau vụ nổ trong dịp Halloween, thành phố Hađonfield nghĩ rằng Jamie Lloyd và người chú của cô là Micheal Myers đã chết. Nhưng không đúng như vậy. Người đàn ông mặc y phục đen đã bắt Jamie và đưa cô ta đến một nơi cất giấu bí mật. Tại đây nó làm cho cô mang thai và đứa bé đã sinh ra vào đêm trước ngày Halloween. Jamie, biết rằng đứa bé có thể sẽ bị giết, cho nên đã cố tìm cách trốn thoát với sự giúp đỡ của một người đàn bà tên là Marỵ Lập tức Mary phải đền tội bằng cách bị đóng một cái đinh lớn vào đầu do không ai khác hơn là chính Micheal. Jamie tự mình tìm một chiếc xe tải và bắt đầu lái đến một trạm xe buýt. Bà ta giấu đứa bé vào sau một tủ đựng ly phía dưới chậu rửa bát. Micheal tìm Jamie, nhưng bà ta đã đi xạ.. Ít ra là một khoảng thời gian ngắn và cuối cùng Micheal đành mất bóng bà ta.

Trước khi rời trạm xe buýt, Jamie đã gọi cho trạm cảnh sát địa phương rồi cho hệ thống DJ biết bà ta là ai và kẻ nào đang theo sau bà. Bác sĩ Sam Loomis nghe được việc này và lo lắng về những gì đã thực sự xảy ra ở trạm cảnh sát. Một người khác cũng nghe việc này và đã nghĩ rằng đây là sự thật. Người ấy là Tommy Doylẹ Tommy Doylẹ Tommy là đứa con trai nhỏ mà trước đây Laurie Strole giữ vào đêm Halloween 1978 - Nó đã bị ám ảnh bởi Michael và đã hình dung ra cái gì đang thực sự diễn rạ Nó nghe cuốn băng của Laurie và phát hiện rằng bà ta đang ở tại trạm xe buýt. Nó vội đi đến đó và tìm thấy đứa bé. Một gia đình mới đã dọn vào nhà của Myer's. Các thân nhân của Laurie Strokẹ Kara Stroke và con của bà là Dannỵ Danny cũng đã nghe "tiếng nói" mà Micheal đã nghẹ Việc này dẫn đến việc kia và Tommy cùng Kara, Danny và đứa bé cuối cùng đã trốn khỏi Micheal.

Nhiều sự việc khá rắc rối xảy ra cho đến khi ngôi mộ bị sụp xuống và người đàn ông áo đen bị lộ mặt không ai khác hơn là bác sĩ Wym trong dịp Halloween 10 năm trước. Họ đã bắt cóc Kara và đứa con trai của bà và giấu đứa bé. Rồi Tommy và Bác sĩ Loomis đi tìm chúng trong trại An Dưỡng. Micheal bị đá văng đi và Tommy, Kara, Danny thoát ra an toàn. Bác sĩ Loomis trở lại công việc chăm sóc không bao giờ chấm dứt với Micheal. Khi một tiếng kêu la vang lên và hết phim.