Mua sắm tài sản trong doanh nghiệp nhà nước

Điều 31 Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 quy định việc mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cư quan Nhà nước như sau:

“Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Việc mua sắm trụ sở làm việc và tài sản công khác được áp dụng trong trường hợp cơ quan nhà nước chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức nhưng Nhà nước không có tài sản để giao và không thuộc trường hợp được thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công.

2. Việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán.

3. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mua sắm hoặc giao cho đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc mua sắm.

4. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”

Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:   

Thứ nhất, Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Thứ hai, Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại ở trên được thực hiện như sau (1):

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Theo Điều 24 Luật Quản lysm sử dụng tài sản công 2017 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công như sau:

“Điều 24. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là các quy định về chủng loại, số lượng, mức giá, đối tượng được sử dụng do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Quy định về mức giá trong định mức sử dụng tài sản công là giá đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; trường hợp được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn để xác định định mức.

2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.”

Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công nêu trên, cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại (1) xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị mua sắm tài sản gồm:

+ Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu mua sắm tài sản: 01 bản chính;

+ Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

+ Danh mục tài sản đề nghị mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí): 01 bản chính;

+ Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị mua sắm tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại (1) xem xét, quyết định việc mua sắm tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị mua sắm tài sản không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết mua sắm, sự phù hợp của đề nghị mua sắm với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định trong trường hợp việc mua sắm tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Nội dung chủ yếu của Quyết định mua sắm tài sản gồm:

+ Tên cơ quan nhà nước được mua sắm tài sản;

+ Danh mục tài sản được mua sắm (chủng loại, số lượng, giá dự toán, nguồn kinh phí);

+ Phương thức mua sắm;

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Việc bố trí dự toán ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Việc tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Luật Hoàng Anh

Công ty của bà Vũ Thị Quỳnh Anh (TPHCM) là công ty cổ phần niêm yết trong đó có vốn góp 30,5% từ một cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Bà Quỳnh Anh hỏi, các hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp bà được áp dụng theo quy định nào trong các nội dung sau:

- Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu 2013 và Điều 73 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;

- Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013;

- Không phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013, doanh nghiệp tự quy định về thủ tục mua sắm.

Ngoài ra, bà Quỳnh Anh muốn hỏi các hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản không phải là hoạt động mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp thì có nằm trong diện điều chỉnh tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 và phải áp dụng Luật Đấu thầu 2013 hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm c Khoản 1 Điều 1 và Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dự án đầu tư phát triển quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này; dự án đầu tư phát triển không thuộc Điểm a và Điểm b khoản này có sử dụng vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này; vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp mà bà Quỳnh Anh đề cập không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển do doanh nghiệp làm chủ đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Đấu thầu hay không cần căn cứ vào phần vốn Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng mức đầu tư của dự án theo quy định nêu trên.

Đối với hoạt động mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Ngoài ra, việc xác định có phải doanh nghiệp Nhà nước hay không cần căn cứ vào quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Chinhphu.vn


Theo phản ánh của ông Hoàng Đức (Vĩnh Phúc), Khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công quy định: “Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công về đối tượng đầu tư công có quy định: “Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”.

Điểm b Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công quy định về phân loại dự án đầu tư công.

Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Ông Đức nghiên cứu các quy định nêu trên và nhận thấy, về nguyên tắc, việc mua sắm tài sản phục vụ cơ quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn,...) có thể thực hiện theo 2 hình thức mua sắm thường xuyên và lập dự án đầu tư công. Tuy nhiên, quy trình, thủ tục và trình tự thực hiện theo hai hình thức này rất khác nhau.

Ông Đức hỏi, vậy việc mua sắm tài sản phục vụ cơ quan Nhà nước (thiết bị, phương tiện theo định mức, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn,..) khi nào nên thực hiện theo hình thức mua sắm thường xuyên và khi nào nên thực hiện theo hình thức lập dự án đầu tư công? Đặc biệt là khi sử dụng “nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập” (loại nguồn vốn có quy định cả trong Luật Đầu tư công và Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì đối tượng đầu tư công gồm có đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Theo đó, đề nghị ông căn cứ vào tính chất đầu tư của các dự án phục vụ các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để xác định nhiệm vụ chi theo nguồn vốn đầu tư công hay thường xuyên để thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm đúng quy định hiện hành.

Chinhphu.vn