Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm nào năm 2024

Nhắc đến tên tuổi của nhà thơ Thanh Hải thì từ trong mỗi trái tim những người yêu thơ ca sẽ nhớ đến. Ông là nhà thơ xứ Huế với phong cách sáng tác nhẹ nhàng, tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc chân thành đằm thắm. Thanh Hải là một hiện tượng chứng minh rằng cách mạng đã sinh ra ông, ông là nhà thơ cách mạng. Trong suốt ba mươi năm cầm sung và cầm bút, trải qua nhiều gian khổ, Thanh Hải vẫn giữ được tư thế ấy: kiên trung, bất khuât. Nhà thơ - chiến sĩ ấy đã làm việc đến phút chót của cuộc đời mình. Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào mùa đông năm 1980 lúc ông đang bị bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời. Bài thơ như một bông hoa lưu hương sắc mà Thanh Hải đã để lại trong lòng độc giả những rung động về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và những khát vọng cao đẹp của ông.

Mùa xuân xưa nay luôn là đề tài quen thuộc của thơ ca, với độc giả thì nó chẳng có gì xa lạ nhưng nó chưa bao giờ xưa cũ trong đôi mắt của thi nhân. Thật vậy, mở đầu bài thơ Thanh Hải đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và tràn đầy sức sống của mùa xuân xứ Huế:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

hót chi mà vang trời.”

Chỉ vài nét chấm phá, Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân mang đậm phong vị của xứ Huế. “Dòng sông xanh” gợi nhắc về những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó không phải là “dòng sông trong mát” (Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ) cũng không phải là “dòng sông đỏ nặng phù sa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Đó chỉ có thể là màu nước của Hương Giang thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng nổi bật lên một “bông hoa tím biếc”, bông hoa ấy có thể là hoa lục bình, hoa súng quen thuộc ta hay gặp trên ao hồ, sông nước làng quê:

“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông.”

(Trở về quê nội – Lê Anh Xuân)

Hay

“Trên dòng sông hoa lục bình nở tím

Khua mái chèo nàng áo tím bang khuâng.

(Hoa lục bình – Thanh Thủy)

Từ “Mọc” được đảo ra đầu câu bằng biện pháp đảo ngữ gợi liên tưởng về một bông hoa đang từ từ vươn lên từ mặt nước tràn đầy sức xuân và sắc xuân. Đồng thời như tô đậm thêm sức sống mùa xuân đang đâm chồi nảy lộc một cách mạnh mẽ. Trong giây phút ấy, nhà thơ ngẩng đầu nhìn lên bầu trời và vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót vang:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.”

Tiếng chim chiền chiện vút cao phải chăng là nốt thăng rộn ràng, tươi vui của cung đàn mùa xuân, tiếng chim “hót” ngân vang kéo dài một âm sắc thanh thót, tiếng chim ấy như lan tỏa, hòa nguyện vào bầu trời xuân. Với thán từ “ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đi sau từ “hót” đã đưa cách nói dịu êm, ngọt ngào, thân thương của người Huế vào nhạc điệu thơ mà gợi thương, gợi nhớ:

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ thuộc chương trình văn 9 Chân trời sáng tạo và văn 7 Kết nối tri thức. Tác phẩm viết về chủ đề tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả Thanh Hải.

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao..

Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.

Đôi nét về Thanh Hải – Tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ thơ

Nếu bạn thắc mắc Mùa xuân nho nhỏ của ai thì đây là bài thơ được viết bởi nhà thơ Thanh Hải (1930 – 1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh ra tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế và từng giữ nhiều chức vụ trong hiệp hội Nhà văn Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác của Thanh Hải như sau:

  • Năm 1954 – 1964: Làm cán bộ tuyên huấn.
  • Năm 1964 – 1967: Phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế, sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Năm 1975: Làm Tổng thư kí Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
    Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm nào năm 2024
    Tác giả Thanh Hải

Ngoài Mùa xuân nho nhỏ – Tác giả tác phẩm còn có nhiều sáng tác tiêu biểu như: Những đồng chí trung kiên, Huế mùa xuân, Dấu võng Trường Sơn,…

Thanh Hải có phong cách sáng tác bình dị, nhẹ nhàng nhưng vẫn đậm tính triết lí về cuộc đời. Thơ ông thường viết về thiên nhiên và lòng yêu đời tha thiết.

Bạn sẽ cần dùng đến những thông tin tác giả này trong bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ, vì vậy hãy ghi chép và ghi nhớ chúng.

Đôi nét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Các thông tin chi tiết về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 9 và lớp 7 sẽ giúp bạn hiểu rõ nội dung mà tác giả muốn truyền tải hơn:

Nội dung chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Khái quát Mùa xuân nho nhỏ ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu đời và yêu đất nước tha thiết của tác giả Thanh Hải. Nhà thơ thể hiện mong muốn được cống hiến cho tổ quốc, được góp một phần mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của cả dân tộc.

Mùa xuân nho nhỏ thể thơ gì?

Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ.

Hoàn cảnh sáng tác Mùa xuân nho nhỏ

Tác phẩm được viết tháng 11 năm 1980 khi đất nước đã thống nhất và đang trong thời kì xây dựng cuộc sống mới với đầy những khó khăn, thử thách. Bài thơ được viết không đầy một tháng trước khi Thanh Hải qua đời và được hiểu như bức tâm thư gửi gắm tha thiết của nhà thơ với đời.

Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm nào năm 2024
Nội dung chính

Vậy dựa vào hoàn cảnh sáng tác, Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm bao nhiêu? Bài thơ được viết năm 1980.

Phương thức biểu đạt Mùa xuân nho nhỏ

Phương thức biểu đạt của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ SGK lớp 9 Chân trời sáng tạo là Biểu cảm.

Ngôi kể Mùa xuân nho nhỏ là gì?

Ngôi thứ nhất.

Bố cục bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ gồm 4 phần:

  • Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ với mùa xuân thiên nhiên.
  • Khổ 2 và 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
  • Khổ 4 + 5: Mong ước của tác giả.
  • Khổ 6: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Mùa xuân nho nhỏ có mấy khổ? Bài thơ có tổng cộng 6 khổ và được chia thành 4 phần như trên.

Biện pháp tu từ Mùa xuân nho nhỏ

  • Đảo ngữ Mọc => Tô đậm sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím.
  • Nhân hóa Ơi => Cất tiếng gọi trìu mến với hình tượng chim chiền chiền.
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Từng giọt long lanh rơi => Giọt âm thanh của chim chiền chiện.
  • Điệp ngữ Mùa xuân.
  • Ẩn dụ Lộc => Chồi non, mùa xuân đầy sức sống.
  • Điệp ngữ, biện pháp so sánh Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao.
  • Điệp cấu trúc Ta làm, Ta nhập => Thể hiện khát vọng mãnh liệt.
  • Ẩn dụ Mùa xuân nho nhỏ => Ước nguyên đóng góp những gì nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho đất nước.
  • Đảo ngữ Lặng lẽ => Nhấn mạnh thái độ sống tự nguyện.
  • Phép điệp Dù là => Khẳng định ước nguyện cống hiên.
  • Hoán dụ Tuổi hai mươi – Khi tóc bạc.
  • Điệp ngữ Nước non ngàn dặm => Tình nghĩa Việt Nam mênh mông, vô bờ.

Khi soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, bạn sẽ thấy rõ cách hoạt động của những biện pháp tu từ này.

Giá trị nghệ thuật Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ được viết theo hình thức thơ năm tiếng, mang âm nhạc trong sáng, gần gũi với dân ca, tràn đầy hình ảnh đẹp đẽ, giản dị và gợi cảm. Nó nhiều lần so sánh và sử dụng ẩn dụ sáng tạo.

Giá trị nội dung văn bản Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ thể hiện sự cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân tự nhiên và khát vọng muốn tạo ra một “mùa xuân nhỏ bé” để hiến dâng cho cuộc sống.

Sơ đồ tư duy Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ sáng tác năm nào năm 2024
Sơ đồ tư duy

Tóm tắt Mùa xuân nho nhỏ

Một số mẫu tóm tắt Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức và lớp 9 Chân trời sáng tạo hay để bạn tham khảo:

Mẫu 1

Bài thơ là lời tâm sự tha thiết, lòng yêu mến và sự gắn bó sâu sắc với đất nước và cuộc sống, thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả muốn dâng hiến cho đất nước và góp phần vào một mùa xuân lớn của dân tộc bằng một mùa xuân nhỏ bé của riêng mình.

Mẫu 2

Bài thơ là một trong những tác phẩm nổi bật của Thanh Hải. Nó thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm cho mùa xuân – biểu tượng của sự sống đẹp và trẻ trung – trở nên tươi mới bằng tất cả sức sống của mình, mặc dù chỉ khiêm tốn là một mùa xuân nhỏ, góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước và của cộng đồng. Khát vọng này làm tăng thêm sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cá nhân và sự chung, giữa nhỏ bé và vĩ đại, giữa mỗi người và toàn thể mọi người.

Mẫu 3

Bài thơ được viết theo hình thức thơ năm tiếng, với giai điệu trong sáng và gần gũi với dân ca, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ của tác giả với đất nước và cuộc sống. Nhà thơ mong ước có thể cống hiến cho đất nước, đóng góp một phần “mùa xuân nhỏ” của mình vào mùa xuân to lớn của đất nước và của dân tộc.

Mẫu 4

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân qua những hình ảnh sinh động và màu sắc hài hòa. Tác giả thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp mùa xuân của đất nước và niềm tin vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân vang lên từ sự vất vả khó khăn, và đất nước luôn đứng vững trên mọi thử thách. Lời ước nguyện khiêm nhường, âm thầm và lặng lẽ của tác giả mong muốn tô điểm và đóng góp cho cuộc sống.

Mẫu 5

Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý và sâu sắc với đất nước và cuộc sống, thể hiện mong muốn chân thành của mình là dâng hiến cho đất nước và đóng góp một phần “mùa xuân nhỏ” của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc.

Lời kết

Mùa xuân nho nhỏ được viết trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất và đang xây dựng cuộc sống mới. Toàn bộ bài thơ nhu như lời tâm niệm của nhà thơ với mục đích gửi gắm tình yêu quê hương đất nước cho muôn đời sau.