Mức giá tăng lên đó giá dầu lửa tăng sẽ làm cho

Mỹ đang tỏ ra lo ngại thực sự khi cho rằng giá xăng dầu tăng mạnh có thể làm tổn thuơng đến quá trình hồi phục và phát triển của nền kinh tế.

Tác động thế giới

Giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục duy trì mức trên 100 USD/thùng trong hơn 1 tháng qua do nguồn cung hạn chế bởi chiến sự ở Libya, căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc phi như Yemen, Baranh, Ai Cập, Syria.

Chiến sự tại Libya đã khiến sản lượng dầu của quốc gia thành viên OPEC giảm tới 1 triệu thùng/ngày xuống còn 600.000 thùng/ngày trong tháng 3, và đẩy giá dầu tăng 20% so với mức đầu năm.

Giá khí đốt tự nhiên trong khi đó được lợi giữa cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản bởi nhu cầu nguồn năng lượng thay thế trong ngắn và trung hạn nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

Tính đến hết quý 1/2011, giá dầu Brent tại London tăng 23,9% và chốt ở 117,36 USD/ounce. Giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng 16,8% ên 106,72 USD/thùng. Giá dầu hỏa tại Mỹ tăng 21,5% lên 3,090 USD/gallon (1gallon = 3,8 lit), còn giá xăng tăng 26,7% lên 3,108 USD/gallon.

Giá xăng dầu tăng cao chắc chắn kéo theo chi phí sản xuất các hàng hoá khác đi lên, và trên hết là đẩy lạm phát gia tăng ở nhiều nền kinh tế.

Mohamed El-Erian, Tổng Giám đốc điều hành của Công ty quản lý đầu tư Thái Bình Dương (PIMCO), nhận xét: Những diễn biến tại Trung Đông sẽ khiến kinh tế toàn cầu bị lạm phát, đình đốn do ba yếu tố: Thứ nhất, giá dầu cao hơn sẽ làm tăng chi phí sản xuất và có thể biến thành một loại thuế đối với người tiêu dùng. Thứ hai, việc tăng cường tích trữ hàng hóa để phòng ngừa trên toàn thế giới sẽ làm tăng sức ép đối với hàng hóa nói chung, làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng cung - cầu và tình trạng bơm nhiều tiền mặt. Thứ ba, Trung Đông và Bắc Phi sẽ trở thành một thị trường nhỏ hơn đối với hàng xuất khẩu của các nước khác.

Fatih Birol, nhà kinh tế chủ chốt thuộc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng cảnh báo những nguy cơ từ giá dầu thô cao hơn như làm mất cân bằng thương mại toàn cầu, làm tăng giá tiêu dùng và tăng sức ép buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.

Mỹ, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, đang tỏ ra lo ngại thực sự khi cho rằng giá xăng dầu tăng mạnh có thể làm tổn thuơng đến quá trình hồi phục và phát triển của nền kinh tế. Số liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy, chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh trong tháng Hai, nhưng thực chất phần lớn nguyên nhân là do giá dầu tăng vọt.

Bài học lạm phát cao nhất 17 năm trong tháng 7/2008 do giá xăng dầu đạt kỷ lục đã kìm hãm đà tăng trưởng là một minh chứng điển hình về ảnh hưởng của giá dầu với kinh tế Mỹ. Tổng thống Obama mới đây đề ra mục tiêu cắt giảm 1/3 lượng dầu nhập khẩu trong vòng 10 năm tới, bởi ông cho rằng cách duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển nền kinh tế là phát triển sản lượng trong nước đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu.

Giá dầu cao cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế châu Âu, gia tăng áp lực lạm phát cho khu vực vốn đang chịu nhiều áp lực về nợ công. Ngân hàng trung ương châu Âu dự kiến sẽ nâng lãi suất vào tháng 4.

Ở Trung Quốc, giá dầu cùng hàng hoá tăng cao đã gây ra lạm phát lên đến trên 5% ở mức cao nhất 25 tháng trong tháng Hai và có thể cao hơn nữa trong tháng 3 này.

Các chuyên gia kinh tế của Bộ phận tình báo kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế của Anh cho rằng, những ảnh hưởng của giá xăng dầu với nền kinh tế chắc chắn không thể tránh khỏi, nhưng mức độ và tiềm năng ra sao phụ thuộc phần nhiều vào tình hình địa chính trị. EIU dự đoán, bất ổn tại Trung Đông còn kéo dài ít nhất vài tháng nữa, kết hợp với nhu cầu xây dựng lại đất nước sau thảm hoạ 11/3 ở Nhật sẽ giữ cho giá xăng dầu ở mức cao, tuy nhiên nếu môi trường chính trị ổn định thì giá dầu sẽ hạ nhiệt.

Tác động trong nước

Giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đã làm chênh lệch giá xăng dầu trong nước và thế giới.

Qua theo dõi giá xăng dầu thế giới từ sau ngày điều chỉnh giá hôm 24/2 đến nay so với bình quân 30 ngày trước đó, thì giá thế giới đã tăng từ 12,63% - 17,29% tuỳ theo chủng loại xăng dầu. Sự chênh lệch giá này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu. Thêm vào đó, quỹ bình ổn giá xăng dầu của chính phủ dùng hỗ trợ các doanh nghiệp đã gần như cạn kiệt khi thực hiện các giải pháp về tài chính khác như giảm thuế nhập khẩu xuống 0% hay tăng lượng tiền bình ổn giá cho các doanh nghiệp. Đây là lý do khiến Bộ Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong năm 2011 vào ngày 29/3 vừa qua.

Bộ Tài chính cho rằng, sau khi điều chỉnh giá, so với giá các nước xung quanh thì giá xăng dầu của nước ta vẫn thấp hơn giá các nước lân cận như Lào, Trung Quốc và Campuchia khoảng từ 2.300 đồng/lít - 5.000 đồng/lít.

Mức giá tăng lên đó giá dầu lửa tăng sẽ làm cho

Nguồn VCBS

Việc tăng giá xăng dầu trước mắt rõ ràng sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đầu tiên nó ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt tăng giá xăng lần trước (24/2) và mức tăng giá điện bình quân 15,3% từ 1/3 (giá tăng tới 65% đối với điện tiêu dùng cho người thu nhập thấp). Thêm nữa, nó sẽ khiến cho chính phủ khó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lạm phát.

Mức giá tăng lên đó giá dầu lửa tăng sẽ làm cho

Nguồn VCBS

Lần tăng giá xăng và điện trước đã khiến chi phí đầu vào của các hàng hóa tăng cao, giá cước vận tải cũng tăng tới gần 7% và trên hết là làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 lên mức cao nhất của 25 tháng ở 2,17%.

Theo nhận định của Cục trưởng Cục quản lý giá ông Nguyễn Tiến Thoả, mức điều chỉnh mới của giá xăng dầu từ ngày 29/3 sẽ khiến CPI tháng 4 tăng khoảng 0,4%. Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam thì cho rằng, sau khi giá xăng dầu tăng, giá cước vận tải có khả năng sẽ tăng 8 – 10%.

Về dài hạn, giá xăng dầu tăng sẽ có những tác động tích cực với nền kinh tế như giảm gánh nợ trợ giá, đưa giá xăng dầu trong nước sát với giá thế giới hơn theo quy luật thị trường, và từ đó các chủ thể của nền kinh tế sẽ điều chỉnh hành vi theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hơn.

Nguồn: CafeF