Nền kinh tế hàn quốc phát triển như thế nào năm 2024

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự báo tính chung cả năm nay, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ ở mức 1,4%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2022 và mức tăng trưởng 4,3% của năm 2021.

Cảng hàng hóa ở thành phố Busan, Hàn Quốc. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc [BoK] ngày 26/10 cho biết tăng trưởng kinh tế trong quý 3 của nước này vẫn giữ mức tương đương như trong quý 2 trong bối cảnh xuất khẩu và chi tiêu cá nhân đang phục hồi.

Theo dữ liệu sơ bộ từ BoK, Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Hàn Quốc trong quý 3 đã tăng 0,6% so với quý trước. GDP của Hàn Quốc đã tăng 0,6% trong quý 2 và 0,3% trong quý 1 của năm 2023.

Nếu tính theo năm thì nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng 1,4% trong quý 3 sau khi đạt mức tăng trưởng 0,9% trong cả quý 1 và quý 2.

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang trên đà phục hồi sau khi suy giảm 0,3% trong quý 4/2022.

BoK dự báo tính chung cả năm nay, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ ở mức 1,4%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2022 và mức tăng trưởng 4,3% của năm 2021.

Nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với những yếu tố bất ổn ngày càng tăng liên quan đến việc các nước lớn, trong đó có Mỹ, tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Cùng với đó là căng thẳng địa chính trị leo thang, đà hồi phục chưa ổn định của nền kinh tế Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.

Trước tình hình các yếu tố bất ổn bên ngoài gia tăng, các chỉ số kinh tế không khả quan như dự đoán, nợ hộ gia đình gia tăng mạnh, BoK trong phiên họp tháng 10 đã quyết định tiếp tục giữ lãi suất cơ bản ổn định ở mức 3,5%. Đây là lần thứ sáu liên tiếp BoK giữ nguyên lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định sinh kế cho người dân.

Việc đóng băng lãi suất diễn ra sau khi BoK thực hiện 7 lần tăng lãi suất liên tiếp từ tháng 4/2022 đến tháng 1/2023./.

Năm nay, nền kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình kinh tế vĩ mô và địa chính trị đầy biến động. Theo Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc [KITA], xuất khẩu của nước này được dự báo giảm 7,8% vào năm 2023 so với năm trước đó, do tình hình tiêu cực của ngành công nghiệp chip và sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

Hiệp hội cũng dự đoán Hàn Quốc sẽ phải chịu thâm hụt thương mại 15 tỷ USD [19,38 nghìn tỷ won] trong năm nay. Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] đã hạ dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2024 xuống còn 2,2% so với mức 2,4% trước đó, do kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm và lĩnh vực sản xuất trì trệ đã làm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Hiện, Ngân hàng Hàn Quốc [ngân hàng trung ương] duy trì dự báo mức tăng trưởng 2,1% cho năm 2024.

Tuy nhiên, dữ liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho thấy, xuất khẩu trong tháng 10-2023 của Hàn Quốc đã đạt bước ngoặt đáng mong đợi lần đầu tiên sau 13 tháng với mức tăng trưởng 5,1% so với năm trước. Xuất khẩu phục hồi còn giúp nền kinh tế duy trì xuất siêu 5 tháng liên tiếp [tính đến tháng 10].

The Korea Times dẫn lời Chủ tịch Koo Ja-yeol của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc [KITA] cho biết, Hàn Quốc dự kiến sẽ ​​đạt bước ngoặt quan trọng trong cán cân thương mại vào năm 2024. Sự phục hồi của xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực chip tiên tiến và pin thứ cấp được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng.

Samsung Electronics từng nhận định: "Vào năm 2024, trong khi những bất ổn kinh tế vĩ mô có thể vẫn còn tồn tại, thị trường bộ nhớ dự kiến sẽ phục hồi". Hiện, "gã khổng lồ" công nghệ Hàn Quốc đang cố gắng tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách tập trung vào các chip bộ nhớ DRAM cao cấp phục vụ hệ thống trí tuệ nhân tạo [AI] như ChatGPT.

Không những thế, xu hướng tăng toàn cầu cho các sản phẩm chủ lực như chất bán dẫn, linh kiện và vật liệu cho xe điện [EV] cũng được nhìn nhận là cơ hội quan trọng đối với phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, KITA dự báo, xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ tăng 7,9% vào năm 2024 và thặng dư thương mại có thể đạt 14 tỷ USD nhờ triển vọng xuất khẩu tích cực. Chủ tịch KITA Koo Ja-yeol cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất để bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến động bất ổn từ bên ngoài.

“Chúng tôi đang nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực công nghiệp khác như công nghệ sinh học, giải trí, nội dung và chăm sóc sức khỏe” - người đứng đầu KITA nêu rõ.

Ông Koo Ja-yeol cũng nhấn mạnh rằng Hàn Quốc đang củng cố vị thế của mình như một cường quốc bán dẫn bằng cách tham gia vào cuộc chuyển đổi mô hình ngành công nghiệp chip đang diễn ra trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.

Có được tiền đề này, ngay cả khi các yếu tố rủi ro bên ngoài không thể kiểm soát, Hàn Quốc vẫn có thể giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra

Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển như thế nào?

Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi những tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có được gọi là Chaebol. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa.

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương [PPP], ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20.

Nền kinh tế lớn của Hàn Quốc là gì?

Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở Châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt.

Hàn Quốc phát triển thứ mấy thế giới?

Kinh tế Hàn Quốc đã giữ vị trí thứ 10 thế giới trong năm 2018, sau đó tụt xuống thứ 12 vào năm 2019 và quay trở lại vị trí thứ 10 vào năm 2020. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, trong bối cảnh xuất khẩu tăng mạnh và tiêu dùng phục hồi.

Chủ Đề