Nên uống bao nhiêu kẽm mỗi ngày năm 2024

VOV.VN - Sau đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu kẽm trầm trọng. Hãy cùng chú ý lưu ý sau.

Dấu hiệu thiếu kẽm

Cơ thể chúng ta cần các loại khoáng chất và vitamin khác nhau với số lượng nhất định để duy trì hoạt động của các chức năng bên trong. Khi bất kỳ chất dinh dưỡng nào không được cung cấp với số lượng cần thiết sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong hoạt động tổng thể và các dấu hiệu có thể nhìn thấy ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng ta.

Kẽm là một trong những khoáng chất mà cơ thể cần để kích hoạt hơn 300 enzym có tác dụng xây dựng khả năng miễn dịch, phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào và tổng hợp protein và DNA.

Kẽm được tìm thấy với một số lượng hạn chế trong thực phẩm chúng ta ăn, cơ thể chúng ta không thể lưu trữ chất dinh dưỡng này. Điều đó có nghĩa là nó cần được tiêu thụ thường xuyên.

Nam giới trên 14 tuổi phải tiêu thụ 11 mg kẽm mỗi ngày, trong khi phụ nữ trên 14 tuổi cần 8 mg. Đối với phụ nữ mang thai, lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày là 11 mg và đối với phụ nữ đang cho con bú là 12 mg.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần tăng lượng kẽm.

Vết thương chậm lành

Một trong những vai trò quan trọng của kẽm là giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình đông máu thích hợp, nhưng khi bạn không bổ sung kẽm với lượng vừa đủ sẽ khiến vết thương khó lành. Tình trạng nổi mụn cũng do thiếu kẽm. Hãy bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống để chữa lành vết thương cứng đầu.

Giảm cân

Lượng kẽm thấp cũng có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, từ đó gây sụt cân. Giảm kilogram khi bạn thừa cân là rất tốt, nhưng giảm quá nhiều cân cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Ngay cả khi cố gắng giảm kilogram, bạn cũng cần có đủ các loại vi chất dinh dưỡng để giữ cho chức năng bên trong hoạt động. Giảm cân do thiếu hụt chất dinh dưỡng là không tốt cho sức khỏe.

Rụng tóc

Căng thẳng, vệ sinh da đầu kém và không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng lành mạnh đều có thể dẫn đến rụng tóc. Tóc gãy, rụng và mỏng tóc có thể là kết quả của việc thiếu kẽm. Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và cải thiện chất lượng của tóc. Vì vậy, nếu gần đây bạn đang phải đối mặt với các vấn đề về tóc, trước tiên hãy tăng lượng kẽm của bạn.

Lạnh

Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp xây dựng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Lượng kẽm thấp có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu bạn cảm thấy lạnh hơn những người khác và thường xuyên bị ốm, thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu kẽm. Tăng cường bổ sung kẽm cũng có thể giúp hồi phục sau cảm lạnh nhanh hơn bình thường.

Tầm nhìn mờ

Khoáng chất vi lượng cũng cần thiết cho thị lực khỏe mạnh. Khi cơ thể chúng ta thường xuyên không được nhận đủ lượng kẽm, hậu quả sẽ dẫn đến mờ mắt, lác mắt và thị lực kém. Bổ sung đủ kẽm sẽ giúp bạn kiểm soát được thị lực. Kẽm và Vitamin A là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho một đôi mắt khỏe mạnh.

Sương mù não

Bạn có thường xuyên cảm thấy bối rối hoặc khó tập trung vào công việc của mình không? Nếu có, hãy kiểm tra lượng kẽm hàng ngày của bạn. Thực phẩm ít kẽm có thể dẫn đến tình trạng sương mù não, khiến bạn khó tập trung vào công việc đang làm. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về bộ nhớ./.

Nhiều bệnh nhân bị mụn chia sẻ rằng họ đã trị mụn thành công nhờ uống bổ sung viên kẽm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ ai cũng nên uống kẽm để làm đẹp da.

Kẽm có tác dụng thế nào với làn da?

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt giúp vết thương mau lành hơn. Đối với trẻ em, kẽm còn giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại không có cơ chế tích trữ kẽm, mà bạn bắt buộc phải nạp kẽm vào cơ thể qua đường ăn uống hàng ngày để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Bản thân kẽm cũng là một thành phần quen thuộc trong các sản phẩm mỹ phẩm thoa ngoài da. Các loại kem chống nắng vật lý thường chứa kẽm oxide với tác dụng tạo lớp màng chống tia UV. Kẽm oxide rất lành tính, có khả năng làm dịu da tốt. Đây là thành phần chính trong dung dịch hồ nước, thường được dùng để điều trị bệnh zona thần kinh, giời leo, và cũng có thể dùng để bôi ngoài vết mụn.

Nếu được nạp vào cơ thể qua đường ăn uống, kẽm sẽ kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác để làm giảm mụn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da. Kẽm có khả năng chống viêm, làm vết thương nhanh lành, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, sửa chữa ADN, nên khi uống kẽm, bạn sẽ thấy các vết mụn ít để lại sẹo thâm hơn.

Theo nghiên cứu, tầng thượng bì của da thường chứa nhiều kẽm nhất. Vì thế, nếu bạn uống viên kẽm đều đặn, da sẽ có khả năng tái tạo tế bào tốt hơn, da khỏe hơn và có vẻ trẻ trung hơn. Khi da luôn ở trạng thái khỏe mạnh, ít viêm nhiễm, thì mụn giảm đi là điều hoàn toàn hợp lý.

Trung bình, mỗi người nên hấp thụ khoảng 8-9mg kẽm mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì nên hấp thụ 11mg mỗi ngày. Đây là một liều lượng tương đối thấp, bạn hoàn toàn có thể hấp thụ qua các loại thực phẩm thông thường chứ không nhất thiết phải dùng viên kẽm. Ngay trong chính những thực phẩm quen thuộc như thịt bò, thịt gà, trứng, hàu đều rất giàu kẽm.

Với những người ăn chay, lựa chọn thực phẩm nhiều kẽm cũng không khó. Dừa và các loại đậu hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều đều là nguồn bổ sung kẽm rất tốt. Nếu bạn là tín đồ hảo ngọt, hãy uống một ly cacao hay ăn một thanh chocolate mỗi ngày, đó cũng là những nguồn kẽm dồi dào.

Ai cần bổ sung kẽm?

Những người có chế độ ăn uống quá thất thường, thiếu chất sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Cơ thể thiếu kẽm có những biểu hiện phổ biến là bị chàm [da khô, bong tróc] hoặc mụn nổi nhiều, khó kiểm soát. Và chỉ khi đó, bạn mới nên nghĩ đến việc uống bổ sung viên kẽm để dưỡng da và cải thiện sức khỏe lâu dài.

Tuyệt đối không nên tự ý uống kẽm theo "phong trào". Thừa kẽm có thể khiến bạn bị buồn nôn, đau bụng, nhức đầu. Mỗi người không nên hấp thụ quá 40mg kẽm mỗi ngày. Với những người có cơ địa da dữ [vết thương lâu lành], tóc và móng tay khô xơ dễ gãy, tốt nhất nên dùng kẽm sau khi đã nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Không nên uống viên kẽm khi còn đang uống kháng sinh, vì bạn sẽ không hấp thụ được toàn bộ lượng kẽm cần thiết, lại lâu thấy tác dụng cải thiện da. Đặc biệt, khi đã uống kẽm thì đừng uống rượu bia để có thể thu được kết quả tốt nhất cho da và sức khỏe.

Bổ sung kẽm cho bé bao lâu thì ngưng?

Thời gian bổ sung viên kẽm cho trẻ là 14 ngày liên tiếp. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm và các sản phẩm bổ sung đã được bác sĩ chỉ định.

Bé trên 1 tuổi cần bổ sung bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

Tuy nhiên, cho đến khi trẻ đến sinh nhật lần thứ tư, trẻ nên được bổ sung 3 miligam kẽm mỗi ngày. Trong độ tuổi từ 4 đến 8, trẻ em cần 5 mg kẽm mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi, trẻ em cần 8 mg kẽm. Trẻ em gái và trai trong độ tuổi từ 14 đến 18 lần lượt cần 9 miligam và 11 miligam kẽm mỗi ngày.

Ai nên bổ sung kẽm?

2.1 Đối tượng cần phải bổ sung kẽmNhững người có chế độ ăn nhiều chất bột ít chất đạm, bởi vì phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính.

Nên uống bổ sung kẽm khi nào?

Không chỉ trẻ nhỏ, kẽm uống lúc nào đối với người lớn cũng quan trọng không kém. Uống kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên bổ sung kẽm 1 giờ trước khi ăn trưa và ăn tối hoặc 2 giờ sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối. Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày hãy uống kẽm trong bữa ăn.

Chủ Đề