Nêu cách xác định vị trí và thời gian của một vật

Bài 3 trang 11 SGK Vật lí 10

Quảng cáo

Đề bài

Nêu các cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Để xác định vị trí của một vật, ta cần:

+ Chọn một điểm ( một vật) cố định làm mốc.

+ Một hệ trục gồm Ox và Oy vuông góc với nhau, gắn với vật mốc.

+ Chiếu vuông góc điểm vị trí vật xuống hai trục Ox và Oy.

Vị trí của vật trên mặt phẳng được xác định bằng hai tọa độ x và y.

Trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Nêu cách xác định vị trí và thời gian của một vật

  • Bài 4 trang 11 SGK Vật lí 10

    Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

  • Bài 5 trang 11 SGK Vật lí 10

    Giải bài 5 trang 11 SGK Vật lí 10. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

  • Bài 6 trang 11 SGK Vật lí 10

    Giải bài 6 trang 11 SGK Vật lí 10. Một người chỉ cho một người khách du lịch như sau:

  • Bài 7 trang 11 SGK Vật lí 10

    Giải bài 7 trang 11 SGK Vật lí 10. Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

  • Bài 8 trang 11 SGK Vật lí 10

    Giải bài 8 trang 11 SGK Vật lí 10. Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

  • Lý thuyết động năng
  • Lý thuyết Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Hãy nêu cách xác định vị trí của vật trong không gian - Vật Lí lớp 10

Với bài Hãy nêu cách xác định vị trí của vật trong không gian sẽ tóm tắt các khái niệm, định nghĩa cũng như tính chất của môn Vật Lí lớp 10 giúp học sinh học tốt môn Vật Lí 10.

Câu hỏi: Hãy nêu cách xác định vị trí của vật trong không gian

Trả lời:

Để xác định vị trí của một vật, ta cần chọn một vật làm mốc và một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

Ví dụ:

Hình ảnh cột cây số dưới đây cho biết ta đang cách Vĩnh Long 57 km. Như vậy cây cột số là vật mốc và chiều dương là chiều đến Vĩnh Long.

Nêu cách xác định vị trí và thời gian của một vật

Ví dụ: Để xác định vị trí của một con tàu trên biển, người ta dùng hệ tọa độ (kinh tuyến, vĩ tuyến).

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng

I. Mục tiêu.


a. Về kiến thức
Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động. Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian khoảng thời gian.
b. Về kĩ năng
Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.

I. Lý thuyết và các công thức lý 10 phần CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1. Chuyển động cơ – Chất điểm

a) Chuyển động cơ

Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

b) Chất điểm

Một vật được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

c) Quỹ đạo

Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

a) Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

b) Hệ tọa độ

+ Hệ tọa độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng).

Tọa độ của vật ở vị trí M: x = OM−

Nêu cách xác định vị trí và thời gian của một vật

+ Hệ tọa độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng).

Tọa độ của vật ở vị trí M:

x = OMx−

y = OMy−

Nêu cách xác định vị trí và thời gian của một vật

3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

a) Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian là thời điểm chọn trước để bắt đầu tính thời gian.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

b) Thời điểm và thời gian

- Thời điểm là giá trị mà đồng hồ hiện đang chỉ đến theo một mốc cho trước mà ta xét.

- Thời gian là khoảng thời gian trôi đi trong thực tế giữa hai thời điểm mà ta xét.

4. Hệ quy chiếu

Một hệ quy chiếu bao gồm:

+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.