Nếu không có nhà nước thì xã hội sẽ ra sao

Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, cuộc sống của con người không được đảm bảo an toàn.. Bài 12 trang 20 Sách bài tập (SBT) GDCD 8 – Bài 5: Pháp luật và kỷ luật

Bài tập 12: Nếu như một xã hội mà không có pháp luật và kí luật thì có thể xảy ra những điều gì? Em hãy lấy một ví dụ để minh hoạ.

Trả lời

Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, cuộc sống của con người không được đảm bảo an toàn.

Ví dụ : Nếu không có pháp luật về giao thông đường bộ thì mạnh ai người ấy đi, sẽ hỗn loạn trên đường giao thông, rất nguy hiểm.

Không có kỉ luật thì mọi hoạt động của tập thể sẽ mất trật tự, không thể thực hiện được nhiệm vụ chung. Ví dụ : Kỉ luật trong trường học.

Tìm hiểu về tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật

  • 1. Khái niệm pháp luật
  • 2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật
  • 3. Tính giai cấp của pháp luật
  • 4. Phân tích tính xã hội của pháp luật
  • 5. Tính xã hội và tính giai cấp trong Hiến pháp Việt Nam

1. Khái niệm pháp luật

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật

Nhìn một cách tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:

  • Tính quyền lực của pháp luật (tính nhà nước, tính cưỡng chế)

Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm loàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức "nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).

  • Tính quy phạm của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự đó là những khuôn mẫu, những mực thước được xác định cụ thể, không trừu tượng, chung chung. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi người (chủ thể) có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép. Vượt quá giới hạn đó là trái luật. Giới hạn đó được xác định ở nhiều khía cạnh khác nhau như cho phép, cấm đoán, bắt buộc... Về nguyên tắc, pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, mực thước, không thể lạm dụng hoặc tùy tiện. Vì vậy, nói đến pháp luật suy cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể. Nếu không có quy phạm pháp luật được đặt ra thì cũng không thể quy kết một hành vi nào là vi phạm, là trái pháp luật. Những nguyên tắc: "Mọi người được làm tất cả mọi việc trừ những điều mà pháp luật nghiêm cấm", "mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được hình thành là dựa trên cơ sở của đặc trưng về tính quy phạm của pháp luật. Chính đặc trưng cơ bản này đã làm cho pháp luật ngày càng có "tính trội", hơn hẳn đối với các loại quy phạm xã hội trong xã hội văn minh, hiện đại.

  • Tính ý chí của pháp luật

Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải là kết quả của sự tự phát hay cảm tính. Xét về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp, lực lượng cầm quyền. Y chí đó thể hiện rõ Ơ mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội.

Trên thực tế chỉ có lực lượng nào nắm được nhà nước mới có khả năng thể hiện ý chí và lợi ích của mình một cách tối đa trong pháp luật. Một khi ý chí và lợi ích đã được hợp pháp hóa thành pháp luật thì nó được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Vì vậy mọi quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật đều được diễn ra dưới những hình thức cụ thể, theo những nguyên tắc và thủ tục chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tư duy chủ động, tự giác của những nhà tư tưởng, những nhà chức trách. Điều này cũng cho thấy rõ sự khác biệt giữa pháp luật với các hệ thống quy phạm khác.

  • Tính xã hội của pháp luật

Mặc dù pháp luật có tính nhà nước, tính ý chí, nhưng tính xã hội vẫn là một đặc trưng cơ bản không thể coi nhẹ. Như đã phân tích trong mục 1 , muốn cho pháp luật phát huy được hiệu lực thì nó phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội Ơ thời điểm tồn tại của nó, nghĩa là pháp luật phải phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xã hội. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ biến và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định. Như vậy ở đặc trưng này nét khác biệt của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở tính toàn diện và tính điển hình (phổ biến) của các mối quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Xem xét những đặc trưng cơ bản nói trên của pháp luật càng cho thấy rõ bản chất và sự khác biệt giữa pháp luật với các hiện tượng khác. Cả bốn đặc trưng cơ bản đó đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất với nhau, không thể chỉ chú trọng điểm này mà coi nhẹ điểm kia.

Tuy nhiên, những đặc trưng đã nêu chỉ là những đặc trưng cơ bản, bên cạnh chúng còn có những đặc trưng khác. Tùy thuộc vào yêu cầu xem xét kỹ về một kiểu pháp luật, một hệ thống pháp luật điển hình của một khu vực hoặc một quốc gia nhất định, chúng ta sẽ đề cập một cách cụ thể hơn. Ví dụ: tính khái quát và cụ thể, thành văn và không thành văn, tính nghiêm khắc và nhân đạo...

3. Tính giai cấp của pháp luật

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước nên xét về bản chất, pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội luôn thể hiện hai tính chất: Tính xã hội và tính giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:

– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.

– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị…

– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:

+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.

+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.

+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa – Ớ giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư.

Các nhà nghiên cứu đã xác định, pháp luật là công cụ của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, nhằm quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội; bảo vệ và duy trì trật tự công cộng phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng co và bảo vệ quyền thống trị của mình và thông qua nhà nước ý chí đó sẽ thể hiện thành các quy định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Do đó, pháp luật và nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là hai thành tố của thượng tầng kiến trúc.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhung quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực ưên cơ sở các quy định của pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh các quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và đảm bảo cho quyền lực đó được triền khai nhanh chóng, rộng rãi trên quy mô toàn xã hội. Chính vì vậy, nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật không chỉ phản ánh bản chất giai cấp, mà còn phản ánh các nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, nhà nước không thể ban hành pháp luật một cách tùy tiện, chủ quan, duy ý chí, không tính đến những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội. Khi những bộ phận nhất định của pháp luật trở nên lạc hậu, không còn phù

Những thành tố cơ bản nhất của cơ cẩu xã hội là nhóm với vị thế, vai trò và các thiết chế.

Theo định nghĩa trên, cơ cấu xã hội có các đặc điểm: thứ nhất, cơ cấu xã hội không chỉ được xem như là một tổng thể, một tập họp các bộ phận gồm các cộng đồng, các tầng lớp, các giai cấp cấu thành xã hội, mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội. Điều này cho phép chúng ta giải thích xã hội được cấu thành từ những thành tố nào, cách thức sắp xếp và liên kết các bộ phận của xã hội ra sao. Thứ hai, cơ cấu xã hội được xem như là sự thống nhất của hai mặt: thành phần xã hội và mối liên hệ xã hội. Nó khắc phục được cách nhìn phiến diện quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội và đồng thời cũng khắc phục được cách nhìn tách rời giữa cơ cấu xã hội và các quan hệ xã hội. Cơ cấu xã hội là một bộ khung để xem xét xã hội, nó cho chúng ta biết được vị thế hay chỗ đứng của từng cá nhân, nhóm xã hội và các thiết chế xã hội - tức là cách tổ chức các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự ăn khớp của các hành vi của nhóm, cá nhân với các chuẩn mực, giá trị xã hội chung từ đó đảm bảo cho xã hội vận hành bình thường, ổn định và phát triển.

4. Phân tích tính xã hội của pháp luật

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước nên xét về bản chất, pháp luật cũng là một hiện tượng xã hội luôn thể hiện hai tính chất: tính xã hội và tính giai cấp.

Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của cả xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.

– Trong đời sống xã hội, do đòi hỏi của các quan hệ giao tiếp giữa mọi người nên đã hình thành các thói quen, các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử có tính chất chân lý, thể hiện ý chí chung của cả cộng đồng, được cả cộng đồng chấp thuận và tuân thủ. Ví dụ: cách ứng xử giữa cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, giữa người mua và người bán… Khi nhà nước thừa nhận các quy tắc này thì tạo nên tính xã hội của pháp luật.

– Pháp luật là phương tiện để giải quyết khía cạnh “xã hội” của đời sống như phòng, chống và khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ người lang thang, cơ nhỡ… Nói cách khác, pháp luật luôn hàm chứa các giá trị xã hội phổ biến, thuộc về con người. Pháp luật luôn phản ánh điều kiện kinh tế – xã hội, những quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục… của dân tộc – Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính xã hội của nó: Quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công dân, bảo vệ trật tự an ninh, an toàn giao thông, bảo đảm thông tin, liên lạc, bảo vệ môi trường sống…

– Pháp luật là biểu tượng của nền công lý, công bằng xã hội, nó bảo đảm cho các chủ thể ngang quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong những mối quan hệ xã hội nhất định. Pháp luật là một trong những công cụ để bảo vệ những công trình và những giá trị văn hoá, tinh thần chung của xã hội, những giá trị đạo đức, truyền thống và một số phong tục, tập quán của dân tộc.

– Mặc dù tính xã hội là thuộc tính chung của tất cả các kiểu pháp luật, song sự thể hiện tính xã hội có sự khác nhau giữa các kiểu pháp luật. Cùng với sự phát triển của xã hội, tính xã hội của pháp luật ngày càng trở nên sâu sắc và rộng rãi hon.

+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật chủ nô, phong kiến còn mờ nhạt và hạn chế, chủ yếu thể hiện qua vai trò là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trừng trị tội phạm, bảo vệ các công trình công cộng…

+ Biểu hiện tính xã hội của pháp luật tư sản có sự thay đổi rất lớn qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản ra đời đã thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng dần, tới hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội trong đời sống cộng đồng. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng để thiết lập địa vị pháp lý bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội, hướng tới bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Đến giai đoạn để quốc chủ nghĩa, do bị lũng đoạn bởi các tập đoàn tư bản độc quyền, lại bị lún sâu vào các cuộc chiến tranh xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, hoạt động của nhà nước tư sản chủ yếu xoay quanh việc bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lớn nên vai trò và ý nghĩa xã hội của pháp luật tư sản thời kỳ này có nhiều hạn chế.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, pháp luật tư sản có xu hướng dân chủ, nhân đạo, hướng tới việc đảm bảo công bằng, bình đẳng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, chống khủng hoảng xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Hiện nay, pháp luật được xem là công cụ quan trọng để chống lại sự tha hóa của quyền lực nhà nước, bảo vệ con người, bảo vệ công lý.

+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện tính xã hội rộng rãi và sâu sắc nhất so với tất cả các kiểu pháp luật trước đó. Pháp lưật là công cụ giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, trong đó các giá trị con người được thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người, nhằm phục vụ con người, đảm bảo cho con người có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện.

5. Tính xã hội và tính giai cấp trong Hiến pháp Việt Nam

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự kết tinh giữa “ý Đảng với lòng Dân”, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính xã hội sâu sắc; trong đó, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được hiến định đầy đủ, toàn diện.

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) - văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng nhất của nước ta, được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013; có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014, đang được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai thực hiện. Theo dõi quá trình xây dựng, hình thành và thông qua, dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao Hiến pháp năm 2013 về nhiều khía cạnh, nổi bật là: bảo đảm tính thực tiễn, khoa học, phù hợp với giá trị, chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Và thực sự là bản Hiếp pháp hội tụ ý chí, nguyện vọng của toàn dân và Đảng cầm quyền, thể hiện sâu sắc tính giai cấp, tính xã hội và tính nhân dân. Song, một số “nhà khoa học”, “nhà chính trị”, “nhà hoạt động nhân quyền”,… ở trong và ngoài nước, với bản chất thù địch, chống phá đã “đăng đàn” cho rằng, bản Hiến pháp “nặng” về tính giai cấp, còn tính xã hội thì “mờ nhạt”, quyền con người, quyền công dân bị vi phạm. Đây là những quan điểm hoàn toàn sai trái, cố tình xuyên tạc, luận giải hồ đồ, thiếu trách nhiệm về Hiến pháp năm 2013.

Trước hết, bàn về tính giai cấp của hiến pháp. Từ thực tế lịch sử của xã hội tư sản Pháp những năm 1848-1851, C. Mác đã chỉ ra rằng, hiến pháp là kết quả sự vận động của đời sống chính trị, không những nội dung mà cả hình thức của nó đều chịu tác động trực tiếp của tiến trình đấu tranh giai cấp. Đó là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật để bảo vệ giai cấp mình. Vì vậy, nó mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Đây là một trong các phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đưa lại cho Học thuyết của hai ông tính khoa học, cách mạng sâu sắc. Lý luận cũng như lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới đã xác định, pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng là công cụ pháp lý mang tính cưỡng bức của giai cấp nắm quyền lực nhà nước, nhằm quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội; bảo vệ và duy trì trật tự công cộng phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước ta ra đời sau Cách mạng Tháng Tám thành công - cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo với nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Song, hoàn toàn khác với bản chất giai cấp của hiến pháp các nhà nước tư sản, Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đem lại ấm no, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Ở nước ta, pháp luật nói chung, Hiến pháp nói riêng là thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước XHCN, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. Đó là công cụ pháp lý của Nhà nước để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của quốc gia, dân tộc; mang lại lợi ích cho số đông chứ không chỉ vì lợi ích của số ít nhà tư bản như trong xã hội tư sản.

Bên cạnh tính giai cấp, cần khẳng định rằng, Hiến pháp năm 2013 có tính xã hội sâu sắc. Trước hết, về mặt lợi ích, do sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, nên Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đầy đủ lợi ích của toàn thể nhân dân. Cùng với đó, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đến kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ Tổ quốc,... đều được hiến định trong Hiến pháp (cụ thể, tại Chương III có 14 điều về vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường). Song, thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong Hiến pháp năm 2013 là quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” (khoản 1, 2, Điều 2). Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3, Điều 2). Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận, là cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những tinh hoa, tư tưởng tiến bộ của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, tổng kết việc thực hiện Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 thể hiện đầy đủ hơn “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước; đó là: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15).

Đặc biệt là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số quyền mới. Đó là: quyền sống (Điều 19); quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác (khoản 3, Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư (khoản 1, Điều 21); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền kết hôn và ly hôn (khoản 1, Điều 36); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43). Những bổ sung này cho thấy, Nhà nước ta nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và hết sức chú trọng đến bảo đảm thực hiện quyền con người theo cam kết và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cho đến nay, lịch sử lập nước (Tuyên ngôn độc lập năm 1945), lập hiến nước ta mới hơn nửa thế kỷ, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, thế nhưng nội dung của nó thể hiện rõ tính ưu việt, phát triển và hoàn thiện không ngừng, nhất là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Các quyền cơ bản đó mang đậm thuộc tính tự nhiên và bất khả xâm phạm, như: quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc,... thể hiện rõ bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của chế độ XHCN, được các quốc gia trên thế giới thừa nhận, đánh giá cao. Điều đó, đồng thời cũng phản bác những luận điệu cho rằng tính xã hội của Hiến pháp năm 2013 “mờ nhạt”, vi phạm quyền con người là hoàn toàn không có cơ sở, phi thực tế, phiến diện.

Chính vì tính xã hội “đậm nét”, quyền con người được hiến định đầy đủ, toàn diện, nên nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều chung nhận xét: Hiến pháp năm 2013 của chúng ta là bản Hiến pháp cô đọng, khúc triết, mạch lạc, dễ hiểu và mẫu mực trên mọi phương diện. Đây cũng là minh chứng rõ ràng không ai có thể phủ nhận. Những luận điệu kích động, xuyên tạc hòng đánh tráo sự thật, đi ngược lại bản chất của vấn đề sẽ chỉ là vô vọng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & tổng hợp)