Nêu ý nghĩa của tác phẩm Hai đứa trẻ

Hãy cùng mình tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm Hai đứa trẻ nhé!

Ý nghĩa của tác phẩm Hai đứa trẻ

I. Tìm hiểu chung bài Hai đứa trẻ

1. Tác giả

- Thạch Lam [1910-1942] sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương.

Tác giả Thạch Lam  [1910-1942]

- Ông có sở trường về truyện ngắn, giọng văn giàu chất thơ và luôn mang những giá trị nhân đạo sâu sắc.

-  Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Gió đầu mùa, Sợi tóc, Nắng trong vườn,…

2. Tác phẩm

- Tác phẩm được rút ra từ tập Nắng trong vườn.

Tác phẩm “Nắng trong vườn” của Thạch Lam

- Yếu tố hiện thực và lãng mạn được nhà văn khai thác triệt để.

- Bố cục tác phẩm:

+ Đoạn 1 [từ đầu đến "cho chúng"]: Cảnh chiều tàn cuối ngày và tâm trạng của Liên.

+ Đoạn 2 [tiếp … đến "cảm giác mơ hồ không hiểu nổi"]: cảnh phố huyện lúc về đêm

+ Đoạn 3 [phần còn lại]: cảnh chờ tàu của chị em Liên.

II. Hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết

Câu 1:

Soạn Hai đứa trẻ qua miêu tả không gian và thời gian:

+ Không gian buổi chiều tà: “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”.

+ Cảnh vật thiên nhiên ngày tàn, nhịp sống buồn của phố huyện nghèo trở nên nhỏ hẹp dần.

+ Quang cảnh ngày tàn nơi phố huyện nghèo đói, bé nhỏ, phiên chợ tàn, cảnh chợ lụp xụp, đơn sơ.

Câu 2:

Những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện được tác giả miêu tả chân thực đến xót xa:

- Chị Tí ban ngày đi mò cua bắt ốc … tối dọn hàng nước … thắp ngọn đèn dầu leo lét: cuộc sống mưu sinh cứ thế ngày qua ngày và chị cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.

- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt … góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng: sự đìu hiu, đượm buồn và ảm đạm quẩn quanh căn nhà.

- Bà cụ Thi điên nghiện rượu … có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma.

- Chị em Liên được tác giả miêu tả chi tiết hơn:

+ Thầy Liên thì mất việc nên gia đình phải chuyển về quê, mẹ của Liên dọn cửa hàng tạp hóa cho hai chị em Liên bán thêm.

+ Liên sống tình cảm, thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ xa xôi về gánh phở của bác Siêu - một món quà quá đỗi xa xỉ.

+ Cuộc sống cùng cực, nghèo khó của gia đình Liên.

⇒ Tất cả gợi lên vẻ mệt mỏi, buồn chán, cuộc sống đượm màu tẻ nhạt, cô quạnh lặp đi lặp lại một cách vô cùng đơn điệu và quanh quẩn đến xót thương.

Mặc dù cuộc sống mờ mịt, nhàm chán đến thế thì họ vẫn hi vọng dù rất mong manh, mơ hồ rằng sẽ có sự thay đổi, tác giả thể hiện kín đáo sự xót thương của mình trước những số phận hẩm hiu này.

Câu 3:

Tâm trạng của hai đứa trẻ khi nhìn về khung cảnh thiên nhiên và bức tranh phố huyện được ông miêu tả vô cùng khéo léo, tinh tế:

+ Chị em Liên có những cảm nhận về buổi chiều tàn bằng góc nhìn rất riêng, có một chút buồn, một chút gắn bó.

+ Hòa mình vào thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra nhiều điều, chúng ngước mắt tìm dòng sông Ngân Hà.

+ Tâm trạng lúc này của hai đứa trẻ là sự hòa hợp, giao cảm với cỏ cây quê hương [qua kẽ lá bàng…giấc mơ không hiểu].

⇒ Hai chị em nghiêm túc lặng lẽ để quan sát nhịp sống bình thường như mọi ngày của phố huyện nhưng đọng lại là cảm giác buồn mênh mang, có trong đó nỗi xót xa, cảm thông với những kiếp người nhỏ bé sống lay lắt trong bóng tối đầy khổ sở, cơ cực.

Câu 4:

Hình ảnh sự xuất hiện của đoàn tàu đêm trong sự chờ đợi, trông ngóng đầy háo hức của chị em Liên:

+ Liên dù “buồn ngủ ríu cả mắt” thì vẫn cố chờ đến khi chuyến tàu đêm đi qua, còn An thì dặn chị gọi mình dậy khi đoàn tàu đến.

+ Hai chị em Liên và An cố gắng thức không phải là để bán được món hàng nào đó cho khách tàu mà “muốn được nhìn chuyến tàu”, muốn được nhìn thấy vầng sáng to rộng của đoàn tàu, ánh sáng từ chốn phố thị phồn hoa về vùng đất tối tăm, nghèo khổ.

Hai chị em Liên chờ đợi đoàn tàu

- Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, kỹ lưỡng theo trình tự không gian, thời gian và tâm trạng của hai nhân vật Liên và An.

- Ý nghĩa của chuyến tàu về đêm đối với con người phố huyện nghèo:

+ Đó là biểu tượng của một thế giới mới mà nơi đó sự sống mạnh mẽ, giàu sang, sung túc, rực rỡ màu sắc và ánh sáng.

+ Chuyến tàu gợi nhớ lại những kỉ niệm xưa kia đầy đẹp đẽ, ấm no của hai chị em Liên khi mà thầy chưa bị mất việc.

+ Khi chuyến tàu đêm đi qua cũng là lúc người dân nơi phố huyện nghèo chấm dứt những hoạt động thường nhật và màn đêm phủ đen khắp mọi ngõ ngách.

⇒ Qua dòng tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh tất cả những ai đang ôm cuộc sống quẩn quanh, nhàm chán.

Câu 5

Nghệ thuật miêu tả và chất văn trong Hai đứa trẻ Thạch Lam:

- Truyện ngắn miêu tả tinh tế những sắc thái và sự biến chuyển của cảnh vật cùng diễn biến tâm trạng của các nhân vật.

- Chất văn lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng, khách quan, chất chứa trong đó là nỗi xót xa thay cho một kiếp người, phải mang phận nghèo khổ, quẩn quanh không lối thoát.

- Truyện ngắn đậm sắc thái trữ tình và giàu chất thơ.

Câu 6:

- Thạch Lam thể hiện thấm thía nỗi xót thương cho những kiếp người sống lay lắt, quẩn quanh nơi phố huyện trong giai đoạn trước Cách mạng.

- Tác giả đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với những ước mong được vươn tới cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp của họ.

- Truyện còn thể hiện tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc.

III. Tổng kết phần soạn bài Hai đứa trẻ

1. Ý nghĩa tác phẩm

-       Tình cảm xót thương của tác giả đối với những số phận nghèo khổ, kém may mắn trong xã hội giai đoạn trước cách mạng.

-       Trân trọng những ước mong thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời sáng tươi, no ấm hơn của những con người khốn khó ấy

2. Giá trị nhân đạo

- Thạch Lam phải có đời sống nội tâm phong phú và tâm hồn nhân đạo thì ông mới có những rung cảm chân thật đến vậy.

- Tình người hiện lên trong tác phẩm cùng với đó là sự xót xa, ngậm ngùi thay cho những kiếp người.

- Thức tỉnh những ai còn sống lầm đường lạc lối trong sự tẻ nhạt, nhàm chán và không biết trân quý cuộc đời.

Qua soạn bài Hai đứa trẻ, chúng ta nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc được Thạch Lam lồng ghép vào từng chi tiết của tác phẩm một cách đầy tinh tế. Tác phẩm là sự cảm thông, niềm trân trọng và sự hy vọng cho những số phận nghèo khó trong xã hội, đó còn là lời lay động đến những ai đang sống trong lay lắt, sầu khổ, buồn chán cần thay thay đổi suy nghĩ và có mong ước, có hy vọng trong cuộc sống. Kiến Guru hy vọng các bạn sẽ nhận ra nhiều điều từ tác phẩm Hai đứa trẻ Thạch Lam rất đáng đọc này.

Bài làm văn mẫu:

A, Mở bài

-Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn thành công và hết sức đặc sắc của Thạch Lam, qua truyện đã thấy được tài năng của tác giả.

-Nêu đoạn văn có thể giúp bạn đọc tìm kiếm được chủ đề của tác phẩm:

“Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu,như đã đem đến một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối dường như vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.

Một đoạn văn thật trữ tình. Phân tích đoạn văn này, ta có thể tìm hiểu chủ đề của tác phẩm và nhận xét về giọng văn của tác giả.

B, Thân bài

1, Những dòng liên tưởng của Liên

– Đoạn văn thật ngắn gọn nhưng đã diễn tả dòng mơ tưởng của Liên khi con tàu đã rời ga phố huyện đem theo ánh sáng của cuộc sống kinh thành mà cô hằng khao khát. Niềm vui chợt đến lại mất đi ngay, chỉ còn lại sự tiếc nuối, khiến Liên lặng theo mơ tưởng. Một chữ “lặng” thôi mà như nói được bao điều buồn vui lẫn lộn của cô gái, diễn tã đúng tâm trạng của con người vừa được một cái gì lại mất đi ngay cái đó.

Đoàn tàu đã đi khuất xa lắm rồi,nhưng hiện thực trước mắt không còn nữa – dù hiện thực đó chỉ có giá trị như một mơ ước. Liên chỉ còn biết mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội ở đó đã sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ của Liên, của những kỉ niệm mà đã bấy lâu nay Liên khao khát muốn được sống lại những ngày hạnh phúc ấy, dù chỉ trong khoảnh khắc. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, thế giới sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống đời thường. Chỉ cần một chút thế thôi, Liên cũng cảm thấy lòng mình rộn rã hẳn. Sống trong cảnh buồn chán, tẻ nhạt nơi phố huyện, Liên khao khát ánh sáng và sự hoạt động biết bao! Chỉ có sự háo hức chờ đợi tàu mỗi đêm là có thể giúp Liên như giải thoát nỗi buồn lặng lẽ ở nơi phố huyện nghèo này mà thôi.

-Nhưng cả Hà Nội xa xăm, cả con tàu đi qua phố huyện đều chỉ là ước mơ của cô bé tội nghiệp. Cuối cùng thì dòng mơ tưởng ấy lại quay về với hiện thực mà Liên đang phải sống, quay về với vầng sáng ngọn đèn của chị Tỉ và ánh lửa của bác Siêu. Khác hẳn với ánh sáng nơi kinh thành, đây chỉ là vầng sáng leo lót của ngọn đèn con trên chõng hàng chị Tí và ánh lửa yếu ớt trong bếp lửa bác Siêu chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, còn xung quanh thì bóng tối vẫn bao phủ kín mít. Cái vầng sáng và ánh lửa của những con người nhỏ bé tội nghiệp sống lầm lũi nơi phố huyện nghèo nàn tăm tối không đẩy lùi được bóng tối đang bủa vây và đè nặng lên cuộc đời họ. Đó cũng là cuộc sống hiện tại của hai chị em Liên, cuộc sống đơn điệu đến nhàm chán và ngưng đọng.

Trong những dòng mơ tưởng đẹp đẽ về một Hà Nội kia, dường như tâm trạng của cô bé Liên buồn vui lẫn lộn trước những gì thuộc về quá khứ, trước hiện tại đáng buồn và hướng về một tương lai mơ hồ, xa xôi…

-Dòng mơ tưởng của Liên trong đoạn văn này, như mang một ý nghĩa nhân văn và nhân đạo sâu sắc khác với các đoạn văn khác. Con người ta bao giờ cũng hướng đến những cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn chứ không hề muốn sống cam chịu một cuộc sống vô vị, nhạt nhẽo. Tuy ở đây chưa có những hành động cụ thể để thay đổi cuộc sống [nhà văn lãng mạn Thạch Lam chưa thể làm được điều này], nhưng dòng mơ tưởng của Liên ở đây có giá trị như những ước mơ nhân đạo của con người. Và nhà văn Thạch Lam như muốn nhắn nhủ rằng chừng nào con người còn có ước mơ thay đỏi cuộc sống thì chừng đó con người rất đáng được trân trọng

-Dòng mơ tưởng đó còn mang ý nghĩa rất hiện thực khi Liên nhớ đến vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Bản thân hai hình ảnh này vốn mang ý nghĩa tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé tội nghiệp trong chế độ cũ, vì vậy khi Thạch Lam đưa nó vào dòng mơ tưởng của Liên thì giá trị khái quát càng cao, ý nghĩa hiện thực càng lớn. Và có thể nói rằng dòng ý nghĩa hiện thực đó lại càng rõ nét hơn khi nhà văn khép lại dòng mơ tưởng của Liên bằng bóng tối của phố huyện, đưa nhân vật về với cuộc sống mà Liên đang phải sống: Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

2, Chủ đề của tác phẩm

Đoạn văn trên có thể xem như là sự cô đúc chủ đề của tác phẩm đặc sắc “Hai đứa trẻ” ở đây có hiện thực và ước mơ, có bóng tối và ánh sáng, có hai thế giới khác hẳn nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau với những con người nhỏ bé tội nghiệp: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác Siêu… Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo đối lập với vầng sáng ngọn đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu và đêm tối nơi phố huyện. Tất cả đã cho ta thấy rõ nội dung và chủ đề của truyện.

-Đầu tiên và trên nhất đó là số phận của những con người sống âm thầm, lay lắt, tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ như hiện thân là những kiếp người nhỏ bé vô danh, không bao giờ được biết đến ánh sáng và hạnh phúc, cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tôi, nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra, trên đất nước còn chìm dần trong cảnh nô lệ, đói nghèo tại tời điểm đó. Người đọc đồng cảm sâu sắc với niềm xót thương vô hạn của Thạch Lam đối với những con người bất hạnh đó.

-Tiếp sau nữa, thì qua dòng mơ tưởng của Liên, qua hình ảnh “hai đứa trẻ”, truyện còn muốn nói lên một điều có ý nghĩa nhân vãn sâu sắc: cuộc sống của con người đâu phải chỉ có miếng cơm, manh áo mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm. Cuộc sống đơn điệu, buồn chán và ngưng đọng ở cái phố huyện nghèo nàn tăm tối quả thực là một điều đáng sợ cho hai đứa trẻ và cũng là điều khiến ta phải suy nghĩ. Qua tâm trạng Liên, tác phẩm muốn lay tỉnh ở những tàm hồn uể oải, đang lụi tắt. đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn chốn vùi họ. Truyện đã đem đến cho ta ước mơ thật đẹp của những con người sống trong cảnh đời cũ.

3, Giọng văn của Thạch Lam

Truyện của Thạch Lam là loại truyện tâm tình với một giọng văn rất riêng, không thể lẫn được: nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, lắng sâu, nhiều dư vị. Đoạn văn trên rất tiêu biểu cho giọng văn đó.

Đoạn văn diễn tả dòng mơ tưởng của Liên giống như một đoạn phim quay chậm đầy ấn tượng. Những câu văn nhịp nhàng, vừa lan tỏa vừa lắng sâu, những chữ dùng nhiều dư vị, dư vang [Liên lặng theo mơ tưởng, Hà Nội xa xăm, đồng ruộng mênh mang và yên lặng]. Dòng mơ tưởng của nhân vật hiện lên theo từng câu văn, không ồn ào, mà nhỏ nhẹ, lắng đọng và có gì như mờ ảo, xa xôi, không thật rõ nét Hà Nội xa xăm, một chút thế giới khác đi qua, rồi vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu, cuối cùng là đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng]. Những hình ảnh đó cứ trùng điệp, nối tiếp nhau, nhịp nhàng như những lớp sóng, khiến câu văn Thạch Lam lúc nhẹ nhàng, lan tỏa, lúc dồn nén lắng sâu để lại nhiều dư vang trong người đọc. Có lẽ vì vậy mà “câu văn Thạch Lam cứ như câu văn của hôm nay” [Phong Lê], “trẻ rất dai, mới rất lâu” [Phạm Văn Phúc].

>>> Giọng văn ấy là nét riêng, là phong cách của Thạch Lam. Nhưng xét cho cùng, giọng văn ấy là bắt nguồn từ tấm lòng nhân hậu cao cả của ông, khiến cho tác phẩm của nhà văn lãng mạn này sống mãi với chung ta bằng nhưng dư vị ấm áp của tình người, tình đời trong một xã hội đầy khổ đau, bất hạnh.

C, Kết bài.

-“Hai đứa trẻ” một truyện không có chuyện, mà tràn đầy không khí tâm trạng. Không khí một cảnh quê, nơi có một ga xép nhờ một chuyến tàu đúng giờ ấy, khắc ấy chạy qua mà mang một chút dư âm, dư vị, đưa con người vào một tâm trạng buồn vui lẫn lộn không xác định được ranh giới. Khi trước “một cái gì thuộc về quá khứ, vừa hướng tới tương lai” [Phong Lê]. Tiêu biểu cho nhận xét này chính là đoạn trích dẫn ở trên

 

Trên đây là tổng quan về tác phẩm Hai đứa trẻ, mong rằng bài viết này hữu ích với bạn. Chân thành cảm ơn!

 

 

 

Chủ Đề