New zealand đã có bao nhiêu nữ thủ tướng?

Thủ tướng New Zealand: Cần hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích chung

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bà Jacinda Ardern

New Zealand từ lâu đã nhận thức được "sự quyết đoán ngày càng tăng" và "mối quan tâm gia tăng" trong khu vực - rõ ràng là từ Trung Quốc, theo Thủ tướng Jacinda Ardern.

Nhưng bà Ardern cũng nói về sự cần thiết phải làm việc với Trung Quốc, trên các lĩnh vực có "lợi ích tự nhiên của các bên".

Trả lời BBC trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng độc quyền, bà tin tưởng cái mà bà gọi là "mối quan hệ chín muồi" của đất nước bà với Bắc Kinh.

Nhưng bà vẫn bày tỏ "sự thất vọng" của bà về việc Quần đảo Solomon đã tăng cường thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại Bắc Kinh có thể thiết lập căn cứ quân sự ở đây.

Quảng cáo

Bà cho biết đã có một thỏa thuận được ký kết bởi các thành viên diễn đàn Các quốc đảo Thái Bình Dương, được gọi là tuyên bố "Biketawa" - đặt ra sự kỳ vọng rằng những quốc gia này sẽ cùng nhau bảo vệ an ninh của chính họ với tư cách một khối.

New Zealand đình chỉ hiệp ước dẫn độ Hong Kong

New Zealand muốn tái đàm phán TPP tại Đà Nẵng

Covid-19: Úc và NZ đóng cửa biên giới đối với người ngoài

Chưa phải thời điểm gia nhập Aukus....

Bà Ardern bác bỏ ý tưởng rằng đã đến lúc New Zealand gia nhập liên minh an ninh Aukus cùng với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc để giúp ngặn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quần đảo Solomon đã chứng kiến bạo loạn và bất ổn chính trị trong những tháng gần đây

New Zealand đã bị chỉ trích vì không có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Quan điểm của chính quyền bà Ardern là New Zealand sẽ thiết lập quan hệ song phương của riêng mình với Trung Quốc.

Gần đây nhất, chính phủ New Zealand bị lên án vì đã đồng ý cho dẫn độ Kyung Yup Kim, một thường trú nhân New Zealand bị buộc tội giết một phụ nữ trẻ ở Thượng Hải hồi năm 2009.

Nhưng bà Ardern đã bảo vệ mối quan hệ của Wellington với Bắc Kinh.

"Trung Quốc là đối tác thương mại vô cùng quan trọng với chúng tôi, nhưng đó cũng là mối quan hệ chín muồi với chúng tôi. Ở đâu có những lĩnh vực chúng tôi có thể làm việc cùng nhau, chúng tôi sẽ hợp tác. Nhưng sẽ luôn có những lĩnh vực mà chúng tôi sẽ không nhất thiết phải đồng ý và khi những lĩnh vực đó phát sinh, chúng tôi rất thẳng thắn và rõ ràng về lập trường của mình."

Một trong những vấn đề mà New Zealand đặc biệt quan tâm là cuộc chiến ở Ukraine.

Nước này đã gửi viện trợ quân sự và tài chính, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Bà Ardern nói đó là bởi vì các quốc gia nhỏ cần dựa vào trật tự quốc tế để được bảo vệ, và khi trật tự quốc tế bị đe dọa - nó "đe dọa tất cả mọi người, bao gồm cả New Zealand".

Nhưng sẽ không hữu ích nếu biến điều này thành một cuộc chiến về ý thức hệ, bà nói.

Bà từ chối coi đây là một cuộc xung đột giữa các chế độ chuyên quyền và dân chủ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

New Zealand đã đưa ra một số hạn chế Covid nghiêm ngặt nhất thế giới

Phong cách lãnh đạo của bà Ardern là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận - những người hâm mộ bà nói rằng bà là người thực tế, chính xác và đồng cảm, đúng với những gì một chính trị gia nên và có thể trở thành.

Tuy nhiên, những người chỉ trích bà thì nói rằng bà nói nhiều hơn là hành động, và rằng bà vật lộn để thực hiện những cam kết mà bà đã đưa ra với người dân của mình.

Chụp lại hình ảnh,

Bà Ardern [bên phải] nói với BBC là bà không có nhiều thời gian để lên kế hoạch cho đám cưới...

Phản ứng của nhà lãnh đạo New Zealand đặc biệt ngay thẳng.

'Tôi chỉ là chính tôi," bà nói.

Và về đám cưới thì sao?

Là một nhà lãnh đạo đang phải vật lộn với đại dịch, bà đã phải tạm hoãn đám cưới của mình vì công việc.

Bà Ardern thành thật về những áp lực.

"Khi các bạn sống với nhau, có với nhau một đứa con - chỉ cần có ý định là đủ."

Video liên quan

Chủ Đề