Ngành kế toán Đại học Kinh tế Quốc dân

2. Tố chất cần cho người học Kế/ Kiểm

  • Có khả năng tính toán tốt
  • Luôn cẩn thận và tỉ mỉ
  • Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc
  • Thông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ
  • Khả năng làm việc nhóm
  • Khả năng diễn giải và thuyết phục cao
  • Có tư duy logic
  • Thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề
  • Nhận diện và nắm bắt vấn đề mới nhanh chóng

Phần 2: 

  1. Phương thức xét tuyển Xét tuyển thẳngXét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

    Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường 

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh 2021Kế toán: 240 chỉ tiêu [khối A00, A01,D01, D07]

    Kiểm toán: 120 chỉ tiêu [khối A00, A01,D01, D07]

  1. Chuyên ngành đào tạo bậc đại học tại trường– Ngành Kế toán– Ngành Kiểm toán– Chương trình cử nhân Kế toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB– Chương trình cử nhân Kiểm toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB– Chương trình liên kết đào tạo cử nhân quốc tế [BIFA]– Cử nhân quốc tế Kế toán [BA [Hons] Accounting]

    – Cử nhân quốc tế Kế toán và Tài chính [BA [Hons] Accounting and Finance]

  1. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang là những thay đổi lớn của trường Đại học Kinh tế quốc dân trong một vài năm gần đây, từ sau khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ. 

    Giảng đường A2 – nơi được mệnh danh là “Tòa nhà thế kỷ”, đây là nơi tích hợp các khu giảng đường, thư viện và khối nhà hành chính với tổng 147 phòng chức năng, 6 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 6 thang máy. Được thiết kế dạng cầu thang xoắn ốc vô cùng hào nhoáng. Không chỉ có thế mà còn có thư viện hết sức hiện đại, sang chảnh vạn người mê nhằm phục vụ cho việc đọc sách, nghiên cứu của sinh viên. 

  1. Học phí 
    Học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021 – 2022: Theo ngành học cho khóa 63 [tuyển sinh năm 2021] từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

    Dự kiến học phí được tính theo ngành/chương trình học, cụ thể ngành Kế toán, Kiểm toán về chương trình đại trà như sau:– Mức học phí/tháng: 1.900.000 VNĐ

    – Tính theo năm học [10 tháng]: 19.000.000 VNĐ

Kế toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế [ICAEW] – Viện Kế toán – Kiểm toán dự kiến học phí: 45.000.000 VNĐ/năm học.
Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán- Kiểm toán có thể trở thành:– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,…tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực– Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính – CFO, Quản lý tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế

– Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…

6. Câu lạc bộ hoạt động:
Bên cạnh đó trường còn góp phần tạo dựng nên các Câu lạc bộ [CLB] giúp cho các bạn sinh viên xây dựng môi trường học tập, cùng nhau phát triển và định hướng tương lai. Tại trường, CLB hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán là CLB Kiểm Toán Viên Tương Lai t.FAC – NEU

Không chỉ chú trọng xoay quanh vào việc giảng dạy và đào tạo, còn có rất nhiều những hoạt động ngoại khóa vô cùng thú vị dành riêng cho sinh viên của Viện, có thể kể đến như: Chuỗi hoạt động hướng nghiệp Viện Kế toán – Kiểm toán [SAA Career Programme]; Tư vấn tuyển sinh Viện Kế toán – Kiểm toán; Chương trình chào tân sinh viên; Giải bóng đá truyền thống Viện Kế toán – Kiểm toán; Hội nghị Tổng kết và Phát động Nghiên cứu khoa học sinh viên; Chương trình “Trung thu yêu thương”; Cuộc thi Tìm kiếm gương mặt đại diện Viện kế toán – Kiểm toán.  [Theo Viện Kế toán – Kiểm toán]

Xem thêm: Ngành Kế toán: Học gì, học ở đâu, ra trường làm gì?

Sinh viên NEU trong học kì quân sự

Phần 3:  Chứng chỉ hành nghề

Ngoài ra, để tích lũy thêm kiến thức, các bạn có thể và nên học thêm các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA Úc, CPA Việt Nam, ICAEW ACA, CFA, CIA, CMA, … Đây là các chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên thế giới sẽ một phần nào đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên mở rộng trong việc tìm kiếm, gia tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường. 

Xem thêm: Tuyển sinh Ngành Kế toán – Mã ngành: 7340301 –

—————————————
Đơn vị tài trợ chính: Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc [ACCA] 

Văn bằng ACCA [The Association of Chartered Certified Accountants] – là một văn bằng Kế toán Anh được Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc cấp. 
Trở thành chuyên gia tài chính khi sở hữu văn bằng ACCA là một niềm tự hào, bạn sẽ được chào đón tại hơn 85,000 doanh nghiệp về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Tài chính cả trong và ngoài nước. Hội viên ACCA hiện đang nắm giữ các vị trí cao cấp như Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành, Chuyên viên quản lý và phân tích tài chính cấp cao trong các doanh nghiệp và các công ty toàn cầu.

Đăng ký tham gia tư vấn hướng nghiệp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc [ACCA] TẠI ĐÂY

Source: //khoinganhkinhte.com
Category: Ngành tuyển sinh

Nếu như trước đây, Kế toán - Kiểm toán hút nhân lực với thu nhập cao, thì hiện nay, đây là một trong ngành dư thừa lao động. Thí sinh nên cân nhắc kỹ để tránh những ngành học đang thừa nhân lực.

Nếu như trước đây, Kế toán - Kiểm toán hút nhân lực với thu nhập cao, thì hiện nay, đây là một trong ngành dư thừa lao động. Hiện trạng ngành kế toán thất nghiệp nhiều, phải làm trái ngành. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 của các trường ĐH, CĐ, TCCN vẫn lên đến hàng chục ngàn sinh viên.

Lý giải hiện tượng thất nghiệp, nhiều tổ chức cho rằng hiện lượng sinh viên ra trường ngành Kế toán là lớn nhất. Vậy nhu cầu nhân lực sẽ phải dư thừa. Thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng.

Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc của một “Kế toán” thực sự.

Thực tế, những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế.

Công việc của 1 kế toán viên thật sự ở Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác.

Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía Doanh nghiệp.

Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ. Các doanh nghiệp thì lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.

Số lượng học viên trong một lớp quá lớn [30 đến 100 sinh viên/ lớp], trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc ở các trường là hết sức hạn chế.

Chương trình học tập cần cho phép sinh viên làm chủ việc học – dù là học tập cá nhân hay theo nhóm – khuyến khích tư duy độc lập và giải quyết vấn đề thông qua chuỗi các hoạt động liên quan tới tài chính và kinh tế, thông qua kĩ năng đọc hiểu và soạn thảo trong các môn học chuyên đề; hoặc trong các buổi thảo luận có hướng dẫn và các buổi thuyết trình.  Những công việc cụ thể mà một nhân viên kế toán có thể đảm nhiệm:

- Kiểm toán : Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

- Phân tích ngân sách : Có trách nhiệm phát triển và quản lý các kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp.

- Tài chính : Lập báo cáo tài chính dựa trên sổ sách kế toán tổng hợp và tham gia vào việc đưa ra những quyết định tài chính quan trọng có liên quan sát nhập và mua lại công ty.

- Kế toán quản trị : Phân tích cơ cấu của các doanh nghiệp.

- Thuế: Đóng vai trò như một cơ quan thuế có đăng ký lập các báo cáo và tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

- Rủi ro kinh doanh: Xác định rủi ro kinh doanh về mặt chiến lược về hoạt động, đưa ra đánh giá về hiệu quả điều hành doanh nghiệp và triển khai các phương án phòng trừ rủi ro kinh doanh.

- Kế toán môi trường: Giải quyết các vấn đề giúp hoạt động của công ty vừa có thể sinh lợi nhuận lại vừa đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường .

- Kế toán pháp lý: Xác định và theo dõi các hành vi gian lận, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, những tư liệu này sẽ được coi là bằng chứng để giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật.

- Chuyên gia kế toán quốc tế: Xử lý các giao dịch xuyên biên giới, các hợp đồng ngoại thương và các hoạt động giao thương quốc tế.

Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán còn lên đến 22%. 

Hiện nay, có nhiều người thất nghiệp nhưng những vị trí cần năng lực chuyên môn cao như giám đốc tài chính, kế toán trưởng,…của nhiều doanh nghiệp hiện được giao cho người nước ngoài với mức lương khủng, giao động từ 100 đến 200 triệu một tháng. 

Nếu được 20 điểm, em nên đăng ký vào trường nào để đỗ ngành Kế toán?

Hiện nay, tính riêng khu vực Hà Nội, có khoảng 30 trường đại học đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán. Dù các thống kê vài năm gần đây cho thấy ngành này đang dư thừa nhân lực, các trường vẫn tuyển với chỉ tiêu ở mức cao.

Các trường top đầu như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, HV Tài chính, HV Ngân hàng,… điểm đầu vào của ngành Kế toán cao ngất ngưởng, dao động từ 22-26 điểm.

Các trường khác cũng đào tạo nhưng điểm chuẩn thấp chỉ từ điểm sàn trở lên [15-20 điểm]: Đại học Đông Đô, Đại học Đại Nam, Đại học Thành Tây,ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Đại Nam, Đại học Công nghiệp…

Các trường đào tạo ngành này khá lớn.

Cụ thể, năm 2017, Đại học Đông Đô tuyển sinh ngành Kế toán với 480 chỉ tiêu, lớn thứ nhất trong số 17 ngành đào tạo đại học của trường.

ĐH Thương Mại tuyển ngành Kế toán với 350 chỉ tiêu.

Đại học Ngoại thương tuyển sinh ngành Kế toán là 150 chỉ tiêu.

Năm 2017, ĐH Kinh tế Quốc dân  tuyển ngành Kế toán với 400 chỉ tiêu.

Theo thống kê điểm chuẩn của ngành Kế toán ở trường ĐH Kinh tế quốc dân trong 5 năm trở lại đây, điểm chuẩn dao động từ 24-26 điểm. 

Video liên quan

Chủ Đề