Ngành nào không thuộc các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ

Bởi Binh Nhu Ngo

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Binh Nhu Ngo

Giới thiệu về cuốn sách này

Bài này chủ yếu viết về Ngành kinh tế, để biết thêm nghĩa khác, xem thêm bài Công nghiệp

Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 [hơn 2 thế kỷ trước], và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển [như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada] phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu biết tường tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.

Một xu hướng gần đây là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế khi các quốc gia công nghiệp tiến tới xã hội hậu công nghiệp. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ trong khi tỷ lệ của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, và sự phát triển của nền kinh tế thông tin, còn gọi là cuộc cách mạng thông tin. Ở xã hội hậu công nghiệp, lĩnh vực chế tạo được tái cơ cấu, điều chỉnh thông qua quá trình "offshoring" [chuyển dần các giai đoạn sản xuất ít giá trị gia tăng ra nước ngoài].

Hoạt động kinh tế nói chung được xếp vào bốn khu vực của nền kinh tế:

  1. Lĩnh vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ và khai khoáng.
  2. Khu vực hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng.
  3. Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí, v.v...
  4. Khu vực thứ tư - khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn thành một khu vực riêng.

Có thể phân loại ngành kinh tế theo vốn hoặc lao động: ngành thâm dụng tư bản - ngành thâm dụng lao động.

Phân loại theo sản phẩm: ngành hóa chất, ngành dầu mỏ, ngành thực phẩm, ngành cá, ngành giấy, ngành tài chính, ngành phần mềm, ngành quảng cáo, ngành giải trí, v.v...

Hoa Kỳ

Các ngành kinh tế của quốc gia này được phân loại thành các ngành cụ thể theo SIC[1] [Standard Industrial Classification]

Anh quốc

Có 17 nhóm ngành lớn theo bản tiêu chuẩn phân loại hoạt động kinh tế [UK SIC 92[2]]

Nhật Bản

Có 5 nhóm ngành kinh tế lớn theo phân loại của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản [METI][3][4] là:

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
  • Xây dựng
  • Công nghiệp chế tạo, chế biến
  • Dịch vụ
  • Dịch vụ Chính phủ

Việt Nam

Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ[5], gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể:

  • Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
  • Nhóm B: Khai khoáng.
  • Nhóm C: Công nghiệp chế biến.
  • Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
  • Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
  • Nhóm F: Xây dựng.
  • Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
  • Nhóm H: Vận tải kho bãi.
  • Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
  • Nhóm J: Thông tin và truyền thông.
  • Nhóm K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
  • Nhóm L: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
  • Nhóm M: HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • Nhóm N: HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
  • Nhóm O: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG; BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC
  • Nhóm P: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • Nhóm Q: Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
  • Nhóm R: NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
  • Nhóm S: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
  • Nhóm T: HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
  • Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.

  1. ^ //www.sec.gov/info/edgar/siccodes.htm
  2. ^ “[ARCHIVED CONTENT] UK Government Web Archive – The National Archives”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2001. Truy cập 9 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “METI Ministry of Economy, Trade and Industry”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ //www.meti.go.jp/english/statistics/downloadfiles/hviaat2e.xls
  5. ^ “ItemPreview”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2015.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ngành kinh tế.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngành_kinh_tế&oldid=68645644”

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

Nhà máy thép Bethlehem Steel

 

khu công nghiệp Thốt Nốt

Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm [có thể là phi vật thể] tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v...

Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa, vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh ra động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và sự giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau Cách mạng công nghiệp, 1 3 {\displaystyle {\tfrac {1}{3}}}   sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.

Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý.

Từ những năm 60 của TK XVIII, Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp, Đức mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.

 

Thành phần GDP của ngành và lực lượng lao động theo nghề nghiệp dưới hình thức bất kỳ thành phần nào đối với nền kinh tế. Các thành phần màu xanh lục, đỏ và xanh dương của các màu của các quốc gia đại diện cho tỷ lệ phần trăm cho ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tương ứng.

Các nhà phát minh ở Anh:

  • Năm 1764, James Hargreaves sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên máy là tên con gái ông Jenny
  • Năm 1769, Richard Arkwright phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
  • Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt đầu tiên
  • Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước

Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những công việc nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.

Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.

Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp, như:

  • Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ

 

Hậu cần tối ưu hóa đã cho phép sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp. Đây là một chất oxy hóa nhiệt trong quá trình vận chuyển công nghiệp.

  • Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng,...
  • Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.

Ở một số quốc gia như Việt Nam[1] và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:

  • Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
  • Chế biến, chế tạo [kể cả chế biến thực phẩm, gỗ]
  • Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
  • May mặc, đồ dụng gia đình
  • Chế biến, sản xuất các hóa chất cần thiết

Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh [2] và Hoa Kỳ [3] không có mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.

GICS là viết tắt của "[tiếng Anh] Global Industry Classification Standard" được phát triển bởi tổ chức Morgan Stanley Capital International [MSCI] và Standard & Poor's vào năm 1999. GICS được đưa ra nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại các công ty vào các ngành và nhóm ngành có liên quan với nhau.

Các tiêu chí xây dựng chuẩn GICS
  • Tính toàn cầu [Universal]
  • Độ chính xác [Accurate]
  • Mức độ linh hoạt [Flexible]
  • Khả năng phát triển [Evolving]

Hiện nay, GICS bao gồm 10 nhóm ngành chính [sectors], 24 nhóm ngành [industry groups], 67 ngành [industries] và 147 ngành phụ trợ [sub-industries].

10 nhóm ngành chính của GICS
  1. Năng lượng [Energy]: bao gồm các công ty thăm dò, khai thác, chế biến, vận tải,... nhiên liệu, chất đốt; sản phẩm là dầu khí, than đá,... và các phụ phẩm, chế phẩm của chúng.
  2. Nguyên vật liệu [Materials]: đây là một nhóm ngành rộng bao gồm các công ty hoá chất, vật liệu xây dựng, kính, giấy, lâm sản; các công ty khai mỏ và luyện kim; các công ty sản xuất các sản phẩm bao bì đóng gói [gồm cả bao bì giấy, kim loại, thuỷ tinh].
  3. Công nghiệp [Industrials]: gồm các công ty chế tạo các loại máy móc công nghiệp, thiết bị điện; công nghiệp quốc phòng, xây dựng, giao thông vận tải cùng các dịch vụ liên quan.
  4. Hàng tiêu dùng không thiết yếu [Consumer Discretionary] gồm những nhóm hàng tiêu dùng nhạy cảm với chu kì của nền kinh tế như: xe hơi, hàng gia dụng lâu bền [đồ điện tử gia dụng], hàng may mặc và các thiết bị giải trí, giáo dục. Nhóm dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà hàng, trung tâm giải trí, truyền thông.
  5. Hàng tiêu dùng thiết yếu [Consumer Staples] bao gồm các công ty sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, nước giải khát, thuốc lá và các sản phẩm gia dụng không lâu bền, các vật dụng cá nhân. Nó cũng bao gồm các siêu thị, trung tâm bán lẻ thực phẩm và thuốc.
  6. Chăm sóc sức khoẻ [Health Care]: bao gồm các công ty cung cấp các dịch vụ, thiết bị chăm sóc sức khoẻ và các công ty nghiên cứu, phát triển sản xuất dược phẩm và các sản phẩm công nghệ sinh học.
  7. Tài chính [Financials] gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư tài chính và bất động sản, các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
  8. Công nghệ thông tin [Information Technology] bao gồm các công ty nghiên cứu và sản xuất phần mềm cùng các dịch vụ liên quan và các công ty sản xuất các thiết bị công nghệ phần cứng cùng các công ty sản xuất chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn.
  9. Dịch vụ viễn thông [Telecommunications Services] gồm các công ty cung cấp các dịch vụ viễn thông như: dịch vụ viễn thông cố định, không dây, truy cập dữ liệu băng thông rộng...
  10. Dịch vụ điện-nước [Utilities] gồm các công ty sản xuất và phân phối điện năng, các công ty quản lý hệ thống nước, khí gas sinh hoạt.
  • Công nghiệp văn hóa
  • Công nghiệp sáng tạo
  • Công nghiệp khai thác khoáng sản
  • Công nghiệp năng lượng
  • Công nghiệp luyện kim
  • Công nghiệp cơ khí
  • Công nghiệp hóa chất
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • Công nghiệp thực phẩm
  • Công nghiệp điện tử-tin học
  • Công nghiệp chế tạo xe
  • Công nghiệp dệt may
  • Công nghiệp đóng tàu
  • Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
  • Công nghiêp quốc phòng

Công nghiệp là ngành ảnh hưởng môi trường nhiều nhất trong tất cả các ngành còn lại. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp tới môi trường và biệp pháp bảo vệ môi trường

Quá trình công nghiệp hóa, xã hội hoá và phát triển kinh tế sẽ gây hại cho môi trường.Trong quá trình công nghiệp hoá sẽ gây ra sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, nước và đất, vấn đề sức khỏe, một số loài đã tuyệt chủng, và nhiều hơn nữa. Dưới đây là một số trong thương mại và công nghiệp của nước ta về vấn đề môi trường.

Khói bụi xả vào không khí: Ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính của các nhà máy sản xuất do khí thải gây ô nhiễm của dung môi hữu cơ, CO, sulfur dioxide [SO2] và nitơ oxit [NOx]. Những chất gây ô nhiễm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe công cộng và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu để thúc đẩy, phá hoại môi trường, hiệu ứng nhà kính, ôzôn hổng và hoang mạc hóa tăng. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp bao gồm: ống khói khi lắp đặt phải được điều tra và xử lý khí thải cho phép xác định tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19/2009/BTNMT..

Nước thải: Chưa được xử lý nước thải gây ra những vấn đề về môi trường, bao gồm: Hồ ngầm của hệ thống xử lý nước thải ô nhiễm, vận chuyển và phá hoại, và xử lý nước thải và bùn sau, sẽ hủy nó được dùng cho mục đích nông nghiệp suy thoái. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: thu thập trên cơ sở tách biệt, dòng chảy và nước thải công nghiệp thành phố, nước thải và nước muối; xử lý nước thải và chất lượng theo giá trị; phù hợp với hệ thống thoát nước; liên tục lấy mẫu giám sát; widget; lưu tập tin. Ô nhiễm đất: Nhiên liệu và năng lượng từ ngành công nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp vật liệu bị rò rỉ, và nguy hiểm của Việt Nam, trong đất bị ô nhiễm do chính Nguồn đất ô nhiễm. Ví dụ là nhà máy Lọc dầu và đường ống bơm xăng, kho dầu, trạm xăng, nhà máy xử lý, nhà máy hóa chất, nhà máy, công ty giặt khô, in ấn, doanh nghiệp ngành dệt may và những nguy hiểm, vật liệu được lưu trữ. Ô nhiễm đất tiếp xúc trực tiếp với chất gây ô nhiễm gây ra, khí độc rò rỉ đây. Và nước ngầm nhiễm vào tòa nhà. Đặc điểm của ô nhiễm đất ở trong đất bị ô nhiễm sau khi sự kiện tàn dư trong lâu dài. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: bề mặt vật liệu và nhiên liệu, lưu trữ phù hợp chất gây ô nhiễm ra khỏi container niêm phong; đặt chức đã rò rỉ; với xe tăng và đường ống dẫn ngầm giúp kiểm tra hướng dẫn cài đặt, rò rỉ, bảo vệ Cách [âm cực bảo vệ] và giám sát [physometer]; Ô nhiễm biển và ven biển. Yêu cầu / tiêu chuẩn bao gồm: không có giấy phép kinh doanh giấy phép nước thải và chất thải khí thải đổ một hạn chế [dù là từ Ủy ban cho phép nước thải và rác, hay từ bảo vệ môi trường Sở Văn phòng đường xây dựng cho nước mặn], với đường bờ biển của Ủy ban lệnh cấm, và để bảo vệ môi trường ven biển. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại được áp dụng cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả công nghiệp và nông nghiệp.Nếu không xử lý chuyện hay xử lý, lưu trữ, vật liệu độc hại sẽ gây tổn hại sức khoẻ con người và xã hội chúng ta cần có biện pháp bảo vệ môi trường. Yêu cầu / tiêu chuẩn của một nhà máy công nghiệp: dùng để lưu trữ vật liệu nguy hiểm thực sự cho cơ sở hạ tầng cài đặt sản phẩm chứa chất lỏng, bao gồm cả hiểm nguy hiểm; thiết lập mục tiêu và cách xử lý chất thải được tạo ra, kinh doanh, đề phòng trường hợp khẩn cấp, chờ đã. Chất thải rắn: Chất thải rắn tạo ra, đâu có hoạt động con người, là bởi vài luồng dữ liệu khác nhau, có các tính năng khác nhau.

20 quốc gia có sản lượng công nghiệp danh nghĩa lớn nhất theo IMF và The World Factbook, 2018 Economy

Countries by Industrial Output [in nominal terms] at peak level as of 2018 [billions in USD]

[01]   Trung Quốc[—]   Liên minh châu Âu[02]   Hoa Kỳ[03]   Nhật Bản[04]   Đức[05]   Nga[06]   Hàn Quốc[07]   Ấn Độ[08]   Pháp[09]   Vương quốc Anh[10]   Ý[11]   Brasil[12]   Canada[13]   México[14]   Indonesia[15]   Úc[16]   Tây Ban Nha[17]   Ả Rập Xê Út[18]   Thổ Nhĩ Kỳ[19]   Ba Lan[20]   Đài Loan

5,316

4,757

3,877

1,842

1,213

744

651

619

589

586

576

549

518

415

409

409

381

340

302

221

217

The twenty largest countries by industrial output [in nominal terms] at peak level as of 2018, according to the IMF và CIA World Factbook.

20 quốc gia có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo UNCTAD trên căn cứ giá cố định và tỷ giá hối đoái năm 2005, 2015 [4] Economy

Top 20 Countries by Industrial Output [in nominal terms] in 2015 [millions in 2005 constant USD and exchange rates]

[01]   Hoa Kỳ[02]   Trung Quốc[03]   Nhật Bản[04]   Đức[05]   Ấn Độ[06]   Vương quốc Anh[07]   Hàn Quốc[08]   Pháp[09]   Canada[10]   Ý[11]   México[12]   Nga[13]   Brasil[14]   Úc[15]   Ả Rập Xê Út[16]   Tây Ban Nha[17]   Đài Loan[18]   Indonesia[19]   Thổ Nhĩ Kỳ[20]   Ba Lan

3,042,332

2,837,667

1,415,551

889,336

499,519

468,181

454,504

415,400

370,732

369,751

365,959

277,858

267,769

261,385

256,969

254,480

204,109

198,254

177,586

141,921

  • Ngành kinh tế
  • Khu vực chế tạo
  • Nông nghiệp
  • Dịch vụ

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ National Statistics - Methods and quality - UK SIC[92]
  3. ^ CF SIC Code List
  4. ^ “UNCTADstat - Table view”. Unctadstat.unctad.org. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2018.

  •   Phương tiện liên quan tới Industries tại Wikimedia Commons
  • Công nghiệp tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Industry tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Công_nghiệp&oldid=68492795”

Video liên quan

Chủ Đề