Ngất ngưởng khi về hưu như thế nào

I. Tiểu dẫn

- Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

- Hầu hết các sáng tác của ông là chữ Nôm, ông là người đầu tiên đem đến cho hát nói (một điệu của ca trù) một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc.

II. Văn bản (SGK)

1. Nghĩa của từ "ngất ngưởng" qua các văn cảnh

- Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng. Ngất ngưởng trong bài thơ được hiểu là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu, hành vi "khắc kỉ phục lễ" của nhà nho để hình thành lối sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân.

- Trong bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng, ngoài từ ngất ngưởng cuối bài thơ, ba từ còn lại được dùng gắn với hai hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Trước hết, Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Trứ đã từng lập nhiều công trạng và là người có nhiều tài nhưng cuộc đời làm quan của ông không thuận lợi (bị thăng giáng thất thường).

- Sau khi từ quan, ông nghỉ và chơi rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò để "che miệng thế gian", dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào và đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc hữu ích cho dân, cho nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là sống uốn mình theo dư luận. Ông say mê hát nói từ nhỏ, vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là người phi phàm, khác đời.

2. Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng vẫn làm quan

- Nguyễn Công Trứ biết làm quan là mất tự do, ông coi chốn quan trường như cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là nơi ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Ông quan niệm rằng mình đã cống hiến hết tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đại, do đó "nghĩa vua tôi" ông đã thực hiện trọn vẹn và ông có quyền ngất ngưởng so với các quan lại trong triều.

- Ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự "khắc kỉ phục lễ", uốn mình theo lễ và danh giáo của nho gia.

3. Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự đánh giá sự ngất ngưởng của mình

- Trong bài hát nói, Nguyễn Công Trứ đã tự thuật, tự đánh giá về bản thân bằng giọng điệu khảng khái, đầy cá tính. Ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức rõ ràng về phong cách sống của mình, ông tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của danh giáo.

4. Những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật

- Đầu thế kỉ XIX, thể hát nói (thể thơ bác học do các tác gia người Việt sáng tạo trong môi trường văn hóa song ngữ Hán Nôm thời trung đại) phát triển mạnh. Nhiều nhà nho, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng thường gửi gắm tâm sự trong hát nói. Nhờ đó thể loại này nhanh chóng chiếm được vị trí độc tôn và trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.

- So với các bài thơ Đường luật gò bó, chật chội, hát nói phóng khoáng hơn. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng người viết có thể phá cách toàn bộ điều này để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách gieo vần, nhịp điệu... Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử, khao khát khẳng định mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc chật chội của lễ nghi, của xã hội.


Page 2

Ngất ngưởng khi về hưu như thế nào

SureLRN

Ngất ngưởng khi về hưu như thế nào

Chuyện về hưu

Nguyễn Quang Thân

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Nhớ lại sử ta rồi đọc báo hay lướt web, thấy một số chuyện về hưu đáng để luận bàn và suy nghĩ. Chu Văn An (? - 1370) đỗ Thái học sinh, được vời vào cung dạy cho con vua (Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiển Tông), sau làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Ông là “thầy của các thầy". Thời Trần Dụ Tông (1341-1369) xã hội nhiễu nhương, thác loạn. Vua ham tửu sắc hát xướng hơn trị nước. Cận thần là lũ bất tài, lưu manh, lộng hành, hãm hại người hiền tài. Dân lành thì “tiếng kêu đậy đất án ngờ lòa mây”.Nhiều người bức xúc phải phát tang làm ma sống rồi mớivào triều "góp ý" với vua. Nhưng Chu Văn An vẫn không sợ, dâng sớ xin chém bảy gian thần. Tất nhiên sau đó là cái kết cục được ông tính trước: về hưu mà không có lương hưu. Đòi chém bọn tham nhũng không xong mà đầu vẫn còn giữ được trên cổ thì cũng gọi là may. Thầy như ông quả là bậc đại sư! Cú "về hưu non" của ông quả đáng lưu danh thiên cổ!

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại, từng làm đến binh bộ thượng thư. Năm Tự Đức thứ nhất 1847, ông nghỉ hưu, mang về quê nghèo Hà Tĩnh không phải một tài khoản kếch xù trong ngân hàng mà là một cái tráp (rương nhỏ) quần áo, sách vở, ở nhờ nhà từ đường, ngày ngày cưỡi bò đi chơi, đàn hát, thơ phú. Dân gọi ông là "Cố Lớn". Ông tự nhận mình là "kẻ hưu trí ngất ngưởng", vui vẻ sống giữa cảnh "gót senđủng đỉnh một đôi dì” (chắc là tường tượng chứ tiền đâu mà bao nhiều mỹ nhân thế). Về hưu như ông sau khi "nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” quả là đại phước, thanh cao và thú vị.

Thời nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô, người gạ gẫm mua (rẻ như cho" cả một biệt thự hàng chục tỉ đồng, rất nhiều người mở tiệc ăn khao vì đã "hạ cánh an toàn", ý tự hào vì một đời ăn cắp may mà không bị bắt hay bị lộ!

Cũng là con Rồng cháu Tiên mà chuyện về hưu xưa và nay khác thế!

Nguồn:Thể thao & Văn hoá

LinkedInPinterestCập nhật lúc:04:03 CH @ 04/02/2009

Dàn ý cảm nhận về Bài ca ngất ngưởng - Hướng dẫn cách làm và dàn ý chi tiết đề văn phân tích, cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).

Dàn ý chi tiết đề văn nêu cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả:

+ Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một người ham học từ nhỏ nhưng con đường thi cử không được hanh thông, mãi đến năm bốn mươi tuổi ông mới đỗ đạt và làm quan.

- Giới thiệu sơ lược về Bài ca ngất ngưởng: Đây là bài thơ được tác giả viết sau năm 1848, năm ông cáo quan về hưu.

2. Thân bài

* Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ

- Đề cao vai trò và ý thức trách nhiệm, bổn phận cá nhân “vũ trụ nội mạc phi phận sự”.

- “Ông Hi Văn”: thái độ tự trào, tự tôn độc đáo.

- Tự ý thức được ra làm quan là sẽ mất tự do (vào lồng) nhưng đây là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão được cống hiến sức mình phục vụ nhân dân.

- Nghệ thuật: điệp từ “khi” kết hợp với thủ pháp kiệt kê nhằm nêu khẳng định tài thao lược, văn chương của tác giả.

- “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông”, “Lúc bình Tây”, “Phủ doãn Thừa Thiên” ⇒ sự thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên một vị trí nhất định.

⇒ Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.

* Ngất ngưởng khi về hưu

- Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê “giả tổ chi niên”.

- Thái độ của Nguyễn Công Trứ khi về hưu:

- Cưỡi bò vàng có đeo đạc rời khỏi kinh đô ⇒ ngạo nghễ, trêu ngươi, coi thường dư luận, đạt đến độ cao của phẩm cách và tài trí.

- Từ một “tay kiếm cung” nay trở về với dáng dấp của một nhà tu hành “dạng từ bi”.

- Tâm trạng từ sự thanh thản, nhẹ nhỏm thành sự ngậm ngùi.

- Lối ống khi về hưu

- Lên chùa cùng đào hát ⇒ khác người, khác đời.

- Hưởng lạc: ca, tửu, cắc, tùng.

- Coi thường được mất và sự khen chê của miệng đời.

⇒Thái độ thanh lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, coi nhẹ được mất, hơn thua ở đời.

⇒ Cuộc sống tự do, tự tại vượt lên mọi thói tục của một bậc phong lưu, không ngại khẳng định cá tính của mình.

* Khẳng định cá tính của bản thân

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

- Đặt mình ngang hàng với các bậc công thần, danh tướng Trung Hoa thời xưa ⇒ tự hào về sự nghiệp cống hiến cho đất nước.

- Nghĩa vua – tôi ⇒ khẳng định tấm lòng trung quân, ái quốc, một lòng vì nước vì dân.

⇒ Tự hào, sảng khoái, tự tin thể hiện cái tôi cá nhân

3. Kết bài

- Nội dung: Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, bài thơ còn là sự tổng kết về cuộc đời của chính tác giả.

- Nghệ thuật:

+ Cách ngắt nhịp tạo tính nhạc cho tác phẩm, đồng thời thể hiện phong thái ung dung.

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển cố thể hiện tài hoa, trí tuệ của tác giả.

+ Bài hát nói mang đậm chât thơ và bộc lộ tính cách phóng khoáng, tự do, bản lĩnh.

Bài văn tham khảo cảm nhận về Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Nguyễn Công Trứ được mệnh danh là nhà thơ ngất ngưởng của Việt Nam với những phong cách rất riêng biệt, nó tạo nên một tính ngông trong phong cách sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật của ông, đặc biệt chúng ta bắt gặp phong cách đó trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng.

Trong bài thơ tác giả đã thể hiện đúng thái độ tâm trạng và phong cách của chính mình, với những cách xưng hô mang một cái nhìn đầy chất ngông, vũ trụ ở đây đã chỉ một không gian vô cùng rộng lớn và mênh mông, nhưng lại dường như không có một chút phận sự nào, ở đây tác giả dường như đang chê trách những đấng nam nhi trong đất nước, tác giả mở đầu cũng để thể hiện một nỗi lòng muốn thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước, đó là những việc làm cần thiết và vô cùng xứng đáng đối với những đấng nam nhi được sinh ra trong đất nước:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Nhà thơ với một quan niệm vô cùng ngông nghênh, nó thể hiện luôn phong cách của ông, ông là một người thích tự do, chính vì vậy ông cho rằng làm quan là một việc trói buộc chính vì vậy, ông luôn luôn cương quyết thích sống một cuộc sống tự do, tự tại, không muốn điều gì cản trở sự tự do của chính bản thân mình, từ "vào lồng" trong câu thơ đã thể hiện một thái độ không thích với chốn quan trường, đây là một nơi đấu đá và không được sống tự do, chính vì vậy, từ khi ông đỗ đạt làm quan, ông cảm thấy cuộc đời mình đã bị bó buộc vào nơi đây, ông không thích và muốn sống tự tại, do con người và bản tính ngông nghênh của ông.

Tất cả những điều mà ông thể hiện trong tác phẩm đó đều thể hiện tính cách của ông khi làm quan, tính cách của ông không chỉ thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật, mà nó còn được thể hiện trong lúc ông là quan, ông liệt kê các chức tước trong triều đình như thủ khoa, tham tán, tổng đốc… đây đều là những vị trí mà họ đã phải cố gắng để có được, chính vì vậy về địa vị họ đã hơn rất nhiều người, đây là điều mà tác giả thể hiện sự ngất ngưởng của mình không chỉ riêng trong cuộc sống, mà trong rất nhiều việc khác, ông cũng luôn thể hiện một thái độ tích cực và mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và có nhiều ý nghĩa to lớn, ông đã thể hiện sự ngất ngưởng của mình qua địa vị. Và đây không chỉ là điều để ông thể hiện được tài năng của chính bản thân mình, mà còn cho người đọc biết được con người của ông:

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Khi tuổi trẻ luôn phấn đấu để trở thành một vị quan, và ông cũng luôn thể hiện sự ngất ngưỡng trong con đường làm quan của mình, nhưng ông còn thể hiện sự ngất ngưởng đó qua cả thái độ của mình khi về quê, ông từ bỏ cuộc sống chốn quan trường và từ quan ở ẩn, ông không những đã thoát khỏi cái lồng đã chôn chân ở đó, mà ông luôn mong ước mình sống một cuộc sống tự tại, tự do, đó là những điều mà ông luôn luôn mong muốn để đạt được, những điều đó nó thể hiện ngay trong thái độ và cảm quan của ông trong khi sáng tác nên chính tác phẩm này, giá trị của nó không chỉ để lại cho con người nhiều cái nhìn mới mẻ mà nó còn để cho người đọc thấy được thái độ ngông cuồng và tự tại của ông:

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Từ khi ông trút bỏ áo quan để về nhà ở ẩn, ông đã thể hiện một thái độ khác người, phong cách của ông không giống ai, ông bình dân mà thể hiện một con người vô cùng bình dị và thể hiện một thái độ vô cùng gần gũi với tất cả mọi người, ông đã dùng những hình ảnh rất đỗi gần gũi, đó là một cuộc sống tự tại và cũng được hưởng lạc từ thiên nhiên, ông trở về sống bên cạnh những núi sông, mây trắng. Thái độ của ông khiến cho người đọc có một cái nhìn lạ, bởi nó khác thường so với những người khác, nhưng chính điều đó lại làm nên cuộc đời của ông khác lạ và mang lại cho ông một phong cách riêng, nó đặc trưng cho cá nhân và con người của ông. Ông không quan tâm đến những lời khen chê của người khác đối với ông đó đều là những chuyện nhỏ mà ông không quan tâm tới, ông say mê trong những cuộc chơi lạ kì và những vui thú của hát nói, có rượu ngon, có ca nhạc… Một cuộc sống đúng chất của an nhàn và hạnh phúc mỹ mãn, đây mới chính là cuộc sống tự do mà ông luôn mong muốn hướng tới, đó chính là một cuộc sống an nhàn, cuộc sống chỉ có ông, không có những điều gì làm cho cuộc đời của ông bị vướng bận cả, tất cả nó đều thể hiện một quan niệm sống đầy tự do của ông, với một lối sống tự tại, ông không thích bó buộc, mà ông đang sống một cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên, đó là một điều có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp, nó đem đến cho ông một cái nhìn đầy thiện cảm với cuộc sống của mình.

Tiếp theo đó là những lời mà ông tự cho rằng đó là cả cuộc đời của mình tuổi trẻ đã làm quan, ông không còn vướng bận điều gì, khi đã làm tròn trách nhiệm của mình với dân với nước, đó là những điều mà ông luôn trăn trở nhưng nay ông đã làm được và ông không còn điều gì phải hổ thẹn nữa:

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Trong triều đình ông là duy nhất, và không ai có một thái độ ngất ngưởng như ông, đó là những điều mà ông đã nói đến trong tác phẩm của mình, thái độ đó đã mang lại cho người đọc cái nhìn bao quát nhất, về con người cũng như toàn bộ cuộc sống của ông, ông đã phải sống trọn tình nghĩa và giờ ông đang muốn hưởng một cuộc sống tự do và thoải mái nhất.

Tham khảo thêm:

Trên đây là mẫu dàn ý chi tiết cho bài văn cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), các em có thể dựa trên cơ sở ý chính cùng những kiến thức đã được học trên lớp về tác phẩm để viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Chúc các em làm bài tốt và đạt điểm cao !