Ngày mùng 3 tết là ngày gì

Chúng ta thường nghe câu nói: mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Ngày mùng 3 Tết là ngày để mọi người bày tỏ sự kính trọng, biết ơn với những người thầy đã dạy dỗ mình trong cuộc đời, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ bao đời nay. Theo quan niệm xưa của nhiều người thì tết “cha” có nghĩa là vào sáng ngày mùng 1 Tết, vợ chồng và con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để làm cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính.Mùng 3 Tết là ngày để bày tỏ sự biết ơn với các thầy cô

Nếu như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày chúc mừng các giáo viên, thì ngày mùng 3 Tết là ngày các học trò đến bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người thầy. Thầy ở đây không chỉ là người dạy con chữ, mà còn là người truyền nghề, dạy đàn, dạy nhạc…

Không cần quà cáp quá trịnh trọng hay đắt tiền, đơn giản là các học trò tề tựu đông đủ đến thăm thầy cô, trao tặng đến thầy cô những lời chúc ý nghĩa, cùng ôn lại những kỷ niệm… là đủ. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Với truyền thống hiếu học có từ lâu của dân tộc ta, đây lại càng là một ngày lễ quan trọng.

2. Mùng 3 Tết cúng gì?

Không chỉ là ngày Tết thầy, mùng 3 còn thường là ngày đẹp để các gia đình thực hiện lễ hóa vàng – lễ tạ gia tiên và các vị thần phật. Theo lệ thường thì ngày 30 Tết [hoặc 29, với những năm có tháng 12 thiếu], mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ làm cơm cúng tổ tiên liên tục để mời các cụ, các ông bà về ăn Tết với con cháu. Đến mùng 3 thì làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia yên nghỉ. Tùy theo từng vùng mà ngày hóa vàng khác nhau, nhưng thường thấy nhất là làm vào ngày mùng 3.

Mâm lễ cúng theo lệ thường sẽ bao gồm: hương, vàng mã, hoa, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn đặc trưng ngày Tết như thịt gà, bánh chưng, dưa hành, miến, giò lụa… Sắp lễ đặt lên ban thờ xong xuôi thì kính cẩn đứng trước ban thờ đọc bài văn khấn lễ tạ năm mới, sau đó thắp hương.

Sau khi hương cháy hết thì hạ lễ, và mang các đồ vàng mã ra hóa [đốt]. Tiền vàng hóa trước, sau đó đến các đồ dùng như quần áo, mũ mão… Vì vậy mới gọi là lễ hóa vàng. Đây cũng là thời điểm chính thức hết Tết, các gia đình trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường.

Mùng 3 tết là ngày mấy dương lịch?

Xem thêm: Tết Dương lịch nên đi đâu? Gợi ý những địa điểm du lịch không thể bỏ qua

3. Mùng 3 Tết đi chơi ở đâu?

Nếu hóa vàng muộn hơn, nhiều người sẽ chọn đi chơi vào ngày mùng 3 Tết. Địa điểm du xuân nhiều nhất chính là lên chùa để cầu tài lộc, may mắn trong năm mới, đồng thời đi vãn cảnh đẹp. Đây cũng là lúc chuẩn bị diễn ra các lễ hội lớn như hội Chùa Hương, hội Đền Trần… nên thu hút rất nhiều người đi lễ. Hoặc nếu muốn đi gần thì quanh thủ đô Hà Nội cũng có rất nhiều chỗ có thể vui chơi như Công viên Thủ Lệ, hồ Hoàn Kiếm, hoặc ra Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm… Có thể đi cùng bạn bè hay gia đình đều được.

Lưu ý là trong những ngày Tết, các địa điểm này sẽ đông hơn ngày thường nhiều lần. Khi đi các bạn nên chú ý giữ gìn đồ đạc cẩn thận. Đặc biệt nếu đi chùa phải để ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo, hợp lễ nghi phong tục.

Ngày 3 Tết 2020 là ngày 27 tháng 1 dương lịch, các bạn có thể sắp xếp dần lịch đi chơi với gia đình và bạn bè cho phù hợp.

Hi vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho các bạn phần nào những thông tin bổ ích về ngày mùng 3 Tết âm lịch 2020. Chúc mọi người sẽ có một cái Tết thật khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc bên gia đình.

Mỗi độ Tết đến xuân về, đúng ngày mùng 3 Tết Âm lịch hằng năm, ngôi nhà nhỏ của cô Lê Thị Hạnh – giáo viên Trường THPT Việt Yên 2 [Việt Yên, Bắc Giang] lại ngập tràn tiếng cười, tíu tít trò chuyện của bao thế hệ học trò đến thăm, chúc mừng năm mới.

Cô Hạnh cho biết, mỗi độ Tết đến, người Việt thường nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo. Vì vậy, rất nhiều học sinh mong chờ đến ngày mùng 3, xem như thông lệ, cả lớp tụ tập, quây quần, gặp lại thầy cô giáo cũ để thăm hỏi, hàn huyên những câu chuyện, nhớ lại kỉ niệm xưa.

Hơn nhiều năm gắn bó với nghề giáo, chứng kiến bao thế hệ học trò trưởng thành, khôn lớn, món quà tuyệt vời nhất đối với cô Hạnh là những tình cảm chân thật, mộc mạc và những lời chúc thân thương học trò gửi tặng nhân ngày đầu xuân năm mới.

“Thực sự, không nghĩ học sinh có thể nghĩ ra những lời chúc giản dị nhưng ý nghĩa, khiến mình xúc động.

Nhiều cựu học sinh, thời điểm còn ngồi trên ghế nhà trường, việc thổ lộ tình cảm với thầy cô đôi lúc khiến các em rất ngượng. Nhưng khi ra trường, các em luôn nhớ tới thầy cô, gửi những tin nhắn chúc mừng khiến tôi vô cùng xúc động. Thậm chí có những em đã ra trường, thành đạt, có gia đình dẫn cả con đến thăm tôi vào dịp đầu năm mới.

Nhiều học sinh còn áp dụng công nghệ, sử dụng những tư liệu ảnh cũ, lắp ghép thành câu chuyện theo dòng thời gian, gửi tặng tôi. Có những em học sinh ra trường, lập gia đình rồi vẫn đến nhà, dẫn cả con đi. Đây là những món quà rất ý nghĩa mà tôi nhận được mỗi độ Tết đến xuân về” – cô Hạnh chia sẻ.

Món quà quý giá nhất cô Hạnh nhận được trong ngày đầu xuân năm mới là tình cảm chân thành, những lời chúc thân thương của bao thế hệ học trò. Ảnh: NVCC [ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát].

Nhớ lại quãng thời gian hơn 10 năm công tác trong nghề, kỉ niệm khiến cô Hạnh nhớ nhất là thời gian cô mới ra trường, được phân công dạy học tại Trường THPT Sơn Động 3 [Bắc Giang] – nơi có rất nhiều học sinh khó khăn.

“Tôi ở tập thể, lại mới ra trường nên không nghĩ học sinh tình cảm như vậy. Các thầy cô nghỉ Tết, học sinh mang bánh chưng, xôi, đồ ăn,… của gia đình đến tặng. Khi nhận được những món quà ấy, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên và xúc động. Tôi không chỉ đón nhận tình cảm của học trò mà qua đó, còn có cơ hội biết thêm về phong tục tập quán, văn hóa nơi mình dạy” – cô Hạnh kể lại.

Nhớ lại mùng 3 Tết những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, cô Lê Thị Hiền – Giáo viên Trường THCS Đông Anh [Đông Sơn, Thanh Hóa] không khỏi xúc động: "Ngày xưa, các thầy cô giáo chủ yếu sinh sống cùng làng, cùng xã nên thành lệ, cứ đến mùng 3, cả lớp rồng rắn đến nhà các thầy cô chúc Tết. Một vài năm sau, kinh tế có phần ổn định hơn, học trò chúng tôi mua những thùng mỳ tôm đến nhà thầy cô chúc Tết, cùng nhau nấu ăn, cười nói vui vẻ".

Với cô Hiền, theo một cách nào đó, học trò sẽ gửi tới thầy cô những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa vào ngày Tết. Cá nhân cô Hiền, cứ đến dịp đầu xuân năm mới, học trò sẽ gọi điện, hỏi thăm và gặp nhau để hàn huyên lại kỉ niệm xưa.

"Như vậy, dù cách thể hiện có khác nhau nhưng tinh thần tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn luôn ăn sâu vào tiềm thức của các thế hệ học trò" - cô Hiền vui vẻ nói.

Tết thầy là nét đẹp thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Ảnh: Thiều Trang

Chia sẻ về món quà ý nghĩa nhất học sinh dành tặng cho mình dịp Tết Nguyên đán, cô Hiền cười dịu dàng và nói:

“Học sinh đến với tôi ngày lễ Tết không đem theo bất kỳ món quà vật chất nào. Điều tôi quý và ấn tượng nhất chính là tình cảm của các em dành tặng tôi, dù là học sinh tôi đang dạy hay nhiều em khóa cũ đã ra trường, lên đại học, đi làm,… nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô trong ngày lễ đặc biệt này. Đó là điều tôi vô cùng trân quý”.

Chủ Đề