Nghệ thuật thể hiện nhân vật Trương Ba

Lưu Quang Vũ được đánh giá là tài năng nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ trước. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, có ý nghĩa nhân sinh đến tận sau này. Trong đó, tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đánh giá cao về cả giá trị nội dung lẫn nghệ thuật.Phân tích nhân vật Trương Batrong đoạn trích cảnh 7 của vở kịch, ta sẽ hiểu rõ hơn bi kịch của nhân vật Trương Ba khi phải sống trong thân xác của một kẻ khác.

Thân bài

Trong văn đàn văn học Việt Nam, cái tên Lưu Quang Vũ đã không còn xa lạ. Ông nổi tiếng với các tác phẩm truyện, thơ và nổi bật nhất là các tác phẩm kịch. Kịch Lưu Quang Vũ không chỉ được trau chuốt từng chi tiết mà còn chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh về cuộc đời và con người.

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt. Vở kịch xoay quanh cuộc đời của nhân vật Trương Ba, vốn là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp.

Ông có một tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ, là bạn cờ của Đế Thích. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu do gạch nhầm tên mà Trương Ba đã chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà.

Ngỡ tưởng có thể sửa được lỗi sai ấy nhưng ai ngờ rằng quyết định này lại đẩy Trương Ba vào bi kịch mới khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Trương Ba vì phải sống tạm bợ, lệ thuộc nên dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất tốt đẹp vốn có của mình. Sự thay đổi ấy khiến Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tìm cách tách ra khỏi xác hàng thịt. Qua những diễn biến tâm lý và các cuộc đối thoại của nhân vật, những nút thắt dần được gỡ bỏ, chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về bản ngã, nhân sinh.

Đoạn trích cảnh 7 của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là phân đoạn đặc sắc nhất của tác phẩm. Tại đây, những chuyển biến tâm lý và nhân cách của nhân vật Trương Ba được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.

Các cuộc đối thoại của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích
  • Luận điểm 1: Cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và da hàng thịt

  Cuộc chiến đấu lớn nhất của cuộc đời mỗi người là phải tự chiến đấu với chính bản thân mình. Dù hồn Trương Ba là một linh hồn riêng, thế nhưng thời gian sống trong xác hàng thịt sẽ không khỏi có những liên kết. Chính vì vậy, hồn Trương Ba đã dần thay đổi, nhiều khi suýt bị da hàng thịt điều khiển. Vậy nên, Lưu Quang Vũ đã xây dựng Trương Ba đấu tranh với chính mình trước tiên.

Trước hết, Trương Ba khẳng định mình vẫn là mình, “trong sạch, thẳng thắn”, vẫn “nguyên vẹn” không hề thay đổi. Ông cho rằng xác thịt chỉ là cái bề ngoài, “đui mù” và “không có ý nghĩa gì hết”. Nó sẽ không thể nào có tư tưởng, suy nghĩ, hoặc giả chăng nếu có thì sẽ là những suy nghĩ thấp kém, tầm thường mà thôi. Tuy nhiên lúc này, từ sự quả quyết, đanh thép, hồn Trương Ba lại dần dần đuối lí, “bịt tai lại”, tuyệt vọng tột cùng.

Trong khi đó, xác hàng thịt lại dùng những lí lẽ rất thực tế để lấn át hồn của Trương Ba. Anh ta cho rằng hồn không thể nào tự làm mọi việc, tất cả hoạt động đều phải nương nhờ thân xác mà thành. Anh ta không còn thái độ cợt nhả, giễu nại nữa mà mạnh mẽ hơn và cuối cùng chiến thắng được phần hồn. Có thể thấy, cuộc chiến giữa nhân cách và dục vọng, giữa phần con và phần người rất mong manh. Nếu không tin tưởng vào bản thân thì sẽ bị cái tầm thường lấn át đi khát vọng cao đẹp.

  • Luận điểm 2: Cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và người thân

Sau khi chịu thua xác hàng thịt, hồn Trương Ba vẫn cố nương niềm tin vào những người thân yêu. Ông quả quyết bản thân vẫn là mình thuở trước, trong sạch và thanh cao. Thế nhưng trái ngược với sự chờ đợi, những người thân lại thấy Trương Ba đã thay đổi, đã không còn là người hiền hậu, “nguyên vẹn như xưa” nữa.

Trước hết, người vợ, người thân thuộc nhất với Trương Ba đau đớn, khóc lóc. Bà nhận ra Trương Ba đã không còn như trước mà đã đổi khác, “ông đâu còn là ông”, câu nói như đâm vào tim của Trương Ba. Cháu gái ông thì xua đuổi, cho rằng ông mình đã chết. Người ngồi trước mặt chỉ là một người bán hàng thịt vụng về, thô lỗ, phũ phàng mà thôi. Người con dâu thì thấu hiểu hơn, nhưng cũng nhận ra ông không còn là người cha hiền hậu như xưa nữa.

Từng người, từng người một, dù vị thế gia đình khác nhau, nhưng đều chung một nhận định về Trương Ba của hiện tại. Để rồi ông nhận ra rằng, bản thân quả đã thay đổi, đã bị phần xác lấn át đi những điều tốt đẹp của mình. Đến đây, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, đòi hỏi phải có cách giải quyết thỏa đáng nhất.

  • Luận điểm 3: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích

Đến đây, hồ  Trương Ba đã vỡ lẽ và hiểu ra mọi chuyện. Ông đã giác ngộ ra rằng, con người sống cần phải có sự hoà hợp giữa linh hồn lẫn thể xác. Bản thân phải được là chính mình và sống một cuộc sống theo ý mình, như vậy mới là một cuộc sống có ý nghĩa. Ông khẳng định với Đế Thích: “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

Với Trương Ba, lúc này nếu như sống không được là mình, phải tạm bợ thì không còn ý nghĩa gì nữa. Sự sửa sai của quan trên chỉ là chắp vá, tạm bợ, bởi “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Chỉ có Trương Ba, người phải sống nửa vời, mới thấu hiểu cái đau đớn ấy. “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Với ông, sự sống có nghĩa lý gì nếu như bản thân chai sạn, đổi khác, không còn là chính mình. Câu nói quả quyết ấy của Trương Ba như một lời khẳng định chắc chắn, và chúng ta có thể mường tượng ra tương lai, quyết định của nhân vật.

Quả đúng như vậy, để giữ cho tâm hồn trong sạch, Trương Ba đã đưa ra quyết định rất táo bạo: trả lại thân xác cho anh hàng thịt, còn mình thì “chết hẳn”. Ông cũng không chấp nhận nhập vào thân xác của cu Tí hay bất cứ ai nữa. Sự lựa chọn ấy tuy thật đau đớn nhưng lại là lựa chọn rất đúng đắn. Cái chết ư, ai mà không sợ. Nhưng sống mà nửa vời, lạc lối thì còn đáng sợ hơn cái chết. Quyết định này của Trương Ba còn có ý nghĩa rất lớn về quan niệm bản ngã, nhân sinh. Nếu đã sống, thì phải sống là chính mình, không vì những dục vọng tầm thường mà đánh mất nhân cách trong sạch vốn có. Đừng vì tiếc sự sống mà sống một cuộc đời tạm bợ, gian dối bản thân và lừa dối mọi người. Sống một cuộc sống trọn vẹn, thì dù khi ra đi, chúng ta vẫn có thể ở bên người thân và được những người thân yêu nhớ mãi, lưu giữ lại ở trong tim họ những kỉ niệm tuyệt vời nhất. 

Kết bài phân tích nhân vật Trương Ba

Với nghệ thuật độc đáo, sử dụng đối thoại chân thực, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã khắc họa thành công nhân vật Trương Ba với những nét đẹp đáng trân trọng. Đồng thời thông  qua việc phân tích nhân vật Trương Ba , chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống và quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

BY VĂN MẪU BẤT HỦ  09/07/2019 1.077 VIEWS

SHARE: 

Đề bài: Anh chị hãy tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Bài tham khảo

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng của tác giả Lưu Quang Vũ. Thành công của vở kịch không chỉ ở nội dung, xung đột kịch độc đáo, mà còn bởi giá trị tư tưởng, triết lí sâu sắc được tác giả khéo léo gửi gắm trong tác phẩm. Có thể nhận định, Hồn Trương Ba, da hàng thịt là kết tinh tài năng, tầm nhìn và tấm lòng của Lưu Quang Vũ nên đây cũng là tác phẩm có giá trị to lớn cả về nội dung và nghệ thuật.

Có thể bạn sẽ thích:

Phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương…

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt…

Phân tích nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba Da…

Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ…

Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản Cổng…

Phân tích những triết lí về cuộc đời và ý nghĩa thời đại…

Về mặt nội dung:

Thông qua bi kịch tha hóa, sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo của nhân vật Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến độc giả quan niệm sống sâu sắc. Được sống làm người vô cùng quý giá, nhưng để được sống là mình, sống trọn vẹn với những mong muốn và lí tưởng của bản thân còn quý giá hơn. Trương Ba trong vở kịch đã cảm nhận thấm thía nỗi đau của việc không được sống là mình, vì vậy cuối cùng Trương Ba đã chấp nhận cái chết để mãi được là mình, để bảo vệ những lí tưởng và giá trị mà mình luôn theo đuổi, để trở lại là ông Trương Ba đúng nghĩa.

Xem thêm:  Bài viết số 2 lớp 9 [bài tổng hợp]

Con người là tổng hòa giữa hai phần hồn và xác, con người không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai phần ấy. Vì vậy để tồn tại và sống thực sự hạnh phúc, ý nghĩa con người phải dung hòa được cả phần thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất chính đáng bên ngoài và nhu cầu tinh thần cao đẹp bên trong.

Trong cuộc sống, để hướng đến những điều tốt đẹp, ý nghĩa con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của hiện tại, với chính những mâu thuẫn bên trong con người mình và những nhu cầu vật chất tầm thường bên ngoài để bảo vệ những điều quý giá, chính đáng của bản thân.

Về mặt nghệ thuật:

Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhà văn Lưu Quang Vũ xây dựng được tình huống, xung đột kịch đặc sắc. Nếu trong câu chuyện cổ, Trương Ba thắng kiện và được trở về với gia đình của mình thì Lưu Quang Vũ xây dựng xung đột kịch từ kết thúc của câu chuyện, đẩy mâu thuẫn giữa hồn và xác người hàng thịt lên cao trào, từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.

Tác giả còn xây dựng thành công hành động và lời thoại của nhân vật. Tùy từng nhân vật lại có tính cách, hành động và những lời nói khác nhau làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

[Nguồn: //vanmaubathu.com/tom-tat-gia-tri-noi-dung-va-nghe-thuat-trong-doan-trich-hon-truong-ba-da-hang-thit.html]

Top những bài phân tích hay nhất 2

Giá trị nghệ thuật của Hồn Trương Ba, da hàng thịt

ADS BY BLUESEEDSCROLL TO CONTINUE WITH CONTENT

Giá trị nghệ thuật của Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

– Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

– Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

– Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.

– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác:

Thể loại của văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Hoàn cảnh sáng tác của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Giá trị nội dung của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Chủ đề của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Tại sao Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác cu Tị trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

[Nguồn: //haylamdo.com/soan-van-lop-12/gia-tri-nghe-thuat-cua-hon-truong-ba-da-hang-thit.jsp]

Top những bài phân tích hay nhất 3

Tác giả – Tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt [Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật]

closearrow_forward_ios前往頁面Powered by GliaStudio

Mục lục nội dung

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

I. Tác giả

II. Tác phẩm

Hồn Trương Ba, da hàng thịt

I. Tác giả

– Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, mất năm 1988, quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là hà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm đưuọc bộc lộ từ nhỏ

– Từ năm 1965 đến năm 1970, ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

– Từ năm 1970 đến năm 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, như làm hợp đồng cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,…

– Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói, với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch. Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại

– Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

– Các tác phẩm chính:

ADVERTISING

X

   + Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,…

   + Thơ: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm,…

   + Tập tiểu luận: Diễn viên và sân khấu

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

– “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước

– Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc

– Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch

2. Tóm tắt

Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Nam Tào đã xoá tên ông trong sổ Trời. Sau đó, Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba tái sinh nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt, xác hàng thịt mang hồn Trương Ba. Cũng từ đó xảy ra bao chuyện lộn xộn. Lí trưởng sách nhiễu. Vợ hàng thịt đòi chồng. Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình sao mà xa lạ, vụng về và cục cằn. Bản thân Trương Ba có quá nhiều thay đổi: Nhiễm nhiều thói xấu, trở nên tha hoá, sống lạc lõng. Có nhiều lúc hồn Trương Ba và xác hàng thịt cãi nhau, nặng lời với nhau. Vợ Trương Ba chán ngán đòi bỏ đi. Cái Gái, cu Tị, hai đứa cháu đều ghét ông. Chị con dâu đau khổ nói với hồn Trương Ba về sự tan hoang, đổ vỡ của gia đình, “đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần…”. Hồn Trương Ba bải hoải bài hoài, thắp hương xin gặp Đế Thích. Gặp Đế Thích, hồn Trương Ba nói về thân phận cay đắng “sống nhờ” của mình và xin được chết cho thảnh thơi. Đế Thích hết lời khuyên giải, nhưng hồn Trương Ba vẫn không nghe. Vừa lúc đó, cái Gái chạy đến oà khóc, báo tin cu Tị con chị Lụa đã chết. Nam Tào, Bắc Đẩu báo tin Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích cái tội nhập hồn Trương Ba vào xác hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong xác hàng thịt. Nhưng hồn Trương Ba xin được chết để cu Tị sống lại. Hồn Trương Ba an ủi, dặn dò vợ con rồi nhắm mắt qua đời.

3. Bố cục [3 phần]

– Phần 1 [từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

– Phần 2 [tiếp đó đến “Không cần!”]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

– Phần 3 [còn lại]: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

4. Giá trị nội dung

Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng đưuọc sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

5. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn

– Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch

– Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển

– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn

[Nguồn: //toploigiai.vn/tac-gia-tac-pham-hon-truong-ba-da-hang-thit]

[Nguồn: //hoctot.net.vn/hon-truong-ba-da-hang-thit]

Video liên quan

Chủ Đề