Nghệ thuật xử lý tình huống sư phạm

  • Ứng xử sư phạm

    Cuốn sách này nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên và việc đi sâu tìm hiểu những tri thức sư phạm

    Nội dung chính

    • Tuyển tập 150 tình huống sư phạm thường gặp
    • Tình Huống sư phạm 1:
    • Tình huống sư phạm 2:
    • Tình huống sư phạm 3:
    • Tình huống sư phạm 4:
    • Tình huống sư phạm 5:
    • Tình huống sư phạm 6:
    • Tình huống sư phạm 7:
    • Tình huống sư phạm 8:
    • Tình huống sư phạm 9:
    • Tình huống sư phạm 10:
    • Video liên quan

5 quyển sách hay về kỹ năng sư phạm giúp nắm bắt được những phương pháp dạy học hiệu quả với mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên đứng lớp.

Cuốn sách này sẽ không có những lập luận thiên về khoa học hàn lâm, mà bạn sẽ hài lòng với các chỉ dẫn thiết thực, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Bạn sẽ biết cách mở đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của người học ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học, cách neo chốt kiến thức giúp người học nhớ được bài lâu hơn, cách lập kế hoạch bài giảng chi tiết sao cho phù hợp giữa nội dung – phương pháp – phương tiện và thời gian cho một tiết giảng/bài giảng, cách trực quan hóa bài giảng để cho giờ học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn.

Gợi ý

Cuốn sách Nghệ thuật ứng xử sư phạm nhằm giải đáp phần nào giúp các cô giáo, thầy giáo mới bước vào nghề để cải thiện mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng nghiệp với đồng nghiệp giữa giáo viên và phụ huynh thông qua các tình huống giúp giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm.

Nội dung chính được chia thành 3 phần:

  • Phần I: Giao tiếp và ứng xử.
  • Phần II: Một số tình huống ứng xử sư phạm dành cho giáo viên.
  • Phần III: Mẩu chuyện trong ứng xử sư phạm

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính sau:

  • Phần thứ nhất. Các phương pháp giảng dạy tích cực;
  • Phần thứ hai. Những kỹ năng quản lý và giảng dạy, thuật ứng xử để giảng dạy có hiệu quả;
  • Phần thứ ba. Phương tiện dạy học;
  • Phần thứ tư. Lập kế hoạch giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy;
  • Phần thứ năm. Kinh nghiệm dạy học trẻ mầm non;
  • Phần thứ sáu. Kinh nghiệm và phương pháp dạy học cấp tiểu học;
  • Phần thứ bảy. Đổi mới phương pháp dạy các môn học ở trường trung học;
  • Phần thứ tám. Nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học;
  • Phần thứ chín. Ứng xử trong ngành giáo dục.

Gợi ý

Trong cuốn sách Phương Pháp Học Tập Toàn Diện, Giáo sư David Perkin đã chỉ ra một lí luận thực tế và phổ thông về phương pháp dạy và học. Phân tích sâu sắc những phương pháp giảng dạy đã từng sử dụng ở Đại Học Harvard, với bảy nguyên tắc học tập toàn diện làm sao để thay đổi được hệ thống giáo dục.

Giáo sư David Perkin đã so sánh học tập với trò chơi đánh bóng chày, thông qua các ví dụ thực tế sinh động, miêu tả một cách chi tiết làm như thế nào để sử dụng phương pháp học tập toàn diện vào việc học tập theo nhóm và nâng cao được hiệu quả học tập.

Đồng thời, trong cuốn sách, Giáo sư đã tổng kết ngắn gọn: “nếu học sinh học “cục diện trò chơi” và sử dụng những “nhân tố” thì với bất kì môn học nào, bất kì độ tuổi nào bạn đều sẽ thành công”

Cuốn sách 300 tình huống giao tiếp sư phạm sẽ trình bày các tình huống xoay quanh những vấn đề cơ bản nhất trong qua trình giao tiếp sư phạm. Cuốn sách được cấu trúc thành 5 phần:

– Phần một: Những tình huống giao tiếp sư phạm có các phương án trả lời, gồm:

  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – học sinh
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – giáo viên
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – cha mẹ học sinh
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa người học – người học
  • Tình huống giao tiếp sư phạm chưa khoa học

Phần hai: Những tình huống giao tiếp sư phạm chưa có các phương án trả lời

Phần ba: Phân tích một số tình huống giao tiếp sư phạm

Phần bốn: Một số tình huống giao tiếp sư phạm hay

Phần năm: Một số mẩu chuyện về giao tiếp sư phạm

Các tình huống giao tiếp sư phạm mà các tác giả trình bày tuy chưa phải là đầy đủ, bao quát và điển hình cho tất cả các vấn đề của quá trình giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Tuy nhiên những tình huống sư phạm được trình bày trong cuốn sách này chắc chắn sẽ góp phần gợi mở cho sinh viên, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường sư phạm những suy nghĩ về việc lựa chọn cách ứng xử sao cho có hiệu quả nhất.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Tuyển tập các tình huống sư phạm thường gặp

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu Tổng hợp 150 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Tài liệu bao gồm 150 câu hỏi tình huống và mỗi một tình huống đều có cách ứng xử và giải quyết khác nhau. Mời các thầy cô giáo cùng tải về trọn bộ tài liệu để tham khảo và rút kinh nghiệm trong việc ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp.

Tuyển tập 150 tình huống sư phạm thường gặp

Tình Huống sư phạm 1:

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cải thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lý do mà mẹ của em đưa ra là vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trông nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.

Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

Hướng giải quyết:

Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em. Ngoài ra, trong những giờ ra chơi bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình em ấy, để em ấy có thời gian đi học. Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.

Tình huống sư phạm 2:

Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là cán bộ trong lớp thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?

Hướng giải quyết:

Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,...

Tình huống sư phạm 3:

Trong giờ học, giáo viên có đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả lời, nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động.

Trước tình huống này, bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy?

Hướng giải quyết:

Cần nhắc lại câu hỏi cho học sinh và động viên em trả lời câu hỏi đó. Nếu học sinh vẫn không trả lời thì gọi một em khác khá hơn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ em nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống. Sau giờ học, bạn cần tìm ra nguyên nhân vì sao em ấy lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Cần chỉ ra rõ cho em rằng nếu em không trả lời và nếu tiếp tục tình trạng này thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể nhận ra và sửa chữa.

Tình huống sư phạm 4:

Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được chuyển lớp.

Bạn cần phải làm gì trong tình huống này?

Hướng giải quyết:

Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xấu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.

Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.

Tình huống sư phạm 5:

Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban giám hiệu nhà tường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã "làm xấu mặt" gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Hướng giải quyết:

Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho bố của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn.

Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dùng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em đã ý thức được cái tôi cá nhân và các em cần được tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.

Tình huống sư phạm 6:

Tùng! tùng! tùng………… tiếng trống báo hiệu giờ sinh hoạt cuối tuần vừa điểm.

Thầy Hùng đề nghị học sinh trong lớp phát hiện ưu và nhược điểm của lớp trong tuần qua. Để trêu bạn Vinh nhanh nhảu giơ tay phát biểu ý kiến: “Em thưa thầy! Thằng Tuấn nó bảo cóc sợ thầy ạ!” Trước tình huống khó xử như vậy, Thầy Hùng sẽ xử lí như thế nào?

Hướng giải quyết:

Sau một hồi yên lặng, thầy bình tĩnh nói: “Thầy cô đã làm gì để các em phải sợ nào?

Thầy cô giáo chỉ mong muốn các em kính trọng và lễ phép chứ không muốn các em sợ hãi!… Tuấn nói đúng! Nhưng cách nói năng của Tuấn không được đẹp”

Tình huống sư phạm 7:

Là một thầy giáo trẻ!… Thầy Hùng được các bạn nữ trong trường quý mến và đặc biệt có một trong số các em học sinh đó là Hoa bày tỏ ý cảm mến. Thậm chí, Hoa đã viết thư bộc lộ tình cảm yêu đương rất sâu sắc. Nếu bạn là người thầy trong tình huống này bạn sẽ chọn cách cư xử nào trong bốn cách dưới đây?…….

Hướng giải quyết

• Viết thư lại cho Hoa để cảm ơn đồng thời xin lỗi .

• Bạn coi như không biết. Tiếp tục đối xử với Hoa bình thường như mọi học sinh khác!

• Phê bình Hoa trước lớp vì tội trêu thầy giáo.

• Luống cuống trước mặt cô bé, để cô ấy hiểu nhầm.

Tình huống sư phạm 8:

Thấy các em học sinh trêu nhau và là một thầy giáo chủ nhiệm lớp đó – bạn phát hiện một đôi đang yêu nhau và có những biểu hiện học tập đi xuống rất tồi. Cả hai đều không chú ý nghe giảng, rất hay chống cằm mơ màng!……. Bạn hiểu rõ, tình trạng này là rất đáng lo, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Bạn xẽ xử lí ra sao trong tình huống này.

Hướng giải quyết:

Bạn khéo léo và lặng lẽ tìm gặp riêng từng học sinh một, nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng không sao nhãng việc học tập. Không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.

Tình huống sư phạm 9:

Một số thanh niên ngoài trường có xích mích với một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Được các em học sinh khác báo cho chuyện “…Tễu đang bị đánh ngoài cổng trường…”. Là thầy giáo rất thương học sinh - bạn sẽ phải làm thế nào?

Hướng giải quyết:

Gọi đội bảo vệ của trường ra làm nhiệm vụ. Sau đó gọi điện về cho người nhà đến đón bạn học sinh đó, nếu có có dấu hiệu nguy hiểm thì báo cho công an địa phương nhờ sự can thiệp.

Tình huống sư phạm 10:

Trong giờ trả bài kiểm tra, có một học sinh thắc mắc với thầy về kết quả bài kiểm tra: “Thưa thầy! Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Nếu bạn là thầy thì bạn sẽ hành xử như nào?

Hướng giải quyết:

Nhẹ nhành và nói: "Em đã nhìn kĩ chưa! Mang bài của em và Thắng lên đây cho tôi kiểm tra!”. Sau khi kiểm tra xong. Nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm. Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nhưng là do em đó không để ý thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. Bạn có thể phê bình em đó, để lần sau em đó cẩn thận hơn.

.........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chủ Đề