Nghị luận về văn bản đoạn trích tự sự dân gian

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 gồm 11 đề đọc hiểu ngoài chương trình có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, vận dụng cách hiểu, tư duy, để trả lời những câu hỏi ở đề đọc hiểu.

Nội dung trong câu hỏi đọc hiểu gồm 4 cấp độ: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao. Trong đó mức độ nhận biết, thông hiểu là dễ nhất. Ví dụ như xác định phương thức biểu đạt, tìm biện pháp tu từ. Trong khi đó Vận dụng và Vận dụng cao lại đòi hỏi học sinh nắm được nội dung của bài đọc. Vậy sau đây là trọn bộ 10 đề đọc hiểu Ngữ văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án

Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

1. Thể loại

Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyện truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người.

2. Tác giả

Nguyễn Dữ (? -?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

3. Tác phẩm

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở thành quan phán sự.

(Trích Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở điểm nào?

4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay.

Trả lời:

1/ Nội dung chính của văn bản trên:

- Giới thiệu đặc điểm thể loại truyền kì;

- Giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn Nguyễn Dữ;

- Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh

3/ Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ:

-Truyện truyền kì cũng có thể bắt nguồn từ truyện thần kì của dân gian nhưng nó đã có tác giả, có sự đầu tư của cấu trúc, chọn lọc chi tiết và hơn hết, mỗi truyện truyền kì là một bài học làm người trọn vẹn.

-Truyện truyền kì có dung lượng lớn hơn những truyện dân gian, ngôn ngữ kể chuyện đã có màu sắc của phong cách, nhân vật của truyện có đời sống, có cá tính. Đặc biệt các tình huống của truyện đầy những bất ngờ, hấp dẫn bởi kịch tính cao.

-Truyện truyền kì thông thường là sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi truyện là một vấn đề của cuộc sống. Nó không mang tính chức năng trong nội dung phản ánh và tính mô típ về hình thức của truyện.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

-Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể:

+ Giải thích: Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác

+ Ý nghĩa của lối sống: thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà

+ Phê phán lối sống dối trá, đạo đức giả

+ bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Đề số 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Bình về hai câu thơ Ngư ca tam xướng vu hồ khoác / Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết:

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

1. Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.

2. Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

3. Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó.

4. Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

Hướng dẫn làm bài

1. Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm...” đến hết.

2. Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

3. Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.

4. “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” - luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.

Đề số 3:

Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phác họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, cớ người sở trường về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao… Quả thực, sở thích và sở trường diễn đạt của nhà văn, nhà thơ rất khác nhau, rất đa dạng. Sở thích và sở trường ấy thể hiện đều đặn trong các tác phẩm của nhà văn nhà thơ đến một mức độ rõ ràng nào đấy thì tạo thành nét độc đáo của họ trong diễn đạt, làm nên dấu ấn riêng của tác giả. Chẳng hạn, thơ Hồ Xuân Hương không giống thơ Bà Huyện Thanh Quan, văn Nam Cao khác vãn Vũ Trọng Phụng… Nói như vậy là căn cứ vào dấu ấn riêng trong văn bản nghệ thuật do mỗi người sáng tạo ra.-

(Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 22)

1. Theo anh (chị), những từ ngữ nào có thể được xem là “từ khóa” trong đoạn văn trên?

2. Phân biệt sở thích và sở trường của nhà văn trong công việc sáng tạo.

3. Thế nào là dấu ấn riêng của tác giả? Theo nội.dung đoạn văn trên, dấu ấn riêng của tác giả được biểu hiện như thế nào?

4. Dấu ấn riêng của tác giả có vai trò như thế nào đối với một nền văn học?

Trả lời:

1. “Từ khoá” là một khái niệm chỉ các từ ngữ có tần suất xuất hiện cao trong các văn bản. Khái niệm này được dùng quen thuộc trong việc tra cứu các bài viết trên mạng internet hiện nay. Trong một bài viết được công bố trên một trang mạng nào đó, có những từ ngữ chủ chốt, chỉ cần nhập chúng vào trang tìm kiếm (chẳng hạn trang Google), bài viết sẽ nhanh chóng được tìm ra. Câu hỏi này mượn khái niệm “từ khoá” để chỉ những từ ngữ quan trọng trong đoạn văn được dẫn. Hiểu như vậy, trong đoạn văn có các “từ khóa” như: sở thích, sở trường, diễn đạt, nét độc đáo, dấu ấn riêng của tác giả…

2. Đoạn văn đề cập đến sở thích và sở trường của nhà thơ, nhà văn. Sở thích là những gì thu hút sự chú ý đặc biệt của nhà văn, nhà thơ, gây được hứng thú mạnh mẽ trong sáng tạo. Sở trường là những điểm mạnh của nhà văn, những chỗ mà nhà văn am hiểu sâu sắc, rất thuận lợi cho công việc sáng tạo. Đối lập với sở trường là sở đoản, tức là những điểm mà nhà văn không nắm vững, ít am hiểu.

3. Dấu ấn riêng của tác giả là những nét khác biệt, độc đáo mà nhà văn, nhà thơ tạo nên qua ngôn ngữ tác phẩm. Những nét riêng biệt ấy trở đi trở lại nhiều lần, khiến chúng trở thành những dấu hiệu đặc thù rất dễ nhận ra. Theo nội dung của đoạn văn, dấu ấn riêng của tác giả được tạo nên từ cách diễn đạt độc đáo thể hiện ở nhiều tác phẩm. Nói đến diễn đạt là nói đến cách sử dụng ngôn ngữ ở các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách tổ chức văn bản… Như vậy, cái riêng của tác giả có thể biểu hiện với những mức độ đậm, nhạt khác nhau trong các bình diện nêu trên.

4. Một nền văn học rất cần sự đa dạng, phong phú. Mỗi nhà văn xuất hiện trong bức tranh văn học phải là một cá thể sáng tạo riêng biệt, độc đáo. Muốn vậy, mỗi người phải có được dấu ấn riêng trong sáng tạo, biểu hiện ở nhiều mặt, trong đó có ngôn ngữ tác phẩm. Nói cách khác, dấu ấn riêng của tác giả là yếu tố quan trọng làm nên các phong cách khác nhau, và đó chính là sự đa sắc của một nền văn học.

Đề số 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Cũng giống như âm thanh trong âm nhạc, màu sắc và đường nét trong hội hoạ, ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được xem là chất liệu xây dựng hình tượng. Bản thân loại chất liệu này là tổng hòa của những kí hiệu hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Với tài năng sáng tạo, nhà văn, nhà thơ hướng sự chú ý vào tổ chức văn bản, tìm mọi cách cho hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ hoà phối với nhau, cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật. Chính vì vậy, văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.

(Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 21)

1. Muốn nắm được nội dung của đoạn văn trên, trước hết cần phải hiểu những khái niệm nào?

2. Có sự khác biệt như thế nào giữa chất liệu của văn học và chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác?

3. Theo đoạn văn trên, giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ văn học thể hiện ở những yếu tố nào?

Trả lời

1/Đoạn văn dùng khá nhiều thuật ngữ khoa học (thuộc ngành nghiên cứu văn học). Muốn nắm được nội dung của đoạn văn, phải hiểu được các thuật ngữ: văn bản nghệ thuật, chất liệu, hình tượng, kí hiệu hai mặt, ngữ âm, ngữ nghĩa, tổ chức văn bản, cấu trúc, tác phẩm nghệ thuật., giá trị thẩm mĩ…

2/Mỗi loại hình nghệ thuật đều có chất liệu riêng. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh; chất liệu của hội hoạ là màu sắc, đường nét; chất liệu của điêu khắc là hình khối; còn chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Chất liệu của văn học khác với chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ: ngôn ngữ có hai mặt, đó là ngữ âm và ngữ nghĩa. Hơn nữa, ngôn ngữ tồn tại trong xã hội trước hết với tư cách là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp của con người. Ngôn ngữ có nhiều chức năng, trong đó có chức năng làm chất liệu cho sáng tạo văn học.

3/Khi tồn tại trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ có giá trị thẩm mĩ, biểu hiện ở sự hoà phối giữa ngữ âm và ngữ nghĩa, ở cách, cấu trúc của câu, của đoạn, của chỉnh thể văn bản. Nói cách khác, cái đẹp của ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật có thể biểu hiện ở mọi bình diện ngôn ngữ.

Đề số 5

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)

Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.

Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?

Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó.

Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.

Hướng dẫn làm bài

Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm…” đến hết.

Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.

Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.

“Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” – luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau). Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Phương tiện đó vừa giúp cho mỗi cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác. Cho nên, mỗi cá nhân đều phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.

Thử tìm từ ngữ thay thế cho các từ in đậm trong đoạn văn trên và so sánh giá trị biểu đạt của từ ngữ đó với từ ngữ được thay thế với từ trong văn bản.

Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) có vai trò gì trong câu? Hãy chỉ ra những phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn.

Tại sao “mỗi cá nhân đều phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội”?

Nêu chủ đề và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.

Hướng dẫn làm bài

Từ tài sản có thể thay bằng từ của cải; giao tiếp có thể thay bằng cụm từ trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm; trình bày có thể thay bằng nói lên; lĩnh hội có thể thay bằng tiếp nhận. Những từ ngữ đưa ra để thay thế như vừa nêu vẫn có thể giúp ta hiểu được ý của đoạn văn, song giá trị biểu đạt không thể bằng những từ vốn có trong văn bản.

– Bộ phận được đặt trong ngoặc đơn (có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau) nhằm giải thích cho cụm từ một cộng đồng xã hội ngay trước đó.

– Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bởi những phương tiện như lặp từ (Phương tiện đó vừa giúp mỗi người…), liên kết nội dung (Muốn giao tiếp với nhau…), (Cho nên, mỗi cá nhân…).

Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội nhằm trau dồi phương tiện giao tiếp, để có thể trình bày được những điều mình muốn nói và hiểu được những gì mà người khác muốn trao đổi.

Chủ đề của đoạn văn: Ngôn ngữ- phương tiện giao tiếp của con người trong cộng đồng xã hội. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Đề số 7

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Văn nghệ thuật là sản phẩm của trí tưởng tượng nghệ thuật của nhà văn, thấm nhuần tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại văn này thuyết phục người đọc chủ yếu bằng hình tượng nghệ thuật. Còn văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic của lí trí tỉnh táo. Nó thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực.

Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Thuộc loại văn bản gì?

Giải thích các khái niệm: văn nghệ thuật, văn nghị luận, cảm xúc thẩm mĩ, hình tượng nghệ thuật.

Tại sao trong học tập môn Ngữ văn ở Trung học phổ thông, cần phân biệt văn nghệ thuật với văn nghị luận?

Hướng dẫn làm bài

Đoạn văn nói về sự khác nhau giữa văn nghệ thuật và văn nghị luận. Nó thuộc loại văn bản khoa học.

– Văn nghệ thuật (còn được gọi là mĩ văn) là khái niệm quy ước, chỉ loại hình sáng tác, loại hình văn bản ngôn từ được viết ra nhằm mục đích thẩm mĩ, tác động trước hết vào tình cảm, cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng của độc giả.

– Văn nghị luận là khái niệm chỉ loại hình sáng tác, loại hình văn bản ngôn từ được xây dựng bằng lí lẽ, lập luận nhằm thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó của văn học hoặc của thực tiễn đời sống.

– Cảm xúc thẩm mĩ là cảm xúc được dấy lên trước đối tượng thẩm mĩ, trước cái đẹp có trong văn học, trong thiên nhiên và trong đời sống. Cảm xúc thẩm mĩ khác cảm xúc thông thường ở sự quyện hoà giữa khả năng nhận biết cái đẹp, phản xạ trước cái đẹp và trí tưởng tượng phong phú về cái đẹp.

– Hình tượng nghệ thuật là “bức tranh” cụ thể, sống động được tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật, vừa phản ánh thực tế đời sống, tâm hồn con người, vừa phản ánh cảm xúc, cảm nhận, suy tư, đánh giá của tác giả về tất cả những điều đó. Hình tượng nghệ thuật luôn đa nghĩa mà việc giải thích nó đòi hỏi sự am hiểu thực sự về những quy ước của nghệ thuật, về cái “mã” của nghệ thuật.

Trong học tập môn Ngữ văn ở Trung học phổ thông, rất cần phân biệt các loại văn bản, trong đó có văn nghệ thuật và văn nghị luận. Sở dĩ như vậy là bởi, thứ nhất, ở phần đọc – hiểu, học sinh được tiếp nhận cả văn nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch…) và văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Muốn đọc – hiểu có hiệu quả thì phải nắm vững đặc trưng của từng kiểu, loại văn bản. Thứ hai, trong tạo lập văn bản, các em phải thường xuyên viết các loại văn bản nghị luận (qua các đề kiểm tra, đề thi) đồng thời cũng có thể viết văn nghệ thuật (sáng tác thơ, truyện…). Nếu không hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại văn bản thì bài viết khó có thể đạt yêu cầu.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Những kết quả nghiên cứu gần đây của nhiều nhà Việt ngữ học đã chứng minh tiếng Việt cố nguồn gốc bản địa. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt – cộng đồng người đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á tiền sử, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

Đoạn văn trên được tổ chức theo hình thức quy nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Anh (chị) hiểu thế nào về các cụm từ ngữ nhà Việt ngữ học, tiếng Việt có nguồn gốc bản địa?

Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh nào?

Đoạn văn trên nói về vấn đề gì?

Hướng dẫn trả lời

Đoạn văn được tổ chức theo hình thức diễn dịch. Dấu hiệu nhận biết điều đó: câu mở đầu là câu có tính chất khái quát, được gọi là câu chủ đề. Các câu còn lại của đoạn triển khai cụ thể ý được nêu ở câu mở đầu.

Nhà Việt ngữ học là nhà khoa học nghiên cứu về tiếng Việt. Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa có nghĩa: Tiếng Việt được hình thành ngay trên đất nước của người Việt chứ không phải là thứ tiếng được du nhập từ một quốc gia khác.

Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Đoạn văn nói về nguồn gốc của tiếng Việt.

Đề số 9

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư… […] Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà-nộỉ có nhiều sáng kiến đế đặt tên cho những ngườii họ yên tin. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cải địa điểm ấy mà gọi thàmh tên ngườị Bác phở Nhà thương, ông phở Đầu ghi, anh phở Bến tầu điện, anh phở Gầm cầu… Có khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cải mũ tàu bay trên đầu ông bản phở thời Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này. […] Trong nghề phở, nó cũng có những cái nền nếp của nó.

Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò. […] Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, phở xá xíu, phở chuột? Cứ cải đà tìm tòi ấy, y thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, cắc kè… nghĩa là loạn, phở nối loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó.

(Nguyễn Tuân – Phở)

Câu I: Món ăn mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong đoạn trích trên đem lại cho anh (chị) ấn tượng gì?

Câu 2: Đoạn trích trên được triển khai thành hai ý cụ thể. Đó là những ý nào?

Cãu 3: Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ rniếc, đó lại là chuyện khác. Anh (chị) hãy phân tích tác dụng của những từ ngữ đó.

Câu 4: Chỉ ra thao tác lập luận của đoạn trích (2).

Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Ấn tượng của người đọc đối với món ăn mà Nguyễn Tuân miêu tả: Bình thường một món ăn người ta chỉ quan tâm đến những công thức, nguyên liệu, cách thưởng thức, cách bảo quản… Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại nhìn nhận món ăn ở khía cạnh khác: Món ăn cũng có những quy tắc, luật lệ và có sự phá vỡ luật lệ. Cùng một vấn đề nhưng Nguyễn Tuân triển khai ở một góc nhìn khác, một khía cạnh khác, làm nên sự thú vị cho người đọc.

Câu 2: Hai ý được triển khai trong đoạn trích trên:

Y 1: Phở có những quy định riêng của nó. Phần này miêu tả cách gọi tên các quán phở cũng dựa vào một quy định nào đó, một hình thức nào đó, Chẳng hạn đặt tên theo tên cúng cơm, theo một cáỉ tật nguyền trên thân thể, theo một người mà họ yêu tin…

Ý 2: Phở cũng có sự phá luật lệ. Phở không chỉ được làm bằng bò như “nguyên tắc cơ bản” mà còn có thể làm bằng nhiều nguyên liệu khác như gà, vịt, ốc, ếch….

Câu 3: Các từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác là những từ mang tính khẩu ngữ có đặc điểm bình dị, tự nhiên, gần gũi.

Tác dụng: Phù hợp để thể hiện giọng điệu cá nhân, cung cấp nhũng hiểu biết cá nhân về vấn đề được nói tới. Cách nói không khoa trương hình thức đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với người đọc.

Câu 4: Đoạn trích (2) sử dụng thao tác lập luận chính là thao tác chứng minh (chứng minh phở cũng phá vỡ những quy luật của nó bằng việc tạo ra nhiều loại phở phong phú đa dạng).

Đề số 10

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình họ hàng, làng xóm và của tập thế lớn là dân tộc, quôc gia.

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong cuốn sách cùng tên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980)

Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.

Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bới vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Đoạn trích trên được triển khai thành 3 vấn đề chính sau: tiếng Việt của chúng ta giàu, tiếng Việt của chúng ta đẹp và biểu hiện của tiếng Việt gỉàu đẹp ở các phương diện cụ thể.

Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:

Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về về đời sống xã hội, quần chúng, ngôn ngữ: tiếng Việt, kinh nghiệm đấu tranh, xã hội, dân tộc, quốc ..

Phép điệp: Điệp từ “tiếng Việt”, “xã hội”, “đẹp”, “giàu”, “chúng ta”… và điệp cấu trúc “Tiếng Việt chúng ta rất…”

Phép nối: sử dụng các từ nối ở đầu câu, ví dụ từ “nhưng” .

Câu 3:

Phạm Văn Đồng đã chỉ ra vẻ đẹp của tiếng Việt trên các biểu hiện cụ thể là tiếng nói của quần chúng nhân dân, ngôn ngữ của văn học với những tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,….Tác dụng: Tạo ra vẻ đẹp lập luận cho đoạn trích khi đưa được những dẫn chứng sắc bén, đầy đủ và thuyết phục.

Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:

– Câu văn thể hiện niềm tự hào của tác giả khi nói về tâm hồn người Việt Nam, ông cho rằng chính điều đó làm nên vẻ đẹp của tiếng Việt;

– Câu văn thế hiện mong muốn người Việt Nam thế hệ sau phải biết phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa thời kì trước, làm tiếng Việt trở nên đẹp hơn, hay hơn.

Đề số 11

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1)Thái Tổ nhà Lê tên là Lợi, người làng Lam Sơn, xứ Thanh Hóa, có chí khí từ thuở nhỏ.

Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng như áng, một bữa đi qua lam sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò. Ông cụ ấy nói rằng chỗ này là chỗ đất hay đây mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cái làm hào trưởng ở xứ ấy. Được ba đời thì sinh ra ngàỉ.

(2)Cuối đời nhà Trần, HồQuý Ly cướp ngôi, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh bắt được cả hai bố con Hô Quỷ Ly đem về Tàu rồi chiếm giữ lấy nước Nam, làm ra lắm sự tàn ác: Nào là bắt dân khai mỏ vàng, săn voi trắng; nào là bắt dân mò hạt trân châu. Lại cấm dân không cho nấu muối riêng. Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to. Lại lắm chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn đốn lắm.

Thái Tổ trông thấy tình hình làm vậy, có chí muốn ra dẹp loạn để yên dân.

(Phan Kế Bính, Lê Thái Tổ, in trong Nam Hải dị nhân, NXB Trẻ)

Câu 1: Sửa những lỗi chính tả có trong đoạn (1).

Câu 2: Xét vê câu tạo ngữ pháp, các câu Lại cấm dân không cho nấu muối riêng. Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to. Lại lắm chính sự tàn ác thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn đốn lắm có gì đặc biệt? Anh (chị) hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng những câu có cấu tạo ngữ pháp như vậy.

Câu 3: Đoạn (2) sử dụng những phép liên kết nào?

Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Đoạn trích sai những lỗi về dấu câu và viết hoa.

Đoạn sai: Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng như áng, một bữa đi qua lam sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò. Ông cụ ấy nói rằng chỗ này là chỗ đất hay đâv mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cải làm hào trưởng ở xứ ấy.

Sửa lại:

Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng Như Áng, một bữa đi qua Lam Sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò. Ông cụ ẩy nói rằng: “Chỗ này là chỗ đất hay đây!” mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cái làm hào trưởng ở xứ ấy.

Đã sửa những chỗ in hoa, đổi câu nói của ông cụ thành lời dẫn trực tiếp (được trích trực tiếp trong câu văn) và thêm dấu câu.

Yêu cầu: học sinh chỉ cần chép đúng được đoạn văn, chỉ ra đã sửa chỗ nào, không cần chép lại nội dung đoạn sai.

Câu 2: Các câu được trích dẫn xét theo cấu tạo ngữ pháp được xếp vào câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ).

Tác dụng:

Thể hiện được đặc điểm của văn bản thuyết minh, chỉ chú trọng cung cấp được nhiều thông tin nên có những câu ngắn gọn như vậy.

Sử dụng những câu rút gọn có cùng cấu trúc là cách tác giả liệt kê những chính sách bóc lột của chính quyền làm cho nhân dân khốn đốn.

Câu 3: Các phương thức liên kết sử dụng trong đoạn trích (2) là:

Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về bóc lột: chiếm giữ, tàn ác, khai mỏ vàng, cấm, nộp cống, chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, khốn đốn…

Phép điệp: Lại, nào là,…

Tác dụng: Liên kết nội dung của đoạn văn hướng về chủ đề chính là phê phán chính sách bóc lột vô lí khiến nhân dân khốn đốn. Đặc biệt là việc liệt kê đã khiến cho tội ác được nhấn mạnh rõ ràng.