Nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ

Ngành dịch vụ ngày càng đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Để tạo điều kiện hơn nữa cho ngành dịch vụ phát triển đòi hỏi có các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng bảo vệ tốt cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia các hợp đồng cung ứng dịch vụ. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề ngày thông qua tình huống sau đây: “Thưa luật sư, tôi đang chuẩn bị mở tiệm chăm sóc sắc đẹp cho chị em, theo tôi được biết thì hoạt động kinh doanh này không phải buôn bán hàng hóa thông thường mà là một ngành dịch vụ, vậy khi tôi cung cấp dịch vụ này cho khách hàng thì theo pháp luật quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tôi là gì? Khách hàng hưởng dịch vụ của tôi có những nghĩa vụ gì? Cảm ơn tư vấn của luật sư!”

Luật Thương Mại 2005

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận

Hình thức hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật thương mại

– Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;

– Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

– Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

*Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó.

*Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây:

– Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;

– Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;

– Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

– Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.

– Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

– Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

– Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.

– Trong quá trình cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ.

– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng phải chịu những chi phí hợp lý cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình.

Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.

Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành.

Mời bạn tham khảo

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

Hợp đồng dịch vụ không lập thành văn bản mà chỉ qua lời nói thôi có được không?

Có thể, hình thức hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên cần lưu ý đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Trong quá trình cung ứng dịch vụ, khách hàng có yêu cầu thay đổi liên quan tới quá trình cung ứng dịch vụ thì nếu có chi phí phát sinh, ai là người phải chịu những chi phí này?

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng phải chịu những chi phí hợp lý cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình.

Nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Việc giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ là thể hiện ý chí tự nguyện của các bên liên quan đến nhau. Và hợp đồng sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên khi các bên tham gia thỏa thuận.

Nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc

Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc được quy định trong khoản 1 Điều 518 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Quyền này chủ yếu thuộc về phía của người cung ứng dịch vụ, khi làm việc tùy vào tính chất của công việc mà người cung ứng yêu cầu bên còn lại là người sử dụng dịch vụ. Cung cấp cho mình những thông tin cần thiết, tài liệu liên quan đến công việc hay cả phương tiện để có thể hoàn được công việc. Nhưng khi bên cung ứng dịch có được thông tin, tài liệu hay phương tiện mà bên còn lại cung cấp thì phải yêu cầu được bảo mật thông tin tránh trường hợp thông tin bị mất hay đánh cắp gây ra tổn thất cho bên sử dụng dịch vụ. Nếu gây ra tổn thất cho bên sử dụng như mất hỏng hay lộ thông tin thì bên cung ứng phải chịu tránh nhiệm đền bù thiệt hại cho bên còn lại. Vì vậy, việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện là quyền quan trọng để bên cung ứng dịch có thể làm việc.

Quyền thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng

Quyền thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng được quy định trong khoản 2 Điều 518 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Quyền này chủ yếu là đưa ra vì lợi ích bên sử dụng cung ứng dịch vụ nhằm mục đích giúp cho hai bên có thể thỏa thuận với nhau dễ dành hơn. Trong khi bên cung ứng dịch vụ đưa ra có chọn lựa để bên còn lại lựa chọn dịch vụ thấy ổn thì có thể chọn một trong số lựa chọn mà bên kia đưa ra và hai bên thảo luận đưa ra ý kiến. Và bên sử dụng dịch vụ thấy không hợp thì có thể yêu cầu thay đổi và bên kia cũng đồng ý thì khi thỏa thuận kết thúc ghi vào hợp đồng thì cứ căn cứ vào hợp đồng mà hai bên thực hiện. Người sử dụng dịch vụ cung ứng có quyền yêu cầu thay đổi điều kiện dịch vụ theo sự thỏa thuận của hai bên.

Xem thêm: Cung ứng dịch vụ

Nghĩa vụ bên cung ứng dịch vụ

Nghĩa vụ của người cung cấp dịch vụ
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nghĩa vụ của bên cung ứng được quy định trong Điều 517 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  • Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
  • Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  • Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
  • Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

Bên cạnh đó có thể do thỏa thuận giữa hai bên mà có thêm những nghĩa vụ pháp sinh được hai bên chất thuận và đồng ý như được trình bày dưới đây.

Nghĩa vụ của bên cung ứng theo kết quả công việc

Đây có thể coi như là một dạng yêu cần bên cung ứng làm theo mục tiêu mà bên sử dụng đề ra có thể cao hơn mức bình hau mức khung mà bên cung đề ra cho bên kia. Điều này thông thường lại hay xảy ra nhất việc chiều ý khách hàng làm theo tiêu chuẩn của khác cũng là một trong số những hình thức bán hàng. Và nếu có thể đáp ứng được mong muốn của bên kia thường sẽ có thêm một điều khoản thưởng hay cam kết đó nhằm nâng cao tinh thần cho bên cung ứng dịch để làm tốt hơn.

Xem thêm các thông tin về: Hợp đồng cung ứng dịch vụ

Nghĩa vụ của bên cung ứng theo nỗ lực và khả năng cao nhất

Điều thông thường sẽ xảy ra trong quá trình bên kia tức bên sử dụng cung ứng dịch vụ sẽ tình hiểu để có đưa ra đề nghị làm ăn hay không. Nhưng sau khi tình hiểu và kí kết hợp đồng thì lại cũng có không ít trường hợp xấu xảy ra. Chẳng hạn khi chúng ta đi thuê một bên chủ thầu xây dựng này do một trường hợp nào đó như trong thời điểm dịch bệnh chẳng hạn các công trình ngừng thi công xây dựng không thể tiếp tục làm chậm dự án dù cố hết sức hết khả ăn cũng không thể kịp tiến độ bàn giao. Hai bên nên ngồi xuống thảo luận vào tìm ra phương án mới phù hợp hơn cùng nhau đưa ra thỏa thuận mới. 

Hai nghĩa vụ trên thông thường chúng ta sẽ thấy trên thực tế nhiều hơn đó là do khi làm việc mọi thứ nó cần có sự phù hợp để làm. Hai bên cần thương lượng rõ để có thể đưa ra phương án chung một thỏa thuận phù hợp để cả hai có thể kí kết một hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Để biết thêm các thông tin liên quan đến luật thương mại xem tại đây

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .