Ngô Quyền xưng vương vào năm nào đóng đô ở đâu

Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu [Phú Thọ]. Vào cuối thời Hùng Vương, vua nước Thục tên Phán,...

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trình bày hoàn cảnh dẫn đến "loạn 12 sứ quân"?Sau khi dẹp "loạn 12 sứ quân" Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để củng cố đất nước? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 06/07/2020 1,848

Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.Ngô Quyền được tôn vinh trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị “vua đứng đầu các vua”, là “vị Tổ Trung hưng” của Việt Nam.

Làng cổ Đường Lâm [ảnh Ngô Vương Anh].

Ngô Quyền sinh vào ngày 12/3 năm Đinh Tỵ [ tức 17/4/ 897] tại làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cha ông là Ngô Mân, làm Châu mục Đường Lâm thuộc dòng hào trưởng có thế lực. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được cha dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, nghệ thuật binh pháp. Ngô Quyền lớn lên trong lúc đất nước mới dành được quyền tự chủ. Ông nối chí cha, tập hợp được lực lượng và trở thành một hào trưởng hùng mạnh trong vùng. Ông được Dương Đình Nghệ tin yêu, mời về làm nha tướng và gả con gái cho. Sau lại được Dương Đinh Nghệ giao cho trấn giữ châu Ái, vùng đất phên dậu của quê hương họ Dương.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị tên thuộc tướng Kiều Công Tiễn giết hại nhằm đoạt ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Nghe tin, Ngô Quyền tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Hoảng sợ, Kiều Công Tiễn vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Lưu Cung sai con là Thái tử Hoằng Tháo thống lĩnh một đoàn binh thuyền vượt biển sang xâm lược nước ta.

 Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối họa bên trong, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc gỗ để đón đánh quân xâm lược. Một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền của Hoằng Tháo đến vùng cửa biển Bạch Đằng, thời điểm nước triều đang lên cao. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc, lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoằng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đầu bịt sắt đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoằng Tháo bị chết tại trận. Toàn bộ đạo quân xâm lược của nhà Nam Hán bị tiêu diệt ngay tại nơi địa đầu sông nước của Tổ quốc. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được, thương khóc con, thu nhặt quân lính còn sót rút về.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, chấm dứt ách thống trị hơn một nghìn năm của các đế chế phong kiến phương Bắc, mở ra kỷ nguyên độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Mùa xuân, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi tức ngày 21/01/939, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng Vương hiệu, định quốc ở Cổ Loa – kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương làm kinh đô cho triều đại của mình để biểu lộ ý chí kế thừa truyền thống từ thời An Dương Vương.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục.

Sách Việt sử tiêu án chép: Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.

Ngày 16 tháng Giêng năm Canh Thìn [944], Ngô Quyền qua đời sau 6 năm trị vì đất nước.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của đức Vua, nhiều nơi trên cả nước đã lập đền thờ như ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ…

Kết quả khảo cổ học trong những năm qua tại Cổ Loa đã làm sáng tỏ lịch sử trong 6 năm trị vì của Ngô Vương , một số ít đoạn thành cũ của An Dương Vương cũng được tu sửa, đắp lại.

Trong dân gian còn tương truyền lại những câu chuyện gắn với các di tích, di vật, đang hiện hữu trong Khu di tích như: giếng nước Ngô Quyền, câu chuyện về cây đa nghìn tuổi được Ngô Quyền trồng trước cửa am thờ Mỵ Châu,  truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Ngô Quyền và bà phi họ Đỗ người làng Dộc [Dục Tú ngày nay] đã tạc vào bia đá di tích Đền Thượng, hay việc phân chia đất Cổ Loa và Dục Tú thời Ngô Quyền mà dân gian có câu thơ: Chợ Sa của Cổ Loa, cây đa của Dục Tú…

Khu di tích Cổ Loa

Năm 2019, tròn 1080 năm Ngô Quyền Xưng Vương, định đô ở Cổ Loa [939 – 2019] là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại của dân tộc. UNBD Thành phố Hà Nội có Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 10/4/2019 về việc Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa [939 – 2019].

Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa sẽ góp phần tiếp nối truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của đức vua Ngô Quyền trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự chủ, tự cường, khát vọng hòa bình dân tộc ta, đồng thời tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa sâu sắc sự kiện lịch sử có sức lan tỏa rộng lớn trong nhân dân Thành phố và cả nước./.

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA

Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa

[ĐCSVN] – Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử nhằm tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến Vị Tổ Trung Hưng của đất nước, vị anh hùng đã cùng các tướng lĩnh và nhân dân làm nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài với sự tiếp nối rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thời đại Hồ Chí Minh.

Dâng hương kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức trống hội

và màn trình diễn sử thi tái hiện chiến thắng Bạch Đằng cùng sự kiện Ngô Quyền xưng Vương.

Tối 20/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa [939-2019].

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nêu rõ: Sau chiến thắng oanh liệt đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, đầu năm 939, Anh hùng dân tộc Ngô Quyền quyết định xưng Vương, lập nên nhà Ngô, chọn Cổ Loa làm Kinh đô, phục hồi quốc thống đã được tạo dựng từ thời đại Hùng Vương, An Dương Vương, tạo nên bước ngoặt vĩ đại của lịch sử đất nước, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài và phát triển huy hoàng của quốc gia Đại Việt.

Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử là cơ sở có ý nghĩa quyết định để mùa Xuân năm 939 Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa nối tiếp sự nghiệp dựng nước đời Hùng Vương, An Dương Vương, xây dựng nhà nước độc lập trên đất nước ta. Cùng với việc lên ngôi, Ngô vương Quyền đặt ra quan chế, nghi lễ và phẩm phục của triều đình, lập hoàng hậu… mở ra trang sử mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm.


Với chiến công oanh liệt năm 938 trên sông Bạch Đằng và việc xưng Vương, lập ra nhà Ngô trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944, Ngô Quyền đã được lịch sử tôn vinh là Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam ta, chỉ đứng sau Thủy tổ dựng nước là Hùng Vương mà chúng ta vừa mới trang trọng kỷ niệm ngày giỗ Quốc tổ vào cuối tuần trước.

“Lễ kỷ niệm 1.080 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử nhằm tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến Vị Tổ Trung Hưng của đất nước, vị anh hùng đã cùng các tướng lĩnh và nhân dân làm nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài với sự tiếp nối rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thời đại Hồ Chí Minh. Lễ kỷ niệm cũng là dịp tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc; tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa sâu sắc về sự kiện trọng đại, có sức lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung” – Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý nêu rõ.


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý trình bày Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.


Phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và Kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2016-2020, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; an ninh - quốc phòng được giữ vững...

Năm 2019, thành phố Hà Nội tiếp tục chọn chủ đề công tác: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Thủ đô quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ; chủ động đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu và quần chúng nhân dân đã được thưởng thức trống hội và màn trình diễn sử thi tái hiện chiến thắng Bạch Đằng cùng sự kiện Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa, phục hồi quốc thống, nối nghiệp Vua Hùng, Vua Thục.../.

Tin, ảnh: Thu Hà

TIN LIÊN QUAN

  • Thúc đẩy quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Tập hợp Quốc gia Dân chủ Algeria
  • Kiên Giang: Du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
  • Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp
  • Hà Nội khuyến khích cán bộ tháo gỡ, khơi thông điểm nghẽn để bứt phá
  • Các Bộ trưởng EU đạt thỏa thuận về thuế carbon mới
  • Tập huấn trọng tài các giải bóng đá nữ, bóng đá trẻ quốc gia năm 2022
  • Thúc đẩy hợp tác giữa Phnom Penh [Campuchia] với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề