Ngón tay bị vàng là bệnh gì năm 2024

Tôi bị vàng da ở ngón tay cái 1 chút chút xíu thì có bị bệnh lí gì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Vàng da, vàng niêm mạc có các nguyên nhân trước gan, tại gan và sau gan. Tuy nhiên, trường hợp của bạn chỉ vàng một ít ở ngón tay cái, theo tôi không liên quan đến tình trạng bệnh lí, có thể do tiếp xúc với thuốc lá, hóa chất, bạn không cần quá lo lắng.

- Cu Bin

Xin chào bác sĩ,

Cháu năm nay 22 tuổi. Trước đây khoảng 5 năm thỉnh thoảng cháu có những cơn khó thở, nghỉ ngơi 1 lát là lại bình thường. Nhưng 2 năm gần đây thì tần suất nhiều hơn. Cháu thường bị như vậy trước mỗi chu khì kinh nguyệt và sau khi làm việc dùng sức nhiều hoặc là lúc xúc động. 1 năm trước cháu có điện tim và chụp tim phổi nhưng bác sĩ nói cháu bình thường. Liệu cháu có nguy cơ bị suy tim không ạ? Cháu cần đi khám gì thêm không ạ? Cháu xin cám ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Khó thở có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cần phải xác đinh trường hợp của bạn có thật sự là khó thở hay không. Khó thở là cảm giác hô hấp khó khăn, cần gắng sức và người bệnh cảm giác được hơi thở của mình, phải chú ý để thở. Nguyên nhân của khó thở có thể do từ hệ hô hấp, tim mạch, nguyên nhân tâm lí, từ hệ thần kinh trung ương.

Trường hợp của bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội hô hấp để được làm xét nghiệm và tìm nguyên nhân gây bệnh.

- Vũ Thanh Nhạn - vuthanhnhan...@gmail.com

Em chào bác sĩ,

Em bi đâu bụng dưới, cảm giác đâu âm ỉ, có lúc đâu và có lúc không. Em hay bị táo bón và tiêu chảy, khi đi có cảm giác không hết phân. Có cảm giác khó chịu, làm người mệt mỏi và mất tự tin. Em có khám phụ khoa nhưg không bị gì về bên phụ khoa hết. Vây bác sĩ cho em hỏi em bị gì ạ. Cách khắc phụ như thế nào? Em chân thành cảm ơn ạ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Táo báo xen kẽ với tiêu chảy là biểu hiện của rối loạn thói quen đi cầu, có thể gặp trong các bệnh lí của đại tràng như: viêm đại tràng, polyp đại tràng, trực tràng, u bướu.

Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để tìm nguyên nhân và điều trị đúng chuyên khoa.

Hoa - kieu...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Con tôi 13 tuổi và bị dạ dày. Cháu bị đau bụng quanh rốn, suốt ngày không chấm dứt, ngày nào cũng vậy. Xin hỏi bác sĩ con tôi có bị bệnh gì không và bệnh này có nguy hiểm không bác sĩ. Xin cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Đau bụng quanh rốn có nguyên nhân thường gặp là bệnh lí từ ruột non, hoặc cũng có thể do rối loạn tiêu hóa. Để tìm ra nguyên nhân, cần thăm khám và khai thác thêm thông tin. Bạn có thể đưa con đến khám bác sĩ chuyên khao nội tiêu hóa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.

- Duc Nguyen - tapwen...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Cho em hỏi năm nay em 19 tuổi và bị thủy đậu lần thứ 2. Lần thứ 1 em bị là năm em 11 tuổi. Lần này em bị từ khi nổi chấm đỏ tới nay là đã 1 tuần mà đóm đậu chỉ ở dạng ban hồng chứ không có bóng nước. Cho hỏi tình trạng của em là như thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Thủy đậu do virut Varicella Zoster gây ra. Sau khi nhiễm virut, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể bền vững, bảo vệ cơ thể, có nghĩa là chỉ mắc bệnh một lần trong đời.

Một số ít trường hợp, khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, virut tái hoạt động, biểu hiện bằng bệnh Zona. Trường hợp của em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

- Tuấn Nguyễn Đăng - tuankhm...@gmail.com

Chào AloBacsi,

Một lần, xe máy em bị nghiêng, em có chống mạnh tay vào mặt tường thì bị đau ở cổ tay. Do không để ý và không bị đau ngay nên em vẫn hoạt động bình thường. Em có đi mua lá thuốc dán nhưng vì nó quá nóng, rát nên em bỏ luôn và không dán nữa. Đến nay được 6 tháng nhưng cổ tay vẫn có hiện tượng đau nhức, khi cố định bằng băng chun thể thao thì có đỡ hơn, nhưng khi bỏ ra hoạt động bình thường thì lại thấy hơi nhức. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị gì và cách điều trị như thế nào? Em xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Trường hợp của em, nếu xử trí đúng thì ngay sau khi chấn thương, em nên đến bệnh viện, chụp X-quang xương, cẳng tay để xác định có tổn thương xương hay không và có hướng điều trị thích hợp.

Vì đã trải qua một thời gian khá dài sau chấn thương mà khả năng vận động của em vẫn chưa bình phục. Theo tôi, em nên đến khám bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được kiểm tra, xác định nguyên nhân do tổn thương xương hay do tổn thương mô mềm, dây chằng để có hướng điều trị tốt nhất.

- Cuong - dnc2...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Cách đây gần 2 năm, cháu sờ thấy vùng cổ gần vai trái có 2 cục hạch, 1 to bằng hạt táo 1 bằng hạt đỗ xanh nhưng cháu không thấy đau và sưng. Cơ thể cháu hoàn toàn bình thường: không sốt, không vã mồ hôi đêm và đến giờ hạch vẫn y nguyên như vậy, không lặn. Dạo gần đây cháu có cảm giác mỏi và vướng vướng ở cổ họng bên trái, thường xuyên ho ra 1 dịch nhầy trong suốt, ợ hơi nhẹ liên tục, rất hay nôn ra một dịch có vị chua khi đánh răng buổi sáng. Cháu bị bệnh gì ạ? Cháu từng bị thoái hoá đốt sống lưng và hút thuốc lá được 7 năm. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Bệnh lý trào ngược dà dày thực quản có các triệu chứng như: nóng, rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, trớ... Dịch vị từ dạ dày có thể gây viêm thực quản dẫn đến cảm giác nuốt vướng như trên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Em có thể đến khám bác sĩ tiêu hóa để tìm nguyên nhân và điều trị.

Khưu Vĩ Lương - khuuluong...@gmail.com

Chào AloBacsi,

Em năm nay 22 tuổi và đang điều trị viêm dạng nốt hang vị dạ dày HP [+] gần 4 tháng nay. Mới đây, em có test hơi thở và đã có kết quả âm tính. Tại sao đã hết vi khuẩn rồi nhưng giờ em vẫn còn thấy khó chịu, đầy bụng và chướng mỗi khi ăn xong dù e ăn rất ít? Trước 2 tuần khi test hơi thở em có ăn mật ong nghệ đen, cũng có uống thuốc Panadol... vậy có ảnh hưởng đến kết quả âm tính không?

Đợi đến 1 tháng sau mới tái khám trong khi 2 tuần là có thể được? Sao phải kiểm tra lại HP trong khi kết quả đã âm tính, chẳng lẽ kết quả đó sai sao? Nếu đã tiệt trừ HP thì khả năng tái nhiễm lại có cao không? Em có thích hợp cho công việc chạy bàn ở nhà hàng không? Khi nào thì em chữa khỏi căn bệnh này? Mong bác sĩ hồi đáp. Xin cảm ơn.

Đây là kết quả test hơi thở C13 của e

S1: 3.8% Bình thường: Delta< 2.5%o

S2: 3.3%

Delta: 0.0%o

Kết luận: Âm tính

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Viêm dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nhiễm vi khuẩn Hpylori là một trong những nguyên nhân thường gặp. Vì vậy, khi đã điều trị tiệt trừ Hp thành công, có thể vẫn còn triệu chứng do không kiểm soát tốt các nguyên nhân khác như căng thẳng, chế độ ăn không phù hợp, rượu bia, các thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như: NSAIZDs, corticoid...

Test hơi thở là một trong những test có độ nhạy và đặc hiệu cao. Tuy nhiên, test vẫn cho kết quả giả. Vì vậy nên nhưng thuốc nhóm PPI, kháng sinh tiệt trừ Hp, Bismuthe từ 2 đến 4 tuần để tránh trường hợp cho kết qảu giả.

Hpylorilây qua đường nước bọt vì vạy thói quen ăn uống chung làm cho việc tiệt trừ virut gặp khó khăn, bệnh nhân dễ tái nhiễm. Vì vậy, không thể đoán trước được thời gian tiệt trừ Hp thành công. Em nên tái khám theo hạn để có hướng điều trị phù hợp.

- Thienthach...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Mẹ tôi năm nay 50 tuổi, khi ngủ mẹ tôi thường ngáy và thở gấp [giống ngạt thở]. Tôi thấy triệu chứng của mẹ tôi giống bị hẹp đường hô hấp. Bác sĩ ơi cho tôi hỏi mẹ tôi có bị bệnh không và làm thế nào để biết chính xác bệnh [khám ở đâu và cần làm những xét nghiệm gì] ? Tôi xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Em nên quan sát thêm, nếu mẹ em có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ, tổng trạng béo phì, thừa cân thì đây là một trong những biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Em có thể đưa mẹ đến khám bác sĩ chuyên khoa nội hô hấp để tìm nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

- Phan Văn Tuấn - Phanvantuan...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Gần đây tôi thấy bên trong hai má có nổi những mụn trắng, không đau, thỉnh thoảng có máu chảy ra theo nước bọt. Tôi đã đi kiểm tra ở khoa Tai mũi họng của BV Bạch Mai, bác sĩ khám và kết luận không làm sao cả. Tuy nhiên tôi vẫn chưa yên tâm. Vì vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có cần phải đi kiểm tra thêm hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn,

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Trường hợp của bạn, nếu như vẫn chưa yên tâm, bạn có thể tái khám một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khác, hoặc tái khám khi có dấu hiệu: Loét viêm mạc má, môi, lợi, loét họng... để tìm nguyên nhân và điều trị.

- Trần Thị Hương Quyên - huongquyen...@gmail.com

Alobacsi ơi,

Cổ em có 1cái bừu to bằng ngón tay cái, mềm. Em có đi siêu âm ở bệnh viện mà không phát hiện ra bất thường. Vậy em nên đi khám ở đâu cho đúng chuyên khoa để xác định rõ cái đó là gì không ạ? Em đang hoang mang quá.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Cổ to thường do tuyến giáp to hoặc thạch cổ. Cả hai bệnh lí này đều có thể dễ dàng phát hiện trên siêu âm. Vì thế, siêu âm vùng cổ loại trừ 2 nguyên nhân trên thì em có thể yên tâm. Hoặc nếu lo lắng, em có thể bác sĩ chuyen khoa ung bướu để được thăm khám lại, loại trừ nguyên nhân ác tính.

- Huu Hau Thai - thanhhaungoc...@gmail.com

Xin chào AloBacsi,

Tôi 47 tuổi, bị men gan cao. Gần đây kết quả xét nghiệm là: Sgot: 3, sgpt: 62, ggt: 285. Bác sĩ cho uống thuốc: fortet, imexpharm nhưng chỉ số ggt còn cao, sgot thì lại quá thấp. Tôi đang điều trị ở BV Đại học Y dược TPHCM, thì bs nói là có nguy cơ xơ gan. Tôi rất hoang mang về bệnh của mình. Xin bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

GGT tăng cao có thể do gamma-glutamyl transferase là một enzym có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, gan, túi mật, lách, tụy. Trong những cơ quan trên thì gan là nơi sản sinh ra GGT chính yếu.

GGT tăng thường gặp nhất do nguyên nhân phá hủy tế bà gân hoặc đường mật. Trong các trường hợp, tắc nghẽn đường mật hoặc viêm gan, đặc biệt là viêm gan do rượu, túi mật, GGT có thể tăng cao.

Tuy nhiên, để đánh giá chức năng gan [kiểm tra có xơ gan hay không], người ta dựa vào các xét nghiệm như: Anbumin, PT, binirubin, số lượng tiểu cầu cũng giảm trong xơ gan. Nếu bạn có thói quen uống rượu bia thì nên hạn chế.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa để đánh giá chức năng gan và các xét nghiệm kiểm tra viêm gan siêu vi B, C để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

- Nguyễn Văn Chung - conlocxanh...@yahoo.com

Chào bác sĩ,

Cho em hỏi về thời gian xét nghiệm HIV lúc nào là an toàn , vì em làm xét nghiệm ở thời điểm 6 tháng âm tính mà còn rất nhiều triệu chứng như nổi hạch, sút cân, lưỡi trắng rát, phát ban đỏ dưới da. Em cảm ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Nếu đã làm xét nghiệm kiểm tra HIV vào thời điểm 6 tháng kể từ ngày có hành vi nguy cơ cho kết quả âm tính thì có nghĩa là bạn không nhiễm virut HIV. Vì vậy, những triệu chứng trên có thể do nguyên nhân khác. Em có thể đến khám bác sĩ nội tổng quát để tìm nguyên nhân và điều trị tốt nhất.

- Nguyễn Trung Dũng -dung...@fast.com.vn

Chào bác sĩ,

Hiện tôi đã đi nội soi dạ dày và được bác sĩ cho một mẫu thử để kiểm tra có nhiễm khuẩn HP. Không biết việc xét nghiệm này có phổ biến ở nhiều bệnh viện không? Nhờ bác sĩ nói qua về cách nhận biết nhiễm khuẩn HP trên mẫu thử. Và tôi có nhận thấy mẫu thử chuyển sang màu đỏ. Vậy là tôi có nhiễm HP hay không? Tôi chân thành cám ơn.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào bạn,

Xét nghiệm mà bạn đang thắc mắc được gọi là xét nghiệm CLOTEST dùng để chẩn đoán có nhiêm Hp hay không. Độ nhạy 80 - 95%, độ chuyên biệt 95 - 100%. Khi nội soi dạ dày, thấy có tổn thương thường cần thiết phải làm xét nghiệm này để tìm nguyên nhân có thể do Hp gây viêm loét dạ dày hay không.

Xét nghiệm cho kết quả dương tính khi mẫu thử chuyển sang màu tím hồng, do có sự hiện diện của men Urease [do vi khuẩn tiết ra] phá hủy Urease thành amoniac. Như vậy, trường hợp của bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp. Bạn nến đến khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị và nhanh chóng khỏi.

- Luubaoan - luubaoan...@gmail.com

Chào bác sĩ,

Khoảng 1 năm trước em có quan hệ tình dục với bạn gái và sau đó cô ấy bị trễ kinh 3 tuần. Cô ấy có tất cả triệu chứng mang thai nên em rất hoang mang. Nhưng sau đó một tháng thì cô ấy có lại kinh thường và không vấn đề gì cả. Kể từ lúc đó hễ mỗi lần em quan hệ với ai xong đều có lại cảm giác hồi hộp lo sợ đó mặc dù đã sử dụng biện pháp an toàn. Có phải em đã bị khủng hoảng tâm lý không bác sĩ? Bác sĩ có cách nào giúp em được không? Em cám ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Trần Thị Thu Cúc

Chào em,

Trường hợp của em, theo tôi là do ám ảnh do lần trước. Để khắc phục tình trạng này, em nên tìm hiểu các thông tin tránh thai an toàn. Khi đã nắm các nguyên tắc, cảm giác sợ hãi cũng giảm đi. Em cũng nên đến khám bác sĩ tâm lí để được khám, tư vấn, nhanh chóng khắc phục tình trạng này.

Đây là chương trình tư vấn sức khỏe phục vụ cộng đồng - hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ của chúng tôi làm việc trên tinh thần hết lòng vì Sức khỏe cộng đồng, theo lời thề Hippocrates - Lời thề Đạo đức Y khoa.

Tại sao bàn tay lại màu vàng?

Vàng da lòng bàn tay có thể do nguyên nhân cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể do nguồn cung cấp sắt không đủ dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu sắt, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng nhất định đến chức năng của nhiều cơ quan.

Tại sao móng tay lại có màu vàng?

Móng tay bị ngả vàng vì nhiễm màu từ hóa chất Những màu sơn đậm như tím, cà rốt, đỏ, cam,… thường dễ để lại màu vàng trên móng sau khi bong tróc hoặc được tẩy đi. Những công việc thường tiếp xúc với màu nhuộm như thợ làm tóc, thợ thủ công, … không đeo bao tay cũng khiến móng tay bị ngả vàng.

Vàng móng tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Móng vàng là biểu hiện thường thấy ở những người bị nấm móng. Khi mắc bệnh nấm móng, ngoài thay đổi màu sắc, móng còn trở nên dày và xù xì. Ngoài ra, móng vàng còn gặp trong các trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường hay vảy nến.

Tại sao da tay bị vàng?

Da bị vàng [da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng] là do sắc tố mật [bilirubin] tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh [vàng da sinh lý] do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng.

Chủ Đề