Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ đầy đủ nhất - Ngữ văn 8

1,481 từ Tóm tắt

Tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và có giá trị hiện thực cùng với giá trị nhân đạo sâu sắc trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Sau đây, Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn bàitóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ đầy đủ nhất!

Bài tóm tắt số 1

Chồng chị Dậu ốm, chị Dậu được người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Chị Dậu đang bưng bát cháo lên thì bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói chồng chị. Chị Dậu sợ hãi, van xin chúng bằng giọng điệu khẩn thiết, xưng hô ông - con. Chúng không hề nhún nhường, vẫn tiếp tục hung hăng đòi bắt trói, chị Dậu đã chuyển sang xưng hô: ông - tôi nhằm cãi lí với tên cai lệ rằng chồng chị đang ốm nên chúng không được bắt. Đám quan sai hách dịch và vô lại ấy không màng đến lời trần tình của chị, lôi chồng chị đi. Chị Dậu bị bọn chúng đánh nên đã vùng lên mạnh mẽ, lớn tiếng quát tháo với xưng hô: mày - bà "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem". Chị tức giận, dùng hết sức lực quật ngã đám tay sai hung ác.

Bài tóm tắt số 2

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố đã cho thấy sự vùng lên mạnh mẽ của người con gái trong xã hội phong kiến khi bị đẩy đến bước đường cùng. Anh Dậu và chị Dậu lấy nhau, nhà nghèo không có tiền nộp tiền sưu nên anh Dậu bị bọn tay sai đến tận nhà đánh, trói mang ra đình hành hạ. Vừa được trả về chưa bao lâu thì bọn chúng lại xông vào nhà chị Dậu. Chị Dậu lúc này được nhà hàng xóm cho vay ít gạo để nấu cháo cho chồng nhưng chưa kịp ăn đã bị bọn cai lệ xông đến lôi đi. Chị van xin chúng cho khuất. Chúng không đồng ý, liền tiến đến lôi anh Dậu đi, chị cự lại, nói lí với bọn chúng thì bị tên cai lệ đấm vào măt. Chị cũng tát lại hắn, dứt khoát không cho mang chồng chị đi. Thế nhưng bọn chúng càng hung hãn, không chịu nhường nhịn, chúng trói anh Dậu lại, chị Dậu liều mạng đánh lại chúng một trận tả tơi.

Ngữ văn 8 luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Tức nước vỡ bờ

Bài tóm tắt số 3

Vừa về đến nhà sau khi bị hành hạ và bắt nộp tiền sưu, anh Dậu được vợ nấu cho bát cháo nhờ người hàng xóm cho vay gạo. Chưa kịp húp cháo thì mấy tên cai lệ đã xông vào đòi trói anh Dậu bắt đi. Nhà văn bắt đầu bộc lộ thái độ và cảm xúc của chị Dậu qua từng giai đoạn. Ban đầu, chịsợ hãi nên khẩn thiết xin tha. Sau khi xin tha không được, chị cãi lí với bọn quan sai rằng chồng chị đang ốm, không được bắt đi. Cuối cùng, do thái độ hách dịch và áp bức người dân của bọn lính nên chị Dậu đã vùng lên mạnh mẽ. Chị tát vào mặt bọn chúng khi bọn chúng đấm vào mặt chị. Chị thách thức chúng bằng câu nói: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" rồi xông lên đánh gục mấy tên cai lệ, làm chúng ngã lăn ra. Từ thái độ và cảm xúc của chị Dậu ngày càng tăng tiến khi bị áp bức, ta thấy được sức mạnh tiềm tàng của con người khi bị dồn đến bước đường cùng qua tác phẩm

Bài tóm tắt số 4

Đến ngày nộp sưu thuế nhưng do nhà nghèo, chị Dậu không có tiền nên đã nộp sưu chậm, chồng chị bị bọn lính bắt đi và đánh đập dã man dù đang ốm nặng. Được trả về, chị Dậu nấu cho chồng bát cháo nhưng chưa kịp ăn thì đám quan lại hống hách kia lại mò đến. Ban đầu, chúng quát mắng chị nhưng chị nhịn nhục, van xin tha cho lần này nhưng đến khi những lời van xin của chị không được chấp nhận, chị đã vùng lên đánh lại bọn cai lệ một cách mạnh mẽ và kiên cường. Chị làm cho chúng ngã ngửa, cứ lấy hết sức và vật chúng, cho chúng biết thế nào là áp bức.

Từ bài Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ, Cunghocvui hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!

Tags tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ lớp 8 tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ ngữ văn 8
Bài trước Bài sau

Có thể bạn quan tâm

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ (siêu ngắn)

Tức nước vỡ bờ - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích

Bài trước

Đề bài : Phân tích nhân vật chị Dậu trong cảnh " Tức nước vỡ bờ"

Bài sau

Soạn bài Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố - Ngữ văn 8 tập 1

Giới thiệu một vài nét về tác giả Ngô Tất Tố

Tóm tắt tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố

Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm Tắt đèn