Người phong lưu có nghĩa là gì

có dáng vẻ, cử chỉ, tác phong lịch sự, trang nhã con người phong lưu cốt cách phong lưu (Từ cũ) có đời sống vật chất khá giả, dễ chịu sống rất phong lưu "Rủ nhau đi cấy đi cày, Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lư [..]

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

phong lưu tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ phong lưu trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ phong lưu trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ phong lưu nghĩa là gì.

- t. Có những cử chỉ lịch sự (cũ): Thái độ phong lưu. Làm ăn khá giả, ở mức dư dật: Rủ nhau đi cấy đi cày, Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu (cd). Chơi bời trăng hoa (cũ): Bình khang là chốn phong lưu (văn cổ).
  • sớm đầu tối đánh Tiếng Việt là gì?
  • hùng hổ Tiếng Việt là gì?
  • Quế hoè Tiếng Việt là gì?
  • đàn ông thích đực Tiếng Việt là gì?
  • nón gò găng Tiếng Việt là gì?
  • hoãn binh Tiếng Việt là gì?
  • phiên dịch Tiếng Việt là gì?
  • Tả Ngải Chồ Tiếng Việt là gì?
  • Trướng hùm Tiếng Việt là gì?
  • rách tướp Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của phong lưu trong Tiếng Việt

phong lưu có nghĩa là: - t. . . Có những cử chỉ lịch sự (cũ): Thái độ phong lưu. . . Làm ăn khá giả, ở mức dư dật: Rủ nhau đi cấy đi cày, Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu (cd). . . Chơi bời trăng hoa (cũ): Bình khang là chốn phong lưu (văn cổ).

Đây là cách dùng phong lưu Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ phong lưu là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

​Thật ra trở thành đàn ông phong lưu khổ lắm anh em, dễ bị rơi vào lưới tình của nhiều cô gái. Một cách chủ động và cả bị động.

Chúng ta đang nói về những vấn đề rất đàn ông, thành ra ông nào có quan điểm đàn ông phong lưu thường sẽ làm khổ chị em thì mình… nói sau.

Ở khía cạnh nam giới chúng ta, những người đa tình sẽ rất thường xuyên chịu khổ vì tình. Kiểu gặp ai cũng yêu, gặp ai cũng mến.

Tự vấn bản thân xem mình phong lưu đến đâu rồi.

Gặp ai cũng thấy cảm nắng, cũng thấy người đó đẹp, cũng thấy người đó duyên dáng, cũng muốn bắt đầu yêu đương các thể loại.

“Yếu tim” kiểu đó nguy hiểm lắm nha chiến hữu. Đây không còn là đàn ông phong lưu nữa, nó thuộc dạng yếu bóng vía luôn rồi.

Anh em không gặp khó khăn khi nói chuyện với con gái, thậm chí còn tạo cho đối phương suy nghĩ hai người đã quen nhau đâu đó từ… kiếp trước.

Sẽ có rất nhiều thánh nhát gái ghen tị với chiến hữu đấy

Anh em có khả năng nhìn nhận tính cách cũng như thái độ của một cô gái mà không mất quá nhiều thời gian, kiểu liếc một cái là hiểu được hết những cái hay ho của họ

Đó cũng là lý do mà chiến hữu rất dễ sa đà vào chuyện tình cảm với các cô gái.

Bạn bè là nói chung thôi anh em, bao gồm trong đó là bạn thân, em gái mưa, em gái kết nghĩa, em gái nuôi, chị gái xã hội v.v….

Những gã đàn ông phong lưu luôn tự cho mình cái quyền xây dựng một dàn “hậu cung” với nhiều mỹ nữ xung quanh.

Đến lúc các cô ấy cùng gặp nhau thì…

Đây là bản chất của một gã đàn ông phong lưu mất rồi, anh em nhanh chóng gục ngã trước vẻ đẹp và nét quyến rũ của một cô gái.

Cho đến khi anh ta gặp được một mối khác… ngon hơn thì cô ta sẽ nhanh chóng lui về dĩ vãng.

Có một điều là do bản tính đa sầu đa cảm nên cô ấy sẽ vẫn ở một góc nào đó trong tim anh ta.

Đấy là tôi nói giảm nói tránh, đàn ông phong lưu chăm sóc cho ngoại hình rất kỹ càng, bóng bẩy.

Họ quan trọng việc bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe. Có nhiều trường hợp con gái skin care rồi spa các thể loại nhưng vẫn thua xa mấy ông đa tình.

Nhưng cũng thường là theo hướng tiêu cực. Tất nhiên đâu đó vẫn có người khen ngợi anh em vui tính, galant, tinh tế, biết hiểu tâm lý phụ nữ.

Những trường hợp khác, anh em sẽ xuất hiện với tần suất khá nhiều mà toàn mấy lời chê trách, kiểu thứ lăng nhăng, gặp ai cũng thả thính.

Rõ ràng, facebook rồi cả instagram của mấy ông này thế nào cũng có hàng dài những cô nàng sexy, xinh đẹp.

Ngắm gái xinh là sở thích của đàn ông, nhưng đối với mấy gã phong lưu thì nó không khác gì một niềm đam mê cháy bỏng.

Không hẳn là anh ta dư giả, chỉ là để làm vui lòng các người đẹp thì anh ấy hiểu rằng giá nào bỏ ra cũng là quá rẻ.

Anh em nào còn nghi ngờ thì tôi vừa mới kể ra thêm một cái khổ mà đàn ông phong lưu thường phải chịu đựng nữa đấy.

Nói thật lòng, tôi thà chịu làm một gã trai bình thường, xung quanh tuy có ít phụ nữ, nhưng đều đồng hành cùng mình vì giá trị của bản thân, như vậy tốt hơn.

Người phong lưu có nghĩa là gì

Tác giả Vương Hồng Sển, khi viết cuốn Phong lưu cũ mới, đã phải loay hoay lục đủ loại từ điển để tra cứu ý nghĩa của hai chữ phong lưu. Ông mở đầu tác phẩm bằng những lời dẫn rất lý thú, tỏ rõ ý vị trong trang viết của một khách phong lưu miền Nam. Sau khi tra cứu danh từ phong lưu qua rất nhiều từ điển, ông viết: “Rốt lại, đành xếp các bộ sách thầy, và tạm mượn nghĩa của bộ Khai Trí Tiến Đức:  Phong lưu - Thái độ nhàn nhã. Dựa theo đó, những thú phong lưu, tức là những thú tiêu khiển để giết thì giờ trong những cơn rỗi rảnh, nhàn hạ”. Phong lưu của tác giả Vương là cái phong lưu chịu chơi của cụ Hy Văn Nguyễn Công Trứ: “Mang danh tài sắc cho nên nợ/ Quen thói phong lưu hóa phải vay” hoặc là cái phong lưu trong ca dao: “Dù cho nợ kéo nợ đòi/ Phong lưu vẫn giữ cái nòi phong lưu”.

Người phong lưu có nghĩa là gì
Minh họa: VĂN TIN

Khái niệm phong lưu đời Tấn khác nhiều với khái niệm phong lưu của ta hiện nay. Vào đời Tấn, phong trào sống phong lưu nổi bật với các tên tuổi như Đào Uyên Minh, Trúc Lâm thất hiền. Trúc Lâm thất hiền chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn khoảng giữa những năm 200 - 300, gồm Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm.

Phong lưu, theo nghĩa đen, là “gió thổi và nước chảy”. Rất khó định nghĩa cho chính xác phong lưu có nghĩa là gì, nhưng phong lưu theo đời Tấn là phong cách sống của người có tài hoa và trí tuệ, với những đặc điểm lãng mạn, thiên về tình hơn lý, sống theo cảm hứng để thưởng ngoạn cuộc đời. Đặc điểm của cách sống phong lưu này được ghi rõ qua những giai thoại trong tác phẩm Thế thuyết tân ngữ. Cuốn này là một trong những tác phẩm thú vị nhất của văn học Trung Quốc. Người viết xin ghi lại vài giai thoại để bạn đọc dễ hình dung được hai chữ phong lưu.

1. Vương Huy Chi (con trai nhà thư pháp lỗi lạc Vương Hy Chi), sống ở vùng Sơn Âm. Một đêm khuya, tuyết rơi nhiều, Vương mở của, sai người nhà mang rượu ra uống. Nhìn quanh thấy bốn bề tuyết rơi trắng xóa, bèn ngâm thơ Chiêu Ẩn của Tả Tư. Sực nhớ đến người bạn tên Đái An Đạo, ông bèn chèo chiếc thuyền nhỏ đến thăm. Chèo suốt đêm mới đến nhà Đái, nhưng không vào mà lại chèo thuyền quay về. Có người hỏi, Vương đáp: “Ta vốn thừa hứng mà đi, hết hứng thì về, hà tất phải gặp Đái!”.

2. Vương Huy Chi từng nghe danh Hoàn Tử Dã là người thổi sáo nổi tiếng thời bấy giờ nhưng chưa được gặp. Vương dạo thuyền trên sông, tình cờ gặp Hoàn trên bờ. Trong thuyền có một vị khách biết Hoàn, liền nói: “Hoàn Tử Dã kìa!”. Vương liền sai người đến gặp Hoàn, nói: “Nghe ngài có tài thổi sáo, xin vì tôi mà thổi cho một khúc.” Hoàn cũng từng nghe danh Vương, bèn xuống xe, ngồi trên ghế, thổi ba khúc. Xong, lên xe mà đi. Chủ với khách không ai nói một lời.

3. Vương Nhung mất con thơ, Sơn Giản đến viếng, Vương không cầm được nỗi bi ai. Giản nói: “Chỉ là đứa bé thôi, sao lại đến nỗi này?”. Vương đáp: “Thánh nhân thì quên tình, kẻ cực ngu thì không biết đến tình; chỗ mà tình dồn lại, chính là bọn ta đây”. Giản nghe, lấy làm phục, cũng khóc theo.

4. Lưu Linh, tự Bá Luân, quá ham mê uống rượu. Một hôm, vợ đập vỡ vò rượu, khóc bảo : “Ông uống rượu quá nhiều, đó không phải là cái đạo nhiếp sinh, phải bỏ bớt đi!”. Lưu Linh nói: “Ta không thể tự cấm được, phải cầu quỷ thần lên để khấn nguyện, vậy phải đủ rượu thịt để làm lễ chứ!”. Vợ nghe lời làm theo. Lưu Linh bèn quỳ xuống khấn rằng: “Trời sinh ra Lưu Linh. Nhờ rượu mà nổi danh. Mỗi lần uống một hộc. Năm đẩu mới giải tỉnh. Lời của đàn bà nói. Xin cẩn thận đừng nghe!”.

5. Nguyễn Tịch và cháu là Nguyễn Hàm đều mê rượu. Đôi khi cả hai ngồi uống rượu, có đàn heo chạy đến, cả hai đều uống chung với đàn heo, không có gì phân biệt.

6. Hoàn Tử Dã mỗi khi nghe bài hát hay đều than: “Ôi! biết làm sao đây!”. Tạ Công nghe được, bèn nói: “Hoàn có thể gọi là người có tình sâu” (chương 23).

7. Vương Phật Đại than: “Ba ngày không uống rượu, mới hay hình hài và tinh thần không còn gần nhau nữa rồi”.

8. Lưu Linh thường uống rượu say mềm, sống phóng túng, ở trong nhà cứ để trần truồng. Có người thấy được, cười nhạo. Linh bảo: “Ta lấy trời đất làm mái nhà, lấy phòng ốc làm quần áo, các ông việc gì lại chui vào quần của ta?”.  

9. Chị dâu của Nguyễn Tịch bỏ về nhà mẹ, Tịch theo đưa tiễn. Người ta lấy làm lạ (vì theo lễ giáo phong kiến thì “Nam nữ thụ thụ bất thân”, em chồng và chị dâu hạn chế tiếp xúc nhau), Tịch bảo: “Lễ há đặt ra vì bọn ta sao?”.

Theo Lưu Linh truyện trong Tấn Thư, Lưu Linh đi đâu cũng mang theo bầu rượu, sai đầy tớ vác mai đi cùng, báo “Hễ ta chết thì đào đất chôn luôn”. Phong lưu đời Tấn có một chút gì đó giống với chủ nghĩa lãng mạn (romaticism) của phương Tây. Nếu so sánh với phương Tây thì ta có thể mô phỏng câu nói của Trương Trào (Lập phẩm hạnh, nên noi người Tống mà phát huy đạo học; sống với đời, nên theo đời Tấn mà học cách phong lưu) để tạm nói rằng lập phẩm thì nên theo trường phái cổ điển, nhưng giao thiệp giữa đời thì nên theo phong cách lãng mạn.

Phong lưu của người đời Tấn rất khác biệt. Nó thuộc một đẳng cấp cao hơn, về tài hoa, cảm xúc và trí tuệ. Đó là cuộc chơi phiêu bồng của những tay lãng tử tài hoa xem cõi đời là quán trọ để họ dừng chân mà thưởng ngoạn thanh sắc của trần gian. Nếu không hưởng được thói phong lưu của người đời Tấn thì chúng ta cũng nên hưởng nết phong lưu của cụ Hy Văn. Mà chúng ta  đang cùng nhau nhàn đàm về hai chữ phong lưu để tạm quên đi những muộn phiền thường nhật thì đó là cũng là một thể cách phong lưu đấy!

LIÊU HÂN