Nguyên nhân sinh ra khí no2

NO2 trong ao tôm sự thật là ion NO2- của axit HNO2 chứ không phải là khí NO2, điều mà nhiều người hay lầm tưởng.

NO2 trong ao tôm – Điều mà bạn thường hay gặp hoặc nghe những người nuôi tôm khác nói với nhau là:

  • Ao bị khí độc tôm rớt nhiều quá.
  • Ao bị NO2 tôm lột rớt cục thịt, làm vỏ không được.
  • Ao bị khí độc tôm ăn hoài không lớn, tôm bị sưng mang.

Và bạn đang muốn tìm hiểu:

  • Cách xử lý NO2 trong ao tôm?
  • Làm thế nào để phát hiện NO2 trong ao tôm?

Vậy bài viết này dành cho bạn, đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu một cách chi tiết những vấn đề sau:

  • NO2 trong ao tôm thật sự là gì?
  • Nồng độ chịu đựng Nitrit của tôm là bao nhiêu?
  • Chủng vi sinh nào có khả năng phân giải NO2
  • Phương pháp xử lý NO2 trong ao tôm.

Hãy cùng tìm hiểu nhé!

  • NO2 trong ao tôm thật sự là gì?
    • Cơ chế gây độc của NO2- :
  • Nồng độ chịu đựng Nitrit NO2- của tôm là bao nhiêu
  • Chủng vi sinh nào có khả năng chuyển hóa NO2
    • Cơ chế hình thành NO2 – trong ao tôm
    • Chủng vi sinh chuyển hóa NO2-
  • Phương pháp xử lý NO2 trong ao tôm
    • Các nguyên nhân gây hiện tượng NO2 trong ao tôm cao:
    • Phương pháp xử lý NO2 trong ao

NO2 trong ao tôm sự thật là ion NO2- của axit HNO2 chứ không phải là khí NO2, điều mà nhiều người hay lầm tưởng.

(Muối Nitrit như NaNO2, KNO2 thường được cho vào thực phẩm nhằm mục đích hãm màu và ức chế vi khuẩn Clostridium botulinum, vi khuẩn gây ngộ độc thịt).

NO2- được hình thành do quá trình khoáng hóa các chất dinh dưỡng hữu cơ có trong ao tôm, tạo ra các muối gốc NO2- như NaNO2, KNO2…

Tham khảo: Các yếu tố làm tăng no2 trong ao tôm

Cơ chế gây độc của NO2- :

  • Kết hợp với hemocyanin trong máu tôm cạnh tranh với oxy, làm cho tôm không lấy được oxy và bị ngạt gây hiện tượng tôm nổi đầu. Khi quá trình kéo dài dẫn đến tôm bị yếu, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, chậm lớn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh.
  • Gây rối loạn áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl-, làm hạn chế khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, đặc biệt trong các ao tôm độ mặn thấp. Làm cho tôm lột xác không cứng vỏ. Gây sưng mang, phù thủng cơ.
  • Không nuôi được về kích thước lớn nếu hàm lượng NO2- trong nước cao.

Nồng độ chịu đựng Nitrit NO2- của tôm là bao nhiêu

Theo các nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ trên tôm càng xanh thì liều LD50 thấp nhất là 28.08 mg/l. Ở nồng độ từ 95 mg/l trở lên tôm chết 100% trong 12h tiếp xúc.

(ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN CHU KÌ LỘT XÁC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH – Đỗ Thị Thanh Hương, Cao Châu Minh Thư 2012:21b 19-28)

Nguyên nhân sinh ra khí no2

Trên thực tế, ở độ mặn 20% tôm lớn, khỏe, nó có thể chịu được nồng độ NO2- vào khoảng 30-40 mg/l. Tôm nhỏ hoặc tôm lớn yếu bệnh thì khoảng trên dưới 20 mg/l đã chết lai rai tới hàng loạt. Tôm lớn khỏe làm quen dần dần với nồng độ NO2- tăng chậm sẽ chịu được mức 30-40 mg/l, nhưng nếu ko quản lý NO2-, để nó tăng đột ngột từ 10 lên 30 mg/l trong 1 ngày, cũng xảy ra chết hàng loạt.

Nếu độ mặn 0-1‰ thì NO2- mức 5-10 mg/l là tôm cá đã ngộp chết. Ở ao độ mặn càng cao thì ngưỡng chịu đựng NO2- của tôm càng cao.

Xem thêm: Ảnh hưởng khí độc NH3 trong ao tôm và cách xử lý

Chủng vi sinh nào có khả năng chuyển hóa NO2

Cơ chế hình thành NO2 – trong ao tôm

Trong quá trình nuôi, tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ thải ra ngoài hòa tan vào nước ao và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo nên lượng ô nhiễm cực kỳ lớn.

Quá trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước, do nhiều nhóm vi sinh vật tham gia nhưng quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc, dẫn đến sự tích lũy NH3 kéo theo NO2 ngày càng tăng, NH3 (độc) sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành NO2- (rất độc), gọi là quá trình Nitrite hóa.

Chủng vi sinh chuyển hóa NO2-

Để chuyển hóa NO2−thành NO3− không độc phải trải qua quá trình Nitrat hóa bởi nhóm vi khuẩn Nitrobacter.

Nitrobacter là một chi bao gồm các vi khuẩn hình que, gram âm và hóa dưỡng. Nitrobacter dường như phát triển tối ưu ở 38 độ C và ở độ pH 7,9, nhưng có ý kiến nói rằng Nitrobacter phát triển tối ưu ở 28 độ C và trong khoảng pH từ 5,8 đến 8,5, mặc dù chúng có độ pH từ 7,6 và 7,8.

Các tế bào trong chi Nitrobacter sinh sản bằng cách nảy chồi hoặc phân đôi, chu kì nhân đôi của nitrobacter là 13 giờ.

Phương pháp xử lý NO2 trong ao tôm

Các nguyên nhân gây hiện tượng NO2 trong ao tôm cao:

  • Quản lý lượng thức ăn cho ao nuôi chưa tốt dẫn đến dư thừa lượng thức ăn dưới đáy ao, làm ô nhiễm môi trường nước ao sinh ra khí độc.
  • Thả nuôi với mật độ cao do đó hằng ngày một lượng thức ăn lớn được cho vào ao nuôi, mặc dù thức ăn không dư thùa nhưng thực tế chỉ có khoảng 30 – 40% lượng thức ăn được tôm hấp thụ, trong khi đó có đến 60 – 70% lượng thức ăn bài tiết ra ngoài, gây nên hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi phát sinh ra khí độc NH3, NO2.
  • Vi sinh vật hữu ích không tồn tại trong ao nuôi hoặc tồn tại với mật số rất thấp không đủ để chuyển hóa hoàn toàn các khí độc thành NO3 không gây độc cho tôm được.
  • Hàm lượng oxy không được cung cấp đầy đủ dẫn đến chu trình nitrat hóa không diễn ra hoàn toàn và dẫn đến việc tích tụ NO2 trong ao nuôi bên cạnh đó cũng làm giảm mật độ vi sinh vật hữu ích trong ao nuôi

Nguyên nhân sinh ra khí no2

Phương pháp xử lý NO2 trong ao

1. Kiểm soát quá trình nuôi để giảm việc sinh ra NO2 trong ao nuôi

  • Sử dụng vi sinh AQUA C để phân giải các chất hữu cơ dư thừa, tảo tàn trong ao.
  • Kiểm soát thức ăn dư thừa, để tránh dư thừa thức ăn tạo điều kiện cho các loại khí độc bùng phát.
  • Duy trì các thông số môi trường ao nuôi tốt như kH, Ph, Kiềm, mật độ tảo để giảm stress cho tôm nhằm nâng cáo sức đề kháng, bảo đảm sức khỏe cho tôm.

2. Bổ sung chủng vi sinh vật thúc đẩy quá trình chuyển hóa NO2, giảm nồng độ NO2 xuống ngưỡng cho phép không ảnh hưởng đến tôm. Bổ sung hàm lượng cao vi khuẩn oxy hóa NH3 Nitrosomonas và vi khuẩn oxy hóa NO2 Nitrobacter có trong sản phẩm AQUA N1 có thể xư lý nhanh chóng khí độc NO2

Ngoài ra trong quá trình nuôi tôm, còn phát sinh nhiều loại phí độc khác như NH3, H2S…Để xử lý những loại khí độc này bà con cần một loại men vi sinh xử lý hiệu quả. Đọc bài viết vi sinh xử lý khí độc ao tôm để tìm hiểu thêm

Xem thêm: Xử lý khí độc H2S trong ao tôm

Vậy thông qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề NO2 trong ao tôm và phương pháp xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong suốt vụ nuôi. Chúc các bạn vụ mùa bội thu. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ: 0909 538 514 để được giải đáp nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • Quản lý môi trường ao nuôi tôm – Những điều cần biết – Tổng cục thủy sản
  • LAZUR, Andrew. Growout pond and water quality management. JIFSAN (Joint Institute for Safety and applied Nutrition) Good Aquacultural Practices Program, University of Maryland, 2007, 17.

Nguyên nhân sinh ra khí no2

Đăng nhập