Nguyên nhân tiền sản giật

Chứng tiền sản giật là bệnh tăng huyết áp mới khởi phát hoặc xấu đi với protein niệu sau 20 tuần thai.

Chứng sản giật là cơn co giật toàn thân không giải thích được ở bệnh nhân có tiền sản giật. Chẩn đoán lâm sàng và đo protein nước tiểu.

Điều trị thường với magnesium sulfate đường tĩnh mạch và sinh đúng kỳ.

Tình trạng tiền sản giật ảnh hưởng đến 3 đến 7% phụ nữ có thai. Tiền sản giật và sản giật phát triển sau 20 tuần tuổi thai; đến 25% trường hợp phát triển sau khi đẻ, thường là trong vòng 4 ngày đầu nhưng đôi khi đến 6 tuần sau sinh.

Chứng tiền sản giật không được điều trị thường âm ỉ trong một thời gian thay đổi khác nhau, sau đó đột nhiên tiến triển thành sản giật, nó xảy ra ở 1/200 bệnh nhân có tiền sản giật. Tình trạng sản giật không được điều trị thường là tử vong.

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa rõ.

Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Tình trạng chưa sinh đẻ

  • Mẹ lớn tuổi [> 35] hoặc rất trẻ [ví dụ:, 140/90 mmHg] cộng thêm protein niệu không giải thích được [> 300 mg/24 giờ sau 20 tuần hoặc tỷ lệ protein/creatinin nước tiểu ≥ 0,3]

Chẩn đoán tiền sản được gợi ý bởi các triệu chứng hoặc hiện diện của cao huyết áp, được định nghĩa là HA tâm thu > 140 mm Hg, huyết áp tâm trương > 90 mm Hg, hoặc cả hai. Trừ trường hợp cấp cứu, cao huyết áp nên được ghi lại trong > 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ. Sự bài tiết protein nước tiểu được đo trong tổng lượng nước tiểu 24 giờ.

Đạm niệu được định nghĩa là > 300 mg/24 giờ. Ngoài ra, đạm niệu được chẩn đoán dựa trên tỷ lệ protein/creatinine ≥ 0,3 hoặc đọc que 1+; phép thử que định tính chỉ được sử dụng nếu các phương pháp định lượng khác không có sẵn. Không thấy protein niệu trên các xét nghiệm ít chính xác hơn [ví dụ xét nghiệm thử que, xét nghiệm nước tiểu thông thường] không loại trừ chứng tiền sản giật.

Trong trường hợp không có protein niệu, tiền sản giật cũng được chẩn đoán nếu phụ nữ mang thai có tăng huyết áp mới khởi phát cộng thêm khởi phát bất cứ điều nào sau đây:

  • Giảm tiểu cầu [tiểu cầu 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi creatinine huyết thanh ở phụ nữ không bị bệnh thận]

  • Chức năng gan bị tổn thương [men aminotransferases > 2 lần bình thường]

  • Phù phổi

  • Triệu chứng não hoặc thị giác

Những điểm sau đây giúp phân biệt giữa các chứng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai:

  • Cao huyết áp mạn tính được xác định nếu tăng huyết áp trước khi mang thai, có mặt tại 6 tuần [thường > 12 tuần] sau sinh [ngay cả khi cao huyết áp lần đầu tiên được ghi nhận tại > 20 tuần thai]. Tăng huyết áp mạn tính có thể được che đậy trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi sự giảm huyết áp sinh lý.

  • Tăng huyết áp thai nghén là cao huyết áp mà không có protein niệu hoặc các phát hiện khác của tiền sản giật; nó lần đầu tiên xảy ra tại > 20 tuần tuổi ở phụ nữ được biết là không bị tăng huyết áp trước khi mang thai và sẽ mất đi sau 12 tuần [thường là 6 tuần] sau sinh.

  • Chứng tiền sản giật là tăng huyết áp mới khởi phát [BP > 140/90 mm Hg] cộng với mới có protein niệu không rõ nguyên nhân [> 300 mg/24 giờ hoặc tỉ số protein/creatinin nước tiểu 0,3] sau 20 tuần hoặc các tiêu chuẩn khác [xem ở trên].

  • Tiền sản giật chồng lên cao huyết áp mạn tínhĐược chẩn đoán khi xuất hiện protein niệu không rõ nguyên nhân mới hoặc protein niệu xấu đi sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là bị tăng huyết áp với mức tăng HA trên mức ban đầu hoặc khi TSG với các đặc điểm nghiêm trọng phát triển sau 20 tuần ở một phụ nữ được biết là có tăng huyết áp và protein niệu.

Nếu tiền sản giật được chẩn đoán, các xét nghiệm gồm có xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, số lượng tiểu cầu, acid uric, các xét nghiệm chức năng gan, và điện giải đồ huyết thanh, BUN, creatinine và sự thanh thải creatine. Thai nhi được đánh giá bằng cách sử dụng thử nghiệm không áp lực hoặc hồ sơ sinh lý [bao gồm cả đánh giá lượng nước ối] và các xét nghiệm ước tính trọng lượng bào thai.

Hội chứng HELLP được nghĩ tới bởi những dấu hiệu bệnh mao mạch [ví dụ như tế bào lươn, tế bào mũ bảo hiểm] trên các vết loét máu ngoại biên, tăng men gan, và số tiểu cầu thấp.

Chứng tiền sản giật với các tính chất nghiêm trọng được phân biệt với mức độ nhẹ bởi một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương [ví dụ, nhìn mờ, điểm đen, tình trạng tinh thần thay đổi, nhức đầu trầm trọng không khỏi khi dùng acetaminophen]

  • Các triệu chứng giãn căng bao gan [ví dụ đau 1 phần 4 trên phải hoặc đau thượng vị]

  • Buồn nôn và nôn

  • Aspartate aminotransferase huyết thanh [AST] hoặc alanine aminotransferase [ALT] > 2 lần bình thường

  • HA tâm thu > 160 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương > 110 mm Hg trong cả 2 lần đo cách nhau 4 giờ

  • Số lượng tiểu cầu 10 mEq/L hoặc giảm đột ngột phản xạ], rối loạn chức năng tim [ví dụ như chứng khó thở hoặc đau ngực], hoặc giảm thông khí sau khi điều trị với magiê sulfat có thể được điều trị với gluconate canxi 1g đường tĩnh mạch.

    Magnesium sulfate đường tĩnh mạch có thể gây ngủ lịm, giảm trương lực và suy hô hấp thoáng qua ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh là không phổ biến.

Nếu thuốc uống bị cấm dùng, bệnh nhân nhập viện được cho dùng Ringer lactate đường tĩnh mạch hoặc dung dịch nước muối thông thường 0,9%, bắt đầu từ khoảng 125 mL/h [để tăng lượng nước tiểu]. Thiểu niệu kéo dài được điều trị với một lượng dịch được theo dõi cẩn thận. Thuốc lợi tiểu thường không được sử dụng. Việc theo dõi với đặt catheter động mạch phổi hiếm khi cần thiết và, nếu cần, được thực hiện với sự tư vấn của một chuyên gia chăm sóc đặc biệt và trong một đơn vị hồi sức tích cực [ICU]. Các bệnh nhân vô niệu với thể tích máu bình thường thì có thể cần thuốc giãn mạch thận hoặc lọc thận.

Nếu cơn co giật xảy ra cả khi đã dùng liệu pháp magiê, diazepam hoặc lorazepam có thể được tiêm tĩnh mạch để cắt cơn giật, và hydralazine hoặc labetalol đường tĩnh mạch được dùng với liều điều chỉnh để làm giảm HA tâm thu xuống 140 đến 155 mm Hg và huyết áp tâm trương từ 90 đến 105 mm Hg.

Phương pháp sinh con hiệu quả nhất nên được sử dụng. Nếu cổ tử cung là thuận lợi và sinh đường âm đạo nhanh có vẻ khả thi, thì truyền tĩnh mạch oxytocin pha loãng để đấy nhanh chuyển dạ; nếu chuyển dạ đang xảy ra thì bấm ối. Nếu cổ tử cung không thuận lợi và sinh đường âm đạo nhanh là không thể, có thể xem xét sinh mổ. Tiền sản giật và sản giật, nếu không hết trước khi sinh, thường nhanh chóng hết sau đấy, bắt đầu từ 6 đến 12 giờ.

Bệnh nhân cần được đánh giá 1 đến 2 tuần mỗi lần sau sinh với đo huyết áp định kỳ. Nếu BP vẫn còn cao sau 6 tuần sau sinh, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp mạn tính và nên được chuyển đến bác sĩ chăm sóc chính để quản lý.

  • Tiền sản giật phát triển sau 20 tuần tuổi thai; nó phát triển sau sinh trong 25% trường hợp.

  • Sưng mặt và bàn tay và phản ứng tăng phản xạ là những phát hiện tương đối đặc hiệu đối với chứng tiền sản giật.

  • Tiền sản giật là nặng nếu nó gây ra rối loạn chức năng cơ quan đáng kể [phát hiện lâm sàng hoặc bằng xét nghiệm].

  • Hội chứng HELLP xảy ra trong 10 đến 20% phụ nữ bị tiền sản giật có đặc điểm nặng hoặc sản giật.

  • Theo dõi mẹ và thai nhi một cách chặt chẽ, thường là trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện hoặc của ICU.

  • Ngay khi được chẩn đoán sản giật, hãy điều trị bằng magie sulfat để ngăn cơn co giật tái phát.

  • Nếu chứng tiền sản giật có đặc điểm nghiêm trọng được chẩn đoán, điều trị với magnesium sulfate để dự phòng sản giật và điều trị trong 24 giờ sau khi sinh; đối với chứng tiền sản giật nhẹ, việc sử dụng magnesium sulfat ít rõ ràng hơn.

  • Đẻ thường được chỉ định khi mang thai ≥ 37 tuần, nhưng nếu chứng tiền sản giật có đặc điểm nặng được chẩn đoán thì đẻ ở 34 tuần; nếu hội chứng HELLP được chẩn đoán, đẻ ngay lập tức.

Chủ Đề