Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai

120 CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(phần 1)

Các tài liệu như này anh em sẽ không bao giờ có thể tìm thấy ở ngoài cổng trường hay bất kỳ quán photo nào cả.
Trong bài viết này chỉ có 1 phần nhỏ, để xem phần tiếp theo các em xem ở cuối bài viết nhé.

Show

51 câu hỏi đúng sai có giải thích - Lý luận nhà nước và pháp luật

1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Cácquan hệxã hộicủa chúng ta được điều chỉnh bơi cácquy phạmđao đức và các quy phạmpháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể đượcthể chếhóa và đưa lên thành cácquy phạm pháp luậtnhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả.Tồn tại xã hộiquyết địnhý thức xã hội cho nên cácquy tắcứng xử đựoc coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.

2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.

=> Nhận định này Đúng.
Nhà nướcmang bảnchấtgiai cấp. Nó ra đời, tồn tại vàphát triểntrong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ.

3. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.

=> Nhận định này Sai.
Nhà nước nào cũng mangbản chấtgiai cấp.

4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

=> Nhận định này Sai.
Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp.

5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.

=> Nhận định này Đúng.
Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp

6. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên ch ế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.

=> Nhận định này Sai.
Sựcưỡng chếtrong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạctổ chức.

7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.

=> Nhận định này Đúng.
Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho thấy: Nhà nước là một bộ máy bạo lực dogiai cấp thống trịtổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng.

8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.

=> Nhận định này Sai.
Đặc điểmcơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vịhành chính lãnh thổ trongphạm vibiên giớiquốc gia.

9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.

=> Nhận định này Sai.
Quyềnlựckinh tếlà quan trọng nhất, vì kinh tế quyết địnhchính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặttư tưởng.

10. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.

=> Nhận định này Sai.
Kiểu Nhà nướclà tổng thể các đặc điểm cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp,vai tròxã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

11. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Quyềnlập pháplà quyềnlàm luật, xây dựng luật và ban hành nhữngvăn bản luậttrên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

12. Chức năng hành pháp của Nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.

=> Nhận định này Sai.
Chức nănghành phápbao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính :

  • Quyền lập quy là quyền ban hành nhữngvăn bảndưới luật nhắm cụ thểluật phápdocơ quan lập phápban hành

  • Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụngquyền lựcNhà nước.

13. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Chức năng tư pháp làchức năng của Nhà nướccótrách nhiệmduy trì , bảo vệcông lývà trật tự pháp luật.

14. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

=> Nhận định này Đúng.
Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường Nhà nước, giai cấp th ống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.

15. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội.

=> Nhận định này Sai.
Chức năng xã hộicủa Nhà nước chỉ thực hiệnquản lýnhững hoạt động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng.

16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.

=> Nhận định này Sai.
Các yếu tốcấu thànhnên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách làngười đại diệncho quốc gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ phápluật quốc tế.

17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.

=> Nhận định này Đúng.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra nhằm điều chính cácmối quan hệxã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước.

18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.

=> Nhận định này Sai.
Nhà nước thuthuếcủanhân dânnhằm :
  • Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồntài chính
    để chi (đầu tiên là nuôibộ máy Nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
  • Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
  • Chính quyền cung ứng các hàng hóacông cộngchocông dân, nên công dân phải cónghĩa vụủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ nghĩa vụ thuế).
  • Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch vềthu nhậpvà do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
  • Chính quyền có thể muốnhạn chếmột số hoạt động của công dân (ví dụhạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
  • Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
  • Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.

19. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực Nhà nước và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.

=> Nhận định này Sai.
Quyền lực Nhà nướcđược hiểu là sự ph ản ánh cách th ức tổ chức vàphương phápthực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoàihình thứcNhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.

20. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ hay không.

=> Nhận định này Sai.
Nhà nướcdân chủhay không chỉcăn cứchính thể của Nhà nước, mà còn căn cứ vào những điều đượcquy địnhtronghiến phápvàthực trạngcủa Nhà nước đó.

21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lực của Nhà nước.

=> Nhận định này Đúng.
Chế độ chính trịlà toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình.

22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhà nước.

=> Nhận định này Sai.
Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của Nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà nước đó.

23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất.

=> Nhận định này Đúng.
Hình thức cấu trúc Nhà nướcCHXHCN Việt Nam làNhà nước đơn nhất, đượcHiến pháp 2013quy định tại điều 1: Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩaViệt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,thống nhấtvà toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

24. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực Nhà nước.

=> Nhận định này Đúng.
Hoạt động củacơ quan Nhà nướcmang tính quyền lực và được đảm bảo bởi Nhà nước.

25. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

=> Nhận định này Đúng.
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW đến địa phương được tổ ch ức và hoạt động theonguyên tắcchung, thống nhất nhằm thực hiện nhữngnhiệm vụvà chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.

26. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.

=> Nhận định này Sai.
Cơ quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.

27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Nhận định này Sai.
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất củaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành củaquốc hội.

28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

=> Nhận định này Đúng.
Quốc hội làcơ quan đại biểucao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Nhận định này Đúng.
Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.

=> Nhận định này Sai.
Chủ quyền quốc gialà quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.

=> Nhận định này Sai.
Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013,chủ tịch nướcdo Quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội.

32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

=> Nhận định này Sai.
Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.

33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.

=> Nhận định này Đúng.
Theo điều 1 luật Tổ chứchội đồng nhân dânvà ủy ban nhân dân (2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.

=> Nhận định này Sai.
Nghị địnhlà chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành.

35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng xét xử ở nước ta.

=> Nhận định này Sai.
Tòa ánnhân dân là cơ quan duy nhất có chức năngxét xử.

36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Nhận định này Sai.
Đảng cộng sảnViệt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.

=> Nhận định này Sai.
Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm.

38. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của mộtcá nhânhay tổ chức.

39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành.

=> Nhận định này Sai.
Văn bản quy phạm Nhà nước do các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền, các cá nhân có thẩm quyền ban hành.

40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.

=> Nhận định này Sai.
Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhấtbiện phápcưỡng chế.

41. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Cácvăn bản quy phạm pháp luậtlà nguồn chủ yếu củapháp luật Việt Nam.

42. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản quy phạm pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật,nguồn của pháp luậtcòn bắt nguồn từtiền lệ,tập quán, các quy tắc chung của quốc tế

43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời khác.

=> Nhận định này Sai.
Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận.

44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.

=> Nhận định này Sai.
Tiền lệ bao gồm hệ thống cácán lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó, được Nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được Nhà nước ban hành, không phải tiền lệ.

45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.

=> Nhận định này Sai.
Chủ thểpháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền vànghĩa vụ pháp lýtheo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thểquan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

46. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của Nhà nước.

=> Nhận định này Đúng.
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật do Nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của Nhà nước.

47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ.

=> Nhận định này Đúng.
Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nước và ý chí các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.

48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý.

49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

=> Nhận định này Sai.
Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng lực hành vi.

50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

=> Nhận định này Sai.
Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.


51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.

=> Nhận định này Sai. Cácpháp nhânđược quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau, dựa trên quy định của pháp luật. Trên đây là tổng hợp các câu hỏi đúng sai, được hướng dẫn và giải đáp đúng tại thời điểm này, và có thể sai tại thời điểm lúc bạn coi. Vì lúc đó có thể văn bản quy phạm pháp luật đã thay đổi. Vì vậy, Để có một tài liệu chuẩn nhất và trọng tâm nhất ôn thi, bạn có thể tham khảo các tài liệu có phí được hỗ trợ giải đáp 24/7 bởi chính mentor HL, tài liệu ôn thi sinh viên sẽ chi tiết đến từng trường đại học. Xem chi tiết

Thân mến
Lynk- tổng hợp


Xem thêm phần 2 các bạn xemTại đây
Xem thêm tài liệu ôn thi sinh viên. Tại đây