Nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô

them pham

unread,
Oct 20, 2011, 8:37:52 AM10/20/11
to nhóm6mktcanban
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ,QUỐC GIA VÀ TOÀN CẦU:
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh
mẽ với tốc độ thần tốc kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân
cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ ăn no mặc ấm
là ước mơ của nhiều người thì hôm nay,Khi đất nước đã gia nhập WTO lại
là ăn ngon mặc đẹp
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước
những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa
đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có
gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau
một thị trường tiềm năng với 86 triệu dân. tổng lượng tiêu thụ sữa
Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm
2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng
gấp đôi vào năm 2020.
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/
người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên
90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ
15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh
dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên
và những người trung tuổi sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên
thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức
khỏe nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không
hoàn toàn thay thế được sữa.
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người chỉ khoảng 9 kg/năm, thấp hơn nhiều
so với các nước trong khu vực cũng như các nước Châu Âu.

Do đặt trưng ngành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở
các nước sở tại, với tốc độ tăng trưởng >7,5 % trong những năm gần đây
và thêm vào đó mức sống cũng như thu nhập của người dân càng được cỉa
thiện, ngành sữa việt nam rõ ràng ngày càng có tìm năng phát triển ổn
định với tốc độ cao
1.Môi Trường Nhân Khẩu Học:
*kết cấu dân số
Tổng dân số: 85.789.573 người
Số nữ giới: 43.307.024 người
Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân
số cả nước).
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763)
15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543)
trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390)
Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân
Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa :

*Mức sống của người Dân :
Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm
2006 là 7,6 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn
người nông thôn 2,04 lần. Chênh lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với
nhóm 10% người nghèo nhất là 13,5 lần (2004) và ngày càng tăng. Thu
nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả
nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp.
Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa
có tiền uống Sữa.
Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít
người đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước. Nâng
cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa.
2.Thói Quen Uống Sữa:
Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì
vậy đại bộ phận dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Trẻ em giai
đoạn bú sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hoá đường sữa (đường lactose).
Khi thôi bú mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể mất dần khả
năng sản xuất men này. Khi đó đường sữa không được tiêu hoá gây hiện
tượng tiêu chảy nhất thời sau khi uống sữa. Chính vì vậy nhiều người
lớn không thể uống sữa tươi (sữa chua thì không xảy ra hiện tượng này,
vì đường sữa đã chuyển thành axit lactic). Tập cho trẻ em uống sữa đều
đặn từ nhỏ, giúp duy trì sự sản sinh men tiêu hoá đường sữa, sẽ tránh
được hiện tượng tiêu chảy nói trên. Thêm vào đó so với các thực phẩm
khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng
nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao.
Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành
một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày)
Những nước có điều kiện kinh tế khá đã xây dựng chương trình sữa học
đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học
sinh tiểu học. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất,
còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên.
3.Chính Sách Về Xuất Nhập Khẩu Sữa:

Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc
đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến
khích các công ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập
khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy
nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để
khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có
những chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn
nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp
ứngđược trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu.
Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và
luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã
quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn
chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của
họ cho những năm tiếp theo.

Dân số đông, tỷ lệ sinh cao,tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu
nhập dần cải thiện, đời sống vật chất ngày càng cao vấn đề sức khỏe
ngày càng được quan tâm, với một môi trường được thiên nhiên ưu đãi,
những chính sách hổ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích chăn nuôi
và chế biến bò sữa. các chính sách hoạt động của chính phủ trong việc
chăm lo sức khỏe chống suy dinh dưỡng khuyến khích người dân dùng sữa
để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương cốt cho tất cả mọi người đặc
biệt là trẻ nhỏ và người già. Các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí
của các công ty sữa tất cả góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng
cho ngành sữa việt nam.
Báo cáo tổng kết thi trường Việt nam của một công ty sữa đa
quốc gia nêu rõ :GDP Việt nam tăng khoảng 8%/năm và tỉ lệ trẻ suy dinh
dưỡng vẫn còn khoảng trên 20%. Sân chơi của các doanh nghiệp sữa nằm ở
khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng với các khoản ngân
sach quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ còn 15 đến dưới 20% trong vòng 10 năm tới. các chính
sách chăn nuôi bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn nguyên
liệu cho các công ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để
tăng sức cạnh tranh.Bên cạnh đó việc việt nam gia nhập WTO một cơ hội
lớn cho sữa việt nam gia nhập thị trường thế giới và học hỏi kinh
nghiệm trong việc chế biến chăn nuôi và quản lýđể hoàn thiện hơn tạo
ra những sản phẩm sữa chất lượng tốt và giá cả rẻ hơn.
Qua đó chúng ta cũng thấy được mối đe dọa cho ngành sữa việt
nam là việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ khiến cho các
nhà máy sản xuất sữa nhỏ tại việc nam sẽ không có sức cạnh tranh với
các tập đoàn sữa lớn mạnh trên thế giới như Mead Johnson, Abbott.
Thêm vào đó chúng ta lại chưa có một mô hình chăn nuôi quản lý một
cách hiệu quả. Nguồn nguyên liệu của chúng ta còn thiếu rất nhiều buộc
chúng ta luôn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chính điều ấy
làm cho giá của các loại sữa tăng cao chúng ta đã không sử dụng tốt,
hiệu quả những tài nguyên quý giá mà thiên nhiên của chúng ta đã ban
tặng. tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng việt nam còn rất cao (70%
trong tiêu dùng).

Reply all
Reply to author
Forward