Nhân trung hiếu nghĩa là gì

Từ xưa đến nay, sử sách nước nhà đã ghi chép lại nhiều tấm gương trung hiếu, trung nghĩa cho muôn đời sau. Những người con ưu tú ấy luôn được cộng đồng tôn vinh. Trong Việt Nam phong tục, nhà văn hóa Phan Kế Bính cho biết: “Trong làng không cứ đàn ông đàn bà, kẻ quý người tiện, ai có ân nghĩa với dân thì có bia kỷ niệm, lúc còn sống thì dân kính trọng, lúc mất rồi thì dân khắc tên vào bia để dân nhớ ân nghĩa về sau”. Việc làm này còn nhằm “kính khuyến lòng người trong chốn hương đảng”.

Lịch sử của hơn bốn ngàn năm của nước Việt đã chứng minh một điều: Khi đất nước đứng trước nguy cơ ngoại xâm, mỗi người lại tự giác gác mọi tị hiềm, bè phái để tập trung sức mạnh chống kẻ thù chung. Sự đoàn kết một lòng ấy mới là nội lực ghê gớm nhất. Sử gia Pháp là Gosselin đã kinh ngạc nhận định: “Khi chúng ta đặt chân đến đất nước này, chúng ta phải đối đầu với một dân tộc có sự thống nhất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta”. Sự thống nhất ấy bền vững ngàn đời, bởi tự thâm tâm của mỗi con người đều hướng đến một lễ nghĩa đã thâm nhập vào máu thịt: Trung hiếu với dân, với nước.

Tinh thần sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước đó ở thế kỷ 13 cũng đã được thể hiện một cách quật cường trong bài Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn - bài hịch kêu gọi toàn dân Đại Việt đứng lên đoàn kết chống giặc Nguyên Mông xâm lược: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”. Và chính Trần Quốc Tuấn là một tấm gương sáng ngời trong việc dẹp “thù riêng” để phụng sự cho lợi ích chung của quốc gia.

Xưa nay đã có nhiều người con ưu tú đi sứ, họ đã làm tròn trọng trách đối với dân, với nước. Tưởng cũng nên nhắc lại chuyến đi sứ của Lý Văn Phức vào năm 1831. Lúc đến Phúc Kiến (Trung Quốc), sau khi lên bộ, phái đoàn của ông được đưa đến nhà công quán. Đến nơi, một dòng chữ đập vào mắt khiến ông nổi giận đùng đùng: “Việt Nam quốc di sứ công quán” (Nhà công quán tiếp sứ rợ nước Việt Nam). Lập tức, ông biện bạch rành mạch. Đuối lý, họ phải lột bỏ dòng chữ nhảm nhí đó, thay bằng “Việt Nam quốc sứ quan công quán” (Nhà công quán tiếp quan sứ nước Việt Nam). Không chỉ vậy, Lý Văn Phức còn viết ngay bài Biện di luận dán lên ở cổng quán như một cách khí khái bày tỏ thái độ. Sự bình tĩnh, hiên ngang không hề run sợ trước oai “thiên triều” của những sứ giả nước Việt phải chăng cũng được hun đúc từ lòng thành trung với nước?

Và nếu không đặt vận mệnh đất nước, nhân dân lên hàng đầu, liệu chừng những năm 1946, trong thời điểm đất nước còn muôn vàn khó khăn, đời sống nhân dân còn hết sức cơ cực, các công dân anh tài đang sống xa Tổ quốc có vâng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước?

Ngày 11.9.1946, từ cảng Marseille, một chuyến tàu lặng lẽ khởi hành. Trên tàu có Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác sĩ Trần Hữu Tước và các kỹ sư Võ Quý Huân, Võ Đình Huỳnh, Phạm Quang Lễ... Khi tàu cặp bến Lyon, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi kỹ sư Phạm Quang Lễ: “Bây giờ, ở nhà còn gian khổ lắm, chú có chịu nổi không?”. “Thưa Bác, tôi chịu nổi!”. Người trầm ngâm rồi hỏi tiếp: “Bây giờ ở nhà kỹ sư về vũ khí không có, máy móc thiếu thốn, liệu chú có làm việc được không?”. “Thưa Bác, tôi đã chuẩn bị 11 năm và tôi tin tưởng là làm được những nhiệm vụ Bác giao”. Rồi lần lượt các bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà nông học Lương Định Của, nhà triết học Trần Đức Thảo... cũng trở về nước tham gia kháng chiến và kiến quốc. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho hàng triệu con người tận trung với nước, trong đó có kỹ sư Phạm Quang Lễ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Trần Đại Nghĩa.

Vâng, trung hiếu với dân, với nước, đó cũng chính là nghĩa lớn của người dân Việt.

Tin liên quan

Quân tử (tiếng Trung: 君子) là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này.

Nguyên nghĩa của quân tử là "kẻ cai trị", do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với "kẻ tiểu nhân" và người quân tử thường được coi là người hành động ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tuất vụ lợi cá nhân. Người quân tử là người có đầy đủ năm đức tính, được gọi là ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Người quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sống theo mệnh trời.

Thời nhà Chu, quân tử là cụm từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc. Đến thời kỳ Xuân Thu thì nó được dùng để chỉ các đại phu. Vì thế những người làm quan được gọi là quân tử, còn những người dân thường hay quan lại với phẩm hàm nhỏ hơn tự xưng là tiểu nhân (小人). Tuy nhiên, một số người cho rằng Khổng Tử là người đã sáng tạo ra từ này. Đối với Khổng Tử, các chức năng của nhà nước và sự phân cấp xã hội là các cơ sở của xã hội và được đảm bảo bằng các giá trị đạo đức. Vì thế con người lý tưởng đối với ông là quân tử. Quân tử còn có nghĩa là người tốt hơn, nghĩa là người hơn hẳn về mặt đạo đức, luân lý. Quân tử sau này đã trở thành một trong các khái niệm quan trọng của hệ tư tưởng Nho giáo.

Nghĩa quân tử xưa do quan niệm Nho giáo nên chỉ dùng cho nam giới nhưng ngày nay nghĩa người quân tử được hiểu để chỉ Người luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và sự ảnh hưởng đến những người mà họ tiếp xúc, để người ta tôn thờ đạo đức và công lý. Hiệu quả và sự ảnh hưởng của những lời dạy ấy đã khắc họa rõ phẩm chất đạo đức của họ

  • Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Tình thương yêu được cụ thể hóa bằng những nguyên tắc sau:
    • Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người..
    • Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
  • Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân.
  • Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.
  • Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời.
  • Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".

Người quy tụ các đức tính trên mà trong đó trung tâm là Nhân được coi là người có đức Nhân: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.

  • Con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật.
  • Thính giác tinh tường để nghe rõ vạn vật.
  • Sắc mặt luôn ôn hòa.
  • Tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới)
  • Lời nói luôn giữ bề trung thực.
  • Hành động phải luôn cẩn trọng.
  • Có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ.
  • Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn.
  • Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng).

Theo quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 8 bậc thang dưới đây:

  • Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
  • Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
  • Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình.
  • Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
  • Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
  • Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
  • Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
  • Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.

Theo sách phong tục Việt Nam của ông Phan Kế Bính Viết về nho giáo có nói về các quan niệm này theo thứ tự như sau:

  • Trung: Là trung với vua, với nước,...
  • Hiếu: Là hiếu với cha mẹ, có cha mẹ mới có mình....
  • Lễ: Là làm sao để sống với anh chị em trong một nhà hòa thuận, có trên có dưới...
  • Nghĩa: Là sống với bạn bè, với người xung quanh mình phài có nghĩa có tình...
  • Tu thân: Như trên
  • Tề gia: Như trên
  • Trị quốc: Như trên
  • Bình thiên hạ: Như trên

Trong tám thứ bậc trên thì năm cấp đầu là bất kỳ người nào,từ kẻ tiểu nhân đến các quân tử, các đại phu quận công đều phải hiểu biết và tuân theo. Còn ba bậc sau là để trở thành hào kiệt anh hùng, minh chủ... thì sự trưởng thành sẽ theo từng cung bậc tăng dần, ví như anh tề gia tốt(là gia đình hòa thuận vui vẻ,có trên có dưới, có gia phong,sống hài hòa với lối xóm, các bà vợ có tôn ty trật tự "vì ngày xưa các ông thường có nhiều vợ") thì mới có thể trị quốc tốt, còn như trong gia đình có con cái hư hỏng, vợ chồng bất tâm phục, lúc nào cũng nói với nhau như phường lưu manh thiếu văn hóa... thì chắc chắn không thể nào trị quốc tốt được nếu như ông ta có quyền hành. Và khi một người trị quốc tốt mới có thể có đủ lực lượng, đủ quân sư giỏi, tập hợp được sức mạnh tổng lực từ dân chúng...., đủ tầm nhìn để có thể bình thiên hạ.Những kẻ mà chưa hoàn thiện được việc ở bậc thấp mà giao cho những việc đại sự thì dễ dẫn đến thất bại. Những kẻ chưa hình dung ra việc mà cứ dám nhận việc thì đúng là Ngôn quá kỳ hành...

  • Nho giáo
  • Tiểu nhân

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quân_tử&oldid=67483456”