Nhân vật trữ tình trong bài thơ Quê hương là ai

* Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm có bố cục hoàn chỉnh. - HS viết dạng bài nghị luận chứng minh, kết hợp được với giải thích nhận định. Bài viết thể hiện HS có kiến thức về bài thơ “Quê hương”, về tác giả Tế Hanh về những biện pháp nghệ thuật được thể hiện ở hình ảnh thơ chân thực, tinh tế, sự kết hợp giữa 3 phương thức biểu đạt song phương thức chính vẫn là biểu cảm và phải làm nổi bật tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ. - Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác. * Yêu cầu về nội dung 1. Giải thích nội dung nhận định và khẳng đinh nhận định hoàn toàn đúng “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương dạt dào của nhà thơ. - Miêu tả [mô tả đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng], tự sự [kể về người, việc,…] là yếu tố làm cơ sở bộc lộ cảm xúc, giúp cho yếu tố trữ tình có căn cứ và càng thêm nổi bật. - Trong bài thơ: + Tự sự: Thể hiện ở việc kể về nghề nghiệp của người dân quê hương, vị trí, công việc hằng ngày ra khơi đánh cá, trở về, về hoàn cảnh của tác giả khi xa quê. + Miêu tả: Quang cảnh thiên nhiên khi ra khơi đánh cá, nổi bật là hình ảnh người dân chài lưới với con thuyền làm chủ công việc, làm chủ vũ trụ, cảnh tấp nập khi đoàn thuyền trở về đầy cá, người dân chài lưới sau những ngày vất vả với bao thành quả lao động. Và chiếc thuyền sau mỗi lần về bến. Trong trí nhớ của tác giả về màu nước xanh, cánh buồm trắng, mùi vị… Song tất cả sự tự sự và miêu tả trên đều làm cho hình ảnh thơ thêm chân thực, tinh tế, phục vụ xuyên suốt cho một mạch cảm xúc trữ tình: Tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ. - Điều này hoàn toàn đúng. 2. Chứng minh tính đúng đắn của ý kiến a. Kể, tả khi giới thiệu quê hương với niềm tự hào, sự am hiểu, gần gũi + Lời kể giản dị, chân thực nhưng tinh tế, lấy những nét riêng, đặc trưng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian. + Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương. b. Kể, tả về cảnh lao động [ra khơi đánh cá, trở về] của người dân chài lưới cùng với những công cụ gắn bó thân thiết của họ [con thuyền, cánh buồm gắn với con người lao động] để bộc lộ cảm xúc tự hào, tự tin, yêu mến, trân trọng thành quả lao động. Qua đó thể hiện sự tinh tế trong cách miêu tả, chân thực trong cảm xúc và sự am hiểu, gắn bó với con người, cuộc sống lao động và quê hương- những biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết + Chỉ vài nét chấm phá tinh tế về cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”, câu thơ đã mở ra bức tranh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Thể hiện cái nhìn lạc quan tin tưởng về một chuyến ra khơi bình yên, mưa thuận gió hòa, niềm mong mỏi của nhà thơ về sự che chở của thiên nhiên đối với người dân. + Đặc tả về chiếc thuyền khi ra khơi bằng biên pháp so sánh, các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt”; cánh buồn được so sánh với mảnh hồn làng vừa tinh tế, vừa giàu sức gợi [cả tâm hồn của làng quê gửi gắm với cánh buồn ra khơi] “rướn” tấm thân đón gió, nắng biển khơi như mang cả làng quê ra khơi đánh cá. Con thuyền được làm vật trung tâm truyền cảm hứng cho nhà thơ đặc tả. Nó chở chính người lao động ra khơi, rồi trở về, chở cả niềm tin, sự sống, thành quả lao động của làng quê. + Kể và đặc biệt là tả về cảnh đoàn thuyền trở về để bộc lộ sự trân trọng thành quả, niềm tin vào sức mạnh của lao động, sự chinh phục thiên nhiên của con người để xây dựng quê hương đất nước. Các tính từ: ”Ồn ào”, ”tấp nập” -> toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi. Đặc tả về người dân chài- nhân vật trung tâm làm nên thành quả lao động với những nét chấm phá tinh tế, tiêu biểu thể hiện tình cảm chân thành và sự am hiểu về vẻ bề ngoài người dân lao động miền biển: làn da ngăm rám nắng. Thân hình nồng thở vị xa xăm là cách nói gợi cảm thể hiện sự liên tưởng từ hình khối sang cảm giác được ngửi thấy, nếm thử. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Ông không những chỉ tả chân thực về họ mà còn thổi cho họ một sức mạnh phi thường với niềm tin tưởng, sự cảm phục về sự cường tráng và sức mạnh chinh phục thiên nhiên, ngang tầm vũ trụ. Chiếc thuyền- người bạn đồng hành được nhân hóa như những con người lao động biết mệt mỏi, nghỉ ngơi để nếm trải những hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lao động. c. Phác kể về hoàn cảnh của bản thân xa quê để thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ kể giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Nay xa cách…Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” + Tả về hương vị lao động làng chài chính là ông đã nhớ đến cháy lòng hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Dường như nỗi nhớ quê của ông không những bắt nguồn từ những gì ông nhìn thấy “nước xanh”, “cánh buồn vôi”, những gì ông mô tả, ông kể mà còn là những vị mùi thấm vào hơi thở, thớ thịt của người xa quê, còn là mùi vị xa xăm hắt về của biển cả. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống. 3. Đánh giá về vai trò của 3 phương thức biểu đạt trong bài thơ và khẳng định tính chủ yếu, bao trùm của cảm xúc. Nâng cao, bình luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh - Tế Hanh đã kể, tả không phải để chỉ kể tả, không phải để rườm rà câu chữ mà trong kể, tả đã có nỗi lòng, cảm xúc. Vì vậy ông đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào cách miêu tả, cách kể sự việc, sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn. - Tình yêu quê hương của ông không chỉ là những cảm xúc xáo rỗng mà còn là những việc, người cảnh, những hình ảnh gắn bó máu thịt, sự am hiểu về cuộc sống, con người lao động miền biển. Còn bắt nguồn từ những quan sát, trải nghiệm và cả trong hoàn cảnh đặc biệt xa quê. - Tình yêu quê hương ấy còn được biến thành những hành động cụ thể của một người con làng chài: Ông là một trong nhà thơ trong phong trào thơ Mới với những sáng tác mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau 1945, những sáng tác của ông vẫn thể hiện sự nhớ thương quê hương miền nam da diết và khát khao, tin tưởng đất nước thống nhất “Tôi sẽ về nơi tôi hằng mong ước….”. Ông đã được tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996. Chúng ta trân trọng, tự hào về những người con như thế. - HS liên hệ

Câu hỏi: Nhân vật trữ tình là gì?

Lời giải:

Nhân vậttrữ tình[tiếng Nga :liricheskyi geroi]là hình tượng nhà thơ trongthơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình [một chùm thơ, toàn bộtrường cahay toàn bộ sáng tác thơ] như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung [mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩmtự sựhaykịch].

Hiện có những tranh cãi về khái niệm nhân vật trữ tình. Thông thường, người ta xem nhân vật trữ tình là hình tượng khái quát như một tính cáchvăn họcđược xây dựng trên cơ sở lấy các sự thật của tiểu sử tác giả làmnguyên mẫu. Đó là một “cái tôi” đã được sáng tạo ra. Ý kiến khác nhấn mạnh rằng cùng với hình tượng ấy, nhà thơ cũng thổ lộ tình cảm thật chân thành của mình trong những tình huống trữ tình, vàngười đọckhông lầm khi tin những tình cảm ấy là thật. Tuy vậy, không được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tĩnh với tác giả, bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” [Bê-lin-xki], nhà thơ đã tự nâng mình lên trên đời thường cá biệt.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về một số tác phẩm thơ trữ tình nhé!

1. Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.

Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.

Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với một hương vị khác: Hương ổi.

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

"Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sửng sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.

Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.

Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội và

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Dòng sông không còn cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vừa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ được nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng:

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa không còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

"Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi "sang thu", con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Xưa nay, mùa thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".

Bài thơ kết câu theo một trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của người thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Bài thơ ngắn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

2. Cảm nhận bài thơ Ánh trăng

Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc rơi vào những vùng tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bày. Ánh trăng của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Nó không xuôi chiều, phẳng lặng nữa. Tính chất tâm sự, đời tư có ý nghĩa như một hối hận, ăn năn tạo nên con sóng ngầm đằng sau một câu chuyện kể.

Câu chuyện kể trong thơ, cũng là một cách cấu tứ của văn xuôi, hấp dẫn chúng ta một cách bất ngờ từ khả năng dựng cảnh. Cảnh mất điện ở thành phố mà gặp ánh trăng tròn. Nay đã gặp xưa, trong một bối cảnh mà con người rất khó ngoảnh mặt quay lưng như thế.

Ba khổ thơ đầu bởi vậy mới như một hồi tưởng, hồi tưởng về cái đã quên tưởng chừng thời gian đã xoá nhoà tất cả. Quá khứ tưởng đã quên hiện về trong hai cái mốc. Cả hai đều xuất phát từ cái nhìn đánh thức. Sự thức dậy đến xôn xao, ấy là một thời thơ trẻ:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Cả một hệ thống những đồng, sông, biển gọi một vùng không gian quen thuộc của tuổi ấu thơ, nó cứ mở rộng dần ra cùng với thời gian lớn dần lên của đứa trẻ. Nhưng cái chính là nó diễn tả một nỗi niềm sung sướng đến hả hê được chan hoà, ngụp lặn trong cái mát lành của quê hương như dòng sữa ngọt. Ba chữ với giàu có biết bao như một mối ân tình. Cái thế bè đôi thật quấn quýt chia sẻ, cảm thông, dìu đỡ con người, và đồng hay sông, rồi biển như những người bạn vô tư.

Ở hai câu đầu không thấy nói đến vầng trăng. Thì ra cái thứ ánh sáng bàng bạc lúc này nó cũng để nhớ, để quên như khí trời hít thở. Chỉ đến khi lớn lên, cái ánh sáng mơ hồ kia mới neo đậu vào trí nhớ con người khi phải xa cách quê hương. Vầng trăng đối với người cầm súng ở trong rừng đã thay thế cho tất cả, cả đồng, sông, biển để trở nên một người bạn đồng hành, thành "vầng trăng tri kỉ". Như vậy là tuổi thơ như một chớp mắt đã qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ nhưng chung thuỷ. Nó đã gieo hạt vào tâm hồn người lính và tường như nó sẽ mãi mãi xanh tươi:

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.

Đoạn thơ nếu lách khỏi toàn bài sẽ có cảm giác hụt hẫng chơi vơi. Tuy hai câu đầu là khá hay khi nhà thơ so sánh sự ngang hàng của sự tri âm giữa hồn người với cây cỏ [mà cây cỏ, thiên nhiên ấy chính là đồng, là sông, là biển ở khổ đầu], hai câu cuối dường như chỉ là một lời "nói thêm", thêm vào một cái gì đã đủ đầy, đã nặng sâu ở hai câu trước. Nhưng sự thực, đó là chiếc cầu nối ngôn từ, vừa khép lại vừa mở ra, tạo nên sức bật cho khổ thơ thứ ba tiếp nối:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Hiện tượng tâm lí mà cũng là đạo lí này thường vẫn xảy ra khi nay đã khác xưa, hoàn cảnh sống của con người thay đổi. Bởi thế, ca dao mới lên tiếng hỏi từ lâu: "Thuyền ơi có nhớ bến chăng" ? Trong thơ Tố Hữu, nhân dân Việt Bắc ở lại cũng băn khoăn một tâm trạng ấy khi tiễn đưa cán bộ về xuôi :

Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đêm, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Những câu thơ đã cũ, nhưng tính thời sự vẫn còn, vẫn chờ đợi chúng ta những lời giải đáp. Và quả thật trong bài thơ của Nguyễn Duy, sự giải đáp là rất đáng buồn. Câu hỏi thì thiết tha như tiếng khèn, tiếng sáo [như trong bài Việt Bắc] mà không có hồi âm!

Thay cho ánh trăng đó là cửa gương, ánh điện. Nhưng có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng ? Vầng trăng tình nghĩa của ngày xưa đã không còn nguyên vẹn như xưa, thậm chí còn đáng trách hơn nhiều, nó chỉ là người khách qua đường xa lạ bởi tình cảm con người đâu còn son sắt thuỷ chung? Câu thơ thật nhức nhối, xót xa, bởi sự phản bội, ở đây không chỉ với lịch sử, với thiên nhiên mà còn với chính bản thân mình nữa.

Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một tâm thế không ngờ. Sống giữa nơi phố phường, mấy ai còn nghĩ đến một vầng trăng hoài cổ:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.

Vầng trăng đến thật đột ngột. Ấn tượng về sự đột ngột này ở tình thế đã đành, còn đột ngột ở khía cạnh chân dung của "người mới đến", về tình thế, ánh sáng của vầng trăng đối lập với ánh sáng, nhất là ở phía chân dung. "Vầng trăng tròn" vẫn đầy đặn, vẫn nguyên vẹn như xưa. Nó trang trọng, nó thuỷ chung như ngày xưa. Điều quan trọng hơn chăng là nó làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn khác trước ?

Trăng lãng du và con người lãng quên đã gặp nhau trong một phút tình cờ. Con người không còn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế ở đây là tư thế đối mặt: mặt người và mặt trăng, khuôn mặt của hai linh hồn sống :

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng.

"Rưng rưng" diễn tả nỗi xúc động đến không nói được bằng lời, ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Một tình cảm chừng như nén lại nhưng nó cứ trào ra đến thổn thức, đến xót xa chính là tâm trạng ấy. Cuộc gặp gỡ không "tay bắt mặt mừng", nó đã lắng xuống ở độ sâu cảm nghĩ. Trăng thì vẫn vô tư, phóng khoáng, độ lượng biết bao, như "bể", như "rừng" mà con người thì phụ tình phụ nghĩa. Trước cái nhìn sám hối của nhà thơ, vầng trăng một lần nữa, như gợi lên bao cái "còn" mà con người tưởng như đã mất. Nhịp thơ hối hả, dâng trào khi trăng đã trả lại cho người tất cả. Cái quý nhất mà nó trả lại ấy là tình người, một tình người dào dạt "như là đồng là bể - như là sông là rừng".

Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Hai gương mặt đối diện nhau ở đây làm người đọc nhớ đến cái giây phút "Mặt nhìn mặt càng thêm tươi" của tình yêu mới bén giữa Kim Trọng với Thuý Kiều. Nghĩa là nó lấp lánh bao điều không dễ nói. Tuy nhiên, cái vô tư mà vầng trăng trả lại, nhà thơ chỉ dám nhận vẻ một nửa của sự vô tư. Nửa còn lại kia dành cho những ăn năn dại dột của sự "vô tình":

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song. Đối lập giữa "tròn vành vạnh" nghĩa là sự đầy đặn của vầng trăng với cái hụt vơi của kẻ "vô tình". Đối lập giữa cái im lặng của ánh trăng [im phăng phắc] và con người thức tỉnh. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xội. Và sự bừng thức của con người, trong trường hợp đó không thể nào quên, vì nó là tiếng nói bên trong, của chính lòng mình khi lương tâm mỗi người mách bảo.

Bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta đôi khi để mất.

Video liên quan

Chủ Đề