Nhập vai nhân vật kể lại truyện thuyết

Bài 2: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

-   Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Trong cuộc đời có những chuyện kì lạ. Ta may mắn được chứng kiến câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương. Hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe chuyên ngày xưa Ngài đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

  Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, triều đình vô cùng lo lắng. Nhà vua cử ta đi khắp nơi kêu gọi người tài đánh đuổi quân thù. Khi ta đến kêu loa ở làng Gióng thì có bà cụ ngập ngừng gọi ta vào nhà. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong nhà chỉ có chú bé chừng ba tuổi, trông rất khôi ngô. Chú bé cất giọng nói:

- Người về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một bộ áo giáp bằng sắt, ta sẽ đánh tan quân giặc này.

  Ta choáng váng trước những lời nói ấy. Cậu bé này thì đánh sao nổi giặc? Nhưng thấy thái độ nghiêm túc của cậu bé, ta ngạc nhiên vô cùng. Ta lân la hỏi thăm hàng xóm bà con kể rằng, và được họ cho biết về gia cảnh nhà cậu bé. Hai ông bà vốn nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái nhưng sống rất lương thiện, phúc hậu. Một hôm, bà lão ra thăm đồng, thấy một vết chân rất to bèn ướm thử vào thế rồi có mang. Hai ông bà mừng lắm. Mười hai tháng thai nghén bà mới sinh. Kì lạ thay, đứa bé đẹp đẽ đáng yêu nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm nay nó đã ba tuổi mà mọi sự vẫn không thay đổi.
Chắc đúng là người nhà trời xuống giúp nước ta rồi. Ta vội trở về tâu trình lên nhà vua. Người nửa tin nửa ngờ song vẫn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được mời về cung để kịp rèn một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt và một cây gậy sắt lớn.

  Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước vô cùng nguy ngập. Ta tuân mệnh vua mang đến các thứ cậu bé yêu cầu. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình không phải là một cậu bé mà là chàng thanh niên khỏe mạnh. Chàng vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một bụi tre đầu ngõ.

- Lạy mẹ, con đi!Chàng nói rồi ra roi, ngựa tung bờm phi thẳng đến chỗ quân giặc. Khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy [sau này được gọi là tre đằng ngà]. Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ [bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng].

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng, roi sắt vung lên một lần thì đã có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ, định hò nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, chàng vươn mình nhổ bật lên, quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã không còn một mống. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, chàng cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, rồi cùng ngựa sắt từ từ cất mình bay vào không trung.

  Nhà vua về thăm làng Gióng, được dân làng kể: từ sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp com gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai hóa thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đánh tan giặc rồi về trời, Nhà vua phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm mở hội rất to. Năm nào ta cũng đến hội để tỏ lòng ngưỡng mộ chàng, người anh hùng của nhân dân.

I - Nội dung lý thuyết

Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không? 

II - Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. 

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.

- Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

III - Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh.

- Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất [xưng "ta", nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua].

- Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

- Kể theo diễn biến chính của truyện gốc, có sáng tạo thêm [lời kể, một số chi tiết,...].

- Tập trung khai thác thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.

IV - Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a] Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng

Khi đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất. Tuy nhiên, em có thể chọn những từ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,... của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.

b] Chọn lời kể phù hợp

- Khi kể lại chuyện trong vai một nhân vật cụ thể, em cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp [cách xưng hô, dùng từ ngữ,...].

- Tính chất lời kể vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,... cũng cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

c] Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc.

- Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.

- Có thể tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

d] Lập dàn ý

Sau khi đã chuẩn bị theo các bước như trên, hãy lập một dàn ý cho bài viết theo gợi ý dưới đây:

- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính:

  • Sự việc 1.
  • Sự việc 2.
  • Sự việc 3.
  • ...

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Nhất quán về ngôi kể: Trong bài này, em sẽ vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất để lể lại câu chuyện.

- Kể lại câu chuyện: Dựa vào truyện gốc [nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ,...] nhưng hãy cố gắng sáng tạo ở những chỗ cho phép [chi tiết hóa, cụ thể hóa những chỗ truyện gốc còn chung chung; gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện gia tăng việc miêu tả, bình luận, liên tưởng,...].

3. Chỉnh sửa bài viết

Gợi ý bài làm

Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện Cây khế.

      Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

       Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.” Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

       Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

        Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

       Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

       Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa. Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề