Nhiệm vụ của người học là gì

- Người học có trách nhiệm học tập và rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, và quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

- Người học có trách nhiệm tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục, chấp hành nghiêm các nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

- Những người học có trách nhiệm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

- Có nhiệm vụ tham gia lao động và các hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

- Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.

Quyền của người học được quy định tại Điều 81 và Điều 83 Luật giáo dục như sau:

Đối với trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non:

- Được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan; Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng và nhiều dịch vụ khác theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ.

Đối với người học trong các cơ sở giáo dục khác:

- Người học được giáo dục, học tập, tạo điều kiện để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được đảm bảo môi trường học tập an toàn, lành mạnh.

- Được cơ sở giáo dục, giáo viên, giảng viên và người khác tôn trong, bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

- Được cung cấp thông tin, tài liệu về việc học tập rèn luyện, được sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện của cơ sở giáo dụ để phục vụ cho việc học tập, văn hoá, thể dục, thể thao phù hợp vưới quy định của cơ sở giáo dục.

- Được tham gia vào các hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục; được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học; được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

- Được hưởng các chính sách trong học tập như học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật; các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

2. Quy định về người học theo Luật Giáo dục nghề nghiệp

Người học đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông hay cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đều có những quyền và nghĩa vụ chung như trong Luật Giáo dục quy định. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi chương trình đào tạo đã dẫn tới những đặc điểm riêng trong quy định đối với người học của từng chường trình giáo dục. 

Theo quy định tại Luật Giáo dục Nghề nghiệp, cụ thể là Điều 59, khái niệm người học được định nghĩa như sau:

Người học là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Để hiểu hơn về các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Điều 40, quý bạn đọc có thể tra cứu tại Luật Giáo dục Nghề nghiệp hoặc tham khảo trực tiếp từ bài viết: Hoạt động tổ chức và giảng dạy của cơ sở giáo dục theo hình thức đào tạo thường xuyên tại mục số 2: 2. Khái quát về chương trình đào tạo thường xuyên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Quyền, nhiệm vụ của người học theo Luật Giáo dục Nghề nghiệp.

Quyền và nhiệm vụ của người học được quy định tại Điều 59 Luật Giáo dục Nghề nghiệp như sau:

Nhiệm vụ của người học:

- Người học có nhiệm vụ jọc tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Người học trong mọi cơ sở giáo dục đều phải có thái độ tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.

- Phải tích cự tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật (tham khảo nhiệm vụ của người học nói chung theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 tại Mục 1).

Quyền của người học:

- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân và được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.

- Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.

- Và các quyền khác theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học. Nghĩa vụ này được quy định tại Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Ngư­ời học tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà n­ước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền; trư­ờng hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

- Ngư­ời học tốt nghiệp các khóa đào tạo do ngư­ời sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo (theo quy định pháp luật Lao động về hoàn trả chi phí đào tạo).

4. Chính sách chung đối với người học theo Luật Giáo dục năm 2019

Theo quy định tại các Điều 84 đến Điều 88 Luật Giáo dục, các chính sách đối với người học được quy định bao gồm:

- Chính sách tín dụng giáo dục, tức là người học được ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn khi vay vốn để phục vụ mục đích học tập.

- Chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của người học theo quy định. 

- Chính sách miễn, giảm giá vé một số dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

- Chế độ cử tuyển - chế độ áp dụng đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

- Chế độ khen thưởng đối với người học có thành tích trong học tập, rèn luyện hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc.

5. Chính sách đối với người học theo quy định Luật Giáo dục Nghề nghiệp

Các chính sách đối với người học được quy định từ Điều 62 đến điều 64 Luật giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Các chính sách về học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật Giáo dục (hoạc mục 4 nêu trên). Trong đó, chính sách miễn học phí được Nhà nước áp dụng cho những người học sau đây:

+) Người học theo học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng hoặc là thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; là người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi n­ương tựa.

+) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp:

+) Người học theo học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề tuy khó tuyển sinh nhưng xã hội lại có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định hoặc người học theo học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ

- Chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo: Trường hợp người học là phụ nữ học lao động nông thông được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng.

- Chính sách tuyển thẳng: Nhà nước có chính sách tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập đối với học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi.

- Chính sách nội trú: Chính sách này được áp dụng đối với người học dưới đây khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng:

+) Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;

+) Người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo;

+) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Chính sách bảo lưu kết quả học tập: Áp dụng cho người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm. Thời gian bảo lưu kết quả không quá 05 năm.

- Chính sách sau khi tốt nghiệp: Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách theo quy định tại khoản 8 Điều 62 như sau:

 

a) Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;

b) Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.

- Chính sách đối với người học để đi làm việc ở nước ngoài: Nhà nước có các chính sách sau:

+) Tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động để đưa đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.

+) Trường hợp người đang học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học tập. Thời gian được bảo lưu không quá 05 năm.

Chính sáhc đối với người đạt giải trong các kỳ thi tay nghề:

- Khen thưởng theo quy định đối với người đạt giải trong các kỳ thi tay nghề quốc gia, thi tay nghề khu vực ASEAN hoặc thi tay nghề quốc tế.

- Tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải đối với người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia có bằng tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của pháp luật.

- Tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải đối với người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của pháp luật.

Do đặc thù của mỗi chương trình đào tạo, giáo dục khác nhau nên bên cạnh điểm tương tự về các chính sách chung thì mỗi bậc học, phổ thông hay giáo dục nghề nghiệp đều có những chính sách riêng cho người học thuộc từng bậc học. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Quyền của người học là gì?

Quyền của người học: - Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân và được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện. - Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Người học là gì?

Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Người học có quyền lợi gì?

Khi đang theo học nếu người học đủ điều kiện thì có quyền được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông là gì?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. 2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.