Nhiệm vụ của to chuyên môn tiểu học

- Tổ chuyên môn là tổ giáo viên giúp Hiệu trởng điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ s phạm trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.Điều lệ trờng phổ thông - Theo giáo trình bồi dỡng Hiệu trởng trờng THCS - tập 3, bài 14:Quản lý hoạt động dạy và học ở trờng THCS - trang 31 có viết: Tổ chuyên môn là tổ giáoviên cùng môn hoặc liên môn có liên quan. Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý, Hiệu trởng dựa vào đó để quản lý nhiều mặt nhng cơ bản nhất là hoạt động dạyhọc của giáo viên.ở trờng THCS tổ chuyên môn đợc tổ chức theo môn học hoặc nhóm môn thành tổ khoa học Tự nhiên, tổ khoa học Xã hộiMỗi tổ chuyên môn có một tỉ trëng vµ mét tỉ phã do HiƯu trëng chØ định và giao trách nhiệm.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn. 2.1.Vị trí, vai trò của tổ chuyên mônTrờng học là một hệ thống phức tạp, tổ chuyên môn là một phần tử của hệ thống đó. Tổ chuyên môn là một nút tin trong hệ thống thông tin trờng học. Đồngthời tổ chuyên môn là tổ chức chuyên môn quan trọng, là hạt nhân quan trọng của hoạt động dạy học và giáo dục. Nó có vai trò quyết định chất lợng giáo dục và đàotạo.

2.2. Chức năng của tổ chuyên môn.

Trong trờng phổ thông tổ chuyên môn có những chức năng cơ bản sau: Chức năng thứ nhất là quản lý: Bao gồm quản lý chuyên môn, nghiệp vụ,ngày công Cụ thể là quản lý việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh; quản lý đội ngũ giáo viên; tổ chức xây dựng, bồi dỡng tập thể giáo viên đoàn kếtvừa có năng lực vừa có phẩm chất. Tổ chuyên môn phải biết khai thác sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên. Đồng thời tổ chuyên môn còn phải quản lý cụ thể ngày côngcủa giáo viên, giờ giấc sinh hoạt của mọi thành viên trong tổ.Chức năng thứ hai là điều hành: Giúp Hiệu trởng điều hành các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong cơ cấu tổ chức trờng học tổ chuyên môn là cầu nốigiữa lãnh đạo và giáo viên.Chức năng thứ ba là phối hợp tay giữa chuyên môn, công đoàn và chủ nhiệm lớp theo tài liệu: Giáo trình bồi dỡng Hiệu trờng THCS.5Theo điều lệ trờng Trung học, điều 14 thì tổ chuyên môn có 3 nhiệm vụ chính sau:a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hớng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chơng trình vàcác quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.b. Tổ chức bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lợng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trờng.c. Đề xuất khen thởng, kỷ luật đối với giáo viên. Đồng thời điều lệ trờng Trung học cũng quy định rõ: Tổ chuyên môn sinhhoạt 2 tuần 1 lần.3. Hiệu trởng chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. 3.1. Công tác tổ chức: Hiệu trởng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theonguyên tắc trực tuyến. a. Xây dựng đơn vị tổ: Tuỳ theo tình hình thực tế số lợng giáo viên Hiệu tr-ởng có thể quyết định thành lập các đơn vị tỉ: tỉ khoa häc Tù nhiªn, tỉ khoa häc X· hội, tổ Sinh - Thểb. Bổ nhiệm tổ trởng: Căn cứ vào chức năng quyền hạn Hiệu trởng bổ nhiệm tổ trởng chuyên môn dựa theo tiêu chuẩn sau:- Là ngời có năng lực chuyên môn, đã từng đạt giáo viên giỏi ít nhất là giáo viên giỏi cấp trờng để có khả năng làm trọng tài chuyên môn.- Ngời có năng lực tổ chức điều hành. - Tận tuỵ với công việc, có phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp tốt.- Ngời có khả năng giáo dục giáo viên, học sinh.3.2. Phân công giảng dạy dựa trên sự sắp xếp của tổ. 3.3. Nắm vững đặc trng của từng tổ để có kế hoạch chỉ đạo phù hợp.3.4. Giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch. 3.5. Hớng dẫn tổ chuyên môn xây dựng hồ sơ, các loại hồ sơ nh: sổ kếhoạch, sổ phân công theo dõi dạy thay, sổ biên bản, sổ sáng kiến kinh nghiệm, các văn bản về chuyên môn.

HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐÌNH SỐ 1

Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết qủa giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học,... một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - học tập. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chiụ trách nhiệm trước hiệu trưởng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.

Để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả người tổ trưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng sau:

a/ Nhiệm vụ của tổ trưởng CM:

- Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của trong khối lớp.

- Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.

- Kết hợp với hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

- Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.

- Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.

b/ Chức năng của tổ trưởng chuyên môn:

- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.

- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy hoc.

- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu.

- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự  bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.

- Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn.

- Tập huấn công tác giảng dạy, giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, chế độ chấm và cho điểm, đánh giá, xếp loại HS....

- Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục.

Để đưa chuyên môn của tổ ở trường học đi lên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin đưa ra các nội dung công việc sau:

1. Định hướng công việc cần làm ở tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học: Ghi cụ thể chi tiêu, biện pháp phù hợp. (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)

- Củng cố Phong trào thi đua "Hai tốt", cuộc vận "Hai không" với 4 nội dung, "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", Tổ chức học tập chuẩn kiến thức - kĩ năng, học tập thông tư 32/ BGD - ĐT, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Thực hiện kiểm tra chuyên đề về soạn bài, phong trào vở sạch chữ đẹp, chấm chữa bài của giáo viên, dạy 2 buổi/ngày, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức, kĩ năng sống của học sinh)

- Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn (vào chiều thứ tư tuần thứ 3,4 của tháng)

- Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.

- Đề xuất tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công, phê bình, nhắc nhở những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.

2. Công việc cụ thể tuần, tháng ở tổ chuyên môn:

Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:

- Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, tổ trưởng phải nắm được tiến độ thực hiện chương trình từ đó thường xuyên động viên, nhắc nhở giáo viên: Soạn, giảng bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT, chấm chữa bài đầy đủ, kịp thời, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Tổ trưởng phải theo dõi, nắm bắt nền nếp lớp để kiểm tra, uốn nắn kịp thời.

- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng phải chuẩn bị nội dung họp cụ thể. Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của tổ. Vì thế, các tiết thao giảng, bài dạy khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên trong tổ phải nghiên cứu, chuẩn bị trước ý kiến phát biểu, giúp cho buổi sinh hoạt chuyên môn đạt kết quả cao hơn.

- Tổ trưởng phải thường xuyên vận động, nhắc nhở các đồng chí trong tổ áp dụng CNTT vào dạy học.Tham gia viết tin, bài về: trao đổi chuyên môn, giáo án điện tử, sáng kiến kinh nghiệm gửi lên trang Websibe.       

3. Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần:

- Phải làm cho đội ngũ luôn luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may rủi ro , hoạn nạn...

            - Luôn chuẩn bị nội dung họp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống, dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp đặc biệt khai thác ứng dụng CNTT, để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt kết quả cao.

- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua ban giám hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

- Ngoài các tiết dự giờ theo quy định, phải tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách, kế hoạch tổ chuyên môn, phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của tổ chuyên môn.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

- Rút kinh nghiệm tuyên dương, kiểm điểm cá nhân qua hàng tháng.

- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát và thực tiễn.

Ngoài những yêu cầu trên, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên sâu có liên quan đến chuyên môn. Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và sự hổ trợ của BGH. Người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động trong công tác làm chất lượng từ học sinh đến giáo viên.

Trong công cuộc trồng người, chuyên môn là công tác quan trọng nhất trong nhiệm vụ dạy học của nhà trường. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để làm cầu nối trong việc giảng dạy. Muốn nề nếp chuyên môn của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ. Tuy nhiên tổ trưởng phải là người năng động, nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong các buổi sinh hoạt tổ thì mới đạt được kết quả tốt. 

Nhiệm vụ của to chuyên môn tiểu học
  Sơ đồ tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Nhiệm vụ của to chuyên môn tiểu học


Nhiệm vụ của to chuyên môn tiểu học
Hình ảnh tại các buổi sinh hoạt chuyên môn