Nhiệt độ cơ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của động vật

Bài 3 trang 81 Sách bài tập (SBT) Sinh 11: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào ?

Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào ?

Nhiệt độ cơ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của động vật

– Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn… giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

– Đối với động vật hàng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ thì động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét.


   Nhiệt độ được xem là yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật. Nhiệt độ đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống, sự  sinh  trưởng,  phát  triển,  tình  trạng  sinh  lý,  sự  sinh  sản,  do  đó  có  ảnh hưởng đến sự biến động số lượng và sự phân bố của động vật.

– Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ môi trường đến sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi ở một chừng mực nào đó, sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể vượt ra khỏi giới hạn thích hợp sẽ làm tăng hay giảm cường độ chuyển hóa và gây rối loạn trong quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Khi nhiệt độ hạ thấp xuống tới một mức độ nào đó, đầu tiên là làm ngưng trệ chức năng tiêu hóa, sau đó đến chức năng vận động, rồi đến tuần hoàn và sau cùng là hô hấp. Tuy nhiên ở một số loài động vật, nhất là động vật biến nhiệt có khả năng sống tiềm sinh khi nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao, tuy vậy khi chế độ nhiệt trở lại bình thường thì các quá trình sinh lý cơ bản của các loài động vật nói trên sớm trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

– Ảnh hưởng gián tiếp là nhiệt độ có thể tác động lên động vật như một loại tín hiệu, tín hiệu nhiệt độ có thể làm thay đổi điều kiện phát triển, sinh sản và sự hoạt động của động vật.

   Khi  nghiên  cứu  động  vật  trên  các  vùng  khác  nhau  của  trái  đất người ta nhận thấy động vật cũng có đặc trưng thích nghi hình thái để bảo vệ  khỏi  sự  tác  động  của  nhiệt  độ  không  thích  hợp.  Bằng  phương  pháp thống kê sinh học, người ta đưa đến một số qui luật quan hệ giữa nhiệt độ và thích nghi hình thái ở các loài động vật có xương sống hằng nhiệt (đẳng nhiệt) gần gũi về quan hệ phân loại.

–  Quy  luật  Bergman:  Trong  giới  hạn  của  loài  hay  nhóm các  loài gần gủi đồng nhất thì những cá thể có kích thước lớn hơn thường gặp ở những vùng lạnh hơn (hay những cá thể phân bố ở miền bắc có kích thước lớn hơn ở miền nam), các loài động vật biến nhiệt (cá, lưỡng thể, bò sát …) thì ở miền nam có kích thước lớn hơn ở miền bắc. Quy luật này phù hợp với quy luật nhiệt động học: Bề mặt cơ thể động vật bình phương với kích thước của nó. Trong lúc đó khối lượng tỉ lệ với lập phương kích thước. Sự mất nhiệt tỉ lệ với bề mặt cơ thể và như vậy tỉ lệ đó càng cao, tỉ lệ bề mặt với khối lượng càng lớn, có nghĩa là cơ thể động vật càng nhỏ. Động vật càng lớn và hình dạng cơ thể càng thon gọn thì càng dễ giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, động vật càng nhỏ quá trình trao đổi chất càng cao. Chẳng hạn,  chim cánh  cụt  (Aptenodytes  forsteri)  ở  Nam  Cực  có  chiều  dài  thân 100   –   120cm,   nặng   34,4   kg,   trong   khi   một   loài   khác   gần   với   nó (Spheniscus mendiculus) ở xích đạo chỉ có chiều dài thân 44,5 cm, nặng 4,5 – 5,0 kg. Hoặc như chiều dài trung bình của đầu thỏ (Lepus timidus) ở Hà Lan dài 70 -73 cm, ở bắc Liên xô cũ dài 77,8 cm, ở bắc Siberi dài 87,5 cm.  Nhiều  loài  lưỡng  cư,  bò  sát…có  kích  thước  lớn  thường  gặp  ở  vĩ  độ thấp hơn so với các nơi ở vĩ độ cao.

–  Quy  luật  Allen:  Quy  luật  này  thường  gặp  hơn  quy  luật  trên. D.Allen  (1977)  cho  rằng  càng  lên  phía  bắc  các  cơ  quan  phụ  của  cơ  thể (các bộ phận thò ra ngoài : Tai – chân – đuôi – mỏ) càng thu nhỏ lại. Một ví dụ điển hình là cáo Sahara có chân dài, tai to, cáo Châu Âu thấp hơn và tai ngắn hơn, còn cáo sống ở Bắc Cực tai rất nhỏ và mõm rất ngắn.

– Quy luật phủ lông: động vật có vú ở vùng lạnh có bộ lông dày hơn so với đại diện cùng lớp đó sống ở vùng ấm. Ví dụ hổ Siberi so với hổ Ấn Độ hay   Malaysia có lông dày và lớn hơn nhiều. Điều này cũng phù hợp với quy luật Bergman. Sự thích nghi này cũng một phần nào phù hợp với động vật có vú sống ở những vùng rất khô hạn. Bộ lông dày làm giảm sự mất nước của cơ thể bằng con đường bốc hơi.

   Nhiệt  độ  ảnh  hưởng  đến  các  hoạt  động  sinh  lý  của    động  vật. Chẳng hạn như đối với tốc độ tiêu hóa: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của ấu trùng mọt bột lớn (Tenebrio molitor) ở giai đoạn 4, ở nhiệt độ cao (360C) ăn hết 638mm2  lá khoai tây nhưng nếu ở  nhiệt  độ  hạ  thấp  xuống  (160C)  thì  chỉ  ăn  hết  215mm2  lá  khoai  tây.  Ở nhiệt  độ  250C  mọt  trưởng  thành  ăn  nhiều  nhất  và  ở  nhiệt  độ  180C  mọt ngừng ăn.

Hương Thảo – theo giáo trình sinh thái học

Mỗi loài động vật sẽ có những điều kiện môi trường sinh trưởng là khác nhau, tuy nhiên cũng sẽ có những yếu tố nhất định quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại động vật. Do vậy, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Sinh trưởng và phát triển ở động vật là gì?

Sinh trưởng được hiểu là hiện tượng cơ thể động vật tăng trưởng về mặt kích thước do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Phát triển của cơ thể động vật được hiểu là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát triển sinh thái các cơ quan và cơ thể động vật.

Dựa vào đặc điểm của giai đoạn hậu phôi, người ta có thể chia ra phát triển thành hai kiểu đó là: Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái, đã bao gồm phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

Biến thái hay còn được hiểu là sự biến đổi, thay đổi đột ngột về mặt hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.  Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở các loại động vật mà người ta chia thành các loại phát triển khác nhau, theo đó:

– Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà trong đó con non sẽ có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. Phát triển không qua biến thái có ở đa số các loại động vật khó xương sống như: gà, chó, mèo…

– Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng sẽ có hình dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác biệt so với giai đoạn trưởng thành, trải qua giai đoạn từ trung gian ấu trùng sẽ dần biến đổi thành con trưởng thành. Đây là kiểu biến đổi đặc trưng thường thấy ở ong, muỗi, ếch…

– Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, sẽ phải trải qua nhiều lần lột xác, dần dần ấu trùng sẽ biến đổi thành con trưởng thành. Đây là kiểu phát triển đặc trưng thường có ở châu chấu, ve sầu, gián…

Nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật thì được chia thành nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong.

1/ Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vậy gồm có 3 yếu tố chủ yếu đó là:

– Yếu tố di truyền: Hệ gen chi phối đế tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và sự phát triển của loài động vật đó

– Yếu tối giới tính: Ở mỗi thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái sẽ có sự chênh lệch, không giống nhau.

– Yếu tố hooc môn sinh trưởng phát triển

Theo đó các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thì luôn được điều hòa bởi các hooc môn như: Hooc môn sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen, cụ thể:

+ Hooc môn sinh trưởng: Là loại hooc môn được sản xuất ở tuyến yên, có tác dụng chính là kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua quá trình tăng tổng hợp protein, kích thích phát triển của xương.

+ Tiroxin: Là loại hooc môn được sản xuất ở tuyến giáp, có tác dụng là làm tăng kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình tình sinh trưởng bình thường của cơ thể, riêng đối với lưỡng cư tiroxin thì có tác dụng gây biến biến nòng nọc thành ếch.

+ Hooc môn Ơstrogen: Đây là loại hooc môn được sản xuất tại buồng trứng, có tác dụng chính là kích thích sự sinh trưởng và phát triển mạnh trong giai đoạn dậy thì do tăng quá trình phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

+ Hooc môn Testosteron: Loại hooc môn được sản xuất ở tinh hoàn, với tác dụng chính là kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp, đồng thời tăng tổng hợp protein và phát triển cơ bắp.

Ở động vậy không xương sống thì các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng sẽ là hooc môn Ecđison và Juvenin, cụ thể:

+ Hooc môn Ecđison: Là loại hooc môn đươnc sản sinh ử tuyến trước ngực, có tác dụng chính là gây lợt xác ở các loài sâu bướm, đồng thời kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

+ Hooc môn Juvenin: Là loại hooc môn được sản sinh từ thể allara, tác dụng giúp kích thích sự lột xác ở sâu bướm, gây ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm.

2/ Các nhân tố bên ngoài

– Thức ăn: Thức ăn là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình sinh trưởng của động vật, nếu thiếu protein thì động vật sẽ rơi vào trạng thái gầy yếu và chậm lớn, dễ mặc bệnh. Thiếu vitamin thì sẽ gây ra bệnh còi xương chậm lớn.

Trường hợp ăn quá nhiều thì có thể sẽ rơi vào trạng thái béo phì.

– Nhiệt độ: Mỗi loài động vật khác nhau sẽ sinh trưởng và phát triển ở mức nhiệt độ môi trường khác nhau, nếu quá cao hoặc quá thấp thì đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.

Theo đó, động vật được chia là hai loại là:

+ Động vật biến nhiệt: Đây là loại động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên thường chịu tác động mạnh mẽ khi nhiệt độ môi trường đột biến mạnh

+ Động vật đẳng nhiệt: Là loại động vật có thân nhiệt ổn định ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường sống.

– Ánh sáng: Ánh sáng cung cấp vitamin D, ảnh hưởng đến nhiệt độ rồi qua đó tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở đọng vật

– Cải tạo giống. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, bằng biện pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo…để tạo ra các loại giống vật nuôi cho năng suất cao và thích nghi được với điều kiện ở từng vùng khác nhau.

– Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển như thức ăn, vệ sinh ao chuồng…

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.