Nhiệt độ kí hiệu là gì

Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến hiện nay, ngày nay có khá nhiều đơn vị đo nhiệt độ được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, tùy vùng miền mà sử dụng các đơn vị đo nhiệt độ khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu một số đơn vị đo nhiệt độ phổ biến như độ C, độ F, độ K..

Mục Lục

  • 1 Các đơn vị đo nhiệt độ từ đâu mà có ?
  • 2 Cách đổi Các đơn vị đo nhiệt độ như thế nào ?

Fahrenheit : hay độ F, là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit [1686–1736]. Fahrenheit phát triển thang nhiệt độ của ông sau khi viếng thăm nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên mà trong đó ông sử dụng hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7,5 độ, điểm sôi là 60 độ, và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer. Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết [ở 32 °F] và điểm chuẩn thứ ba là “thân nhiệt của một người khỏe mạnh” [ở 96 °F].. Thang nhiệt độ Fahrenheit đã được sử dụng khá lâu ở Châu Âu, cho tới khi bị thay thế bởi thang nhiệt độ Celsius. Ở Mỹ, hệ thống Fahrenheit vẫn là hệ thống được chấp nhận là chuẩn cho mục đích phi khoa học. Mọi quốc gia khác đã áp dụng thang nhiệt độ chính là Celsius. Fahrenheit đôi khi vẫn được thế hệ cũ sử dụng, đặc biệt là để đo nhiệt độ ở các mức cao.

Độ Celsius: [°C hay độ C] là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius [1701–1744]. Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ C [212 độ Fahrenheit] là nước sôi và 0 độ C [32 độ Fahrenheit] là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu [standard atmosphere] vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và 100 là nước sôi. Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông. Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ “bách phân” cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Nhiệt kế dùng độ C và F

Độ Kelvin:[ hay độ K ] Trong hệ thống đo lường quốc tế, kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được kí hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin [1K] bằng một độ trong nhiệt giai Celsius [1 °C] và 0 °C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.

Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác0K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ. Ngay cả những trạng thái vật chất rất lạnh như ngưng tụ Bose-Einstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0K. Quan sát này phù hợp với nguyên lý bất định Heisenberg; nếu vật chất ở chính xác 0K, luôn tìm được hệ quy chiếu trong đó vận tốc chuyển động của chúng là 0 và vị trí không thay đổi, nghĩa là đo được chính xác cùng lúc vị trí và động lượng của hệ, vi phạm nguyên lý bất định.Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 546K

Các đơn vị đo nhiệt độ

Cách đổi Các đơn vị đo nhiệt độ như thế nào ?

ĐỔI °F SANG °C VÀ NGƯỢC LẠI:

♦ Đổi °F sang °C:

°C = [°F – 32] / 1.8

Nghĩa là: Muốn đổi độ F sang độ C thì lấy số đo độ F trừ đi 32, rồi chia cho 1.8 [hay là nhân với 5 rồi chia cho 9].

♦ Đổi °C sang °F:

°F = °C × 1.8 + 32

Nghĩa là: Muốn đổi từ độ C sang độ F thì lấy số đo độ C nhân với 1.8 [hay là nhân với 9, chia cho 5] rồi cộng thêm 32.

ĐỔI TỪ °F SANG K [KELVIN] VÀ NGƯỢC LẠI :

♦Đổi từ °F sang K:

K = [°F – 32] / 1.8 + 273.15

Nghĩa là: Muốn đổi từ độ F sang K, ta lấy số đo độ F trừ đi 32, được bao nhiêu đem chia cho 1.8 rồi cộng với 273.15

♦Đổi từ K sang °F:

°F = [K – 273.15] × 1.8 + 32

Nghĩa là: Muốn đổi từ K sang độ F, ta lấy số đo K trừ đi 273.15, được bao nhiêu nhân với 1.8 rồi cộng với 32

ĐỔI TỪ °C SANG K [KELVIN] VÀ NGƯỢC LẠI :

♦Đổi từ K sang °C:

°C = K – 273.15

b/Đổi từ °C sang K:

K = °C + 273.15

Bảng so sanh Các đơn vị đo nhiệt độ

=======================Bộ chia tín hiệu 4-20mA=====Cảm Biến Báo Mức=============

Cám ơn các bạn hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cac don vi do nhiet do:

Mọi thông tin xin liên hệ :

Phones: 0989.825.950 Mr Quốc

mail :

Đăng nhập

Chủ Đề