Nhiệt năng la gì nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Có các cách nào làm thay đổi nhiệt năng?

Trả lời:

Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng:

+ Thực hiện công: Khi ta thực hiện công lên vật thì nhiệt năng của vật tăng.

Ví dụ: Cọ xát miếng đồng làm nhiệt năng của miếng đồng tăng.

+ Truyền nhiệt: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.

Ví dụ:

Thả miếng sắt vào lò than đang cháy, khi đó miếng sắt sẽ nóng lên và nhiệt năng của nó tăng.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 8 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu hỏi: Nhiệt năng là gì?

Lời giải:

Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng có bản chất là tổng của các động năng được tạo thành từ chuyển động hỗn loạn của các hạt cấu tạo. Những chuyển động này bao gồm chuyển động của khối tâm phân tử, dao động của các hạt cấu tạo với quỹ đạo lấy hạt nhân của nguyên tử làm tâm và chuyển động quay của các phân tử quanh khối tâm. Tổng các động năng phát sinh từ các chuyển động kể trên được gọi là nhiệt năng.


Cùng Top lời giải mở rộng thêm về nhiệt năng và tìm hiểu xem nhiệt năng và nhiệt độ có quan hệ như thế nào nhé!

1. Cách để làm thay đổi nhiệt năng là gì?

Để thay đổi nhiệt năng của một vật chúng ta thường có hai cách làm cơ bản.Đó chính là thực hiện công hoặc hoạt động truyền nhiệt. Nhiệt năng có thể sinh ra đồng thời khi vật thực hiện công. Chính vì điều đó, các nhà khoa học đã đưa ra cách làm này để ứng dụng. Truyền nhiệt cho vật sẽ giúp nhiệt độ của vật tăng lên.

Thực hiện công

Để làm tăng nhiệt năng của vật, người ta thường thực hiện công. Chúng ta làm cho vật chuyển động, hoặc tác động lực lên vật. Khi đó, vật sẽ tăng nhiệt độ hay nói cách khác là tăng nhiệt năng. Vật di chuyển, các phân tử cấu tạo nên vật cũng di chuyển nhanh hơn. Từ đó nhiệt độ của vật tăng lên không ngừng cho đến khi vật dừng lại.

Truyền nhiệt

Bên cạnh việc thực hiện công, truyền nhiệt cũng là cách để tăng giảm nhiệt năng của vật. Truyền nhiệt là một cách vô cùng đơn giản. Chúng ta chỉ cần khiến cho vật nóng lên mà không thực hiện công. Ví dụ để vật ngâm trong nước nóng. Nhiệt độ từ nước nóng truyền sang vật mà chúng ta không cần thực hiện bất cứ điều gì. Vật sẽ từ từ nóng lên. Nhiệt năng của vật cũng tăng lên đáng kể sau khi ngâm. Đây chính là một cách nhanh chóng để tăng nhiệt năng.

2. Nhiệt lượng là gì?

Nhiệt lượng được hiểu là một phần nhiệt năng mà vật sẽ nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.Nhiệt lượng của 1 vật phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào càng lớn và ngược lại.

- Độ tăng nhiệt độ: Khi nhiệt độ của vật càng tăng thì nhiệt là vật thu vào càng lớn

- Chất cấu tạo nên vật.

Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng có công thức tính:

Q = m.c.∆t

Trong đó:

- Q là nhiệt lượng mà vật tỏa ra hoặc thu về. Có đơn vị là Jun [J]

- m là khối lượng của vật, đơn vị kilogram [kg]

- c là nhiệt dung riêng của vật chất, đo bằng J/kg.K

- ∆t là độ tăng nhiệt của vật [ độ C hoặc K]

Nhiệt dung của 1 chất có thể cho bạn biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất tăng thêm 1 độ C. ∆t chính là độ thay đổi nhiệt độ. Hay nói cách khác dây chính là sự biến thiên nhiệt độ [Độ C hoặc K]:

∆t= t2-t1

∆t > 0: vật tỏa nhiệt

∆t < 0: vật thu nhiệt.

3. Ứng dụng của nhiệt năng trong cuộc sống

Để cuộc sống của con người tồn tại, năng lượng là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng cụ thể như:

- Điện năng: Gồm năng lượng của dòng điện do các phân tử điện chuyển động theo một hướng.

- Cơ năng: Đây là nguồn năng lượng của các chuyển động cơ học với 2 hình thức chuyển động là thế năng và động năng.

- Nhiệt năng: Là nguồn nhiệt được tạo ra do các phân tử của vật chuyển động.

Trong những năng lượng kể trên nhiệt năng là năng lượng được con người ứng dụng nhiều trong cuộc sống và sản xuất. Được ứng dụng để phục vụ cho nhiều nhu cầu của con người đó là:

- Ứng dụng trong các thiết bị như bếp ga, bếp từ,..

- Ứng dụng trong các thiết bị nóng lạnh, bình đun nước,…

- Ứng dụng trong sản xuất gối sưởi, lò sưởi, quạt sưởi,…

- Ứng dụng trong máy sấy, máy hút ẩm, tủ sấy,….

4. Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ

Nhiệt năng và nhiệt độ là hai khái niệm vật lý có sự liên kết và phụ thuộc lớn nhau vô cùng chặt chẽ. Nhiệt năng là tổng động năng phát sinh từ chuyển động của nguyên tử và các hạt cơ bản. Trong khi đó, nhiệt độ chính là đại lượng vật lý biểu hiện cho nhiệt năng của một vật. Vật thể có nhiệt độ cao đồng nghĩa với việc nó có lượng điện năng lớn. Điều này là do các nguyên tử và hạt cơ bản chuyển động nhanh hơn trong môi trường nhiệt độ cao, đồng thời tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn từ những chuyển động hỗn loạn của chúng.

Nhiệt năng là dạng năng lượng được ứng dụng phổ biến nhất trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhiệt năng là gì và các ứng dụng cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt năng là gì?

Nhiệt năng [tiếng Anh là thermal energy] của 1 vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật đó. Đơn vị nhiệt năng là Jun [ký hiệu là J].

Mọi vật đều sản sinh nhiệt năng

Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật luôn luôn chuyển động.

Nhiệt năng phụ thuộc vào gì?

Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì nhiệt năng càng lớn.

Vì khi nhiệt độ tăng cao thì các phân tử có trong vật chất sẽ chuyển động nhanh hơn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử càng nhanh dẫn tới nhiệt năng của vật càng lớn.

Ví dụ: Bức xạ mặt trời có nhiệt độ rất cao thường được chuyển hóa thành nhiệt năng, sử dụng trong các hệ thống sưởi hoặc đun nước tạo hơi quay tuabin điện.

Mặt trời là nguồn nhiệt năng vô tận

Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?

Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt.

  • Thực hiện công: Đây là cách làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách tác động công lên trên vật hoặc khi vật có sự chuyển động.

Ví dụ: Khi chúng ta cọ xát hai thanh sắt với nhau, thanh sắt sẽ nóng lên dần dần, từ đó nhiệt năng của hai thanh sắt sẽ tăng lên. Hoặc khi người thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nhiều lần, thanh sắt sẽ nóng lên.

Tăng nhiệt năng thông qua thực hiện công
  • Truyền nhiệt: Đây là cách làm thay đổi nhiệt độ của một vật bằng cách truyền nhiệt sang một vật khác.

Ví dụ: khi chúng ta đặt một thanh sắt lên trên nắp của một nồi nước đang sôi thì thanh sắt sẽ nóng lên sau một thời gian. Hoặc khi thả một chiếc thìa bằng kim loại vào bát canh đang nóng, sau một lúc thì chiếc thìa cũng nóng lên.

Ứng dụng của nhiệt năng trong đời sống

Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: điện năng, cơ năng, quang năng, nhiệt năng.

Trong đó, nhiệt năng là năng lượng được con người sử dụng nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt, sản xuất. 70% năng lượng đang được sử dụng trong thực tế có ít nhất một lần là nhiệt năng, theo cơ quan năng lượng quốc tế [IEA].

Các ứng dụng phổ biến của nhiệt năng trong cuộc sống hằng ngày bao gồm:

  • Ứng dụng trong các loại thiết bị nhà bếp như bếp gas, bếp từ, lò nướng, nồi cơm điện… để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
  • Ứng dụng trong các thiết bị nóng lạnh, bình đun nước… để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước nóng của con người.
  • Ứng dụng trong gối sưởi, lò sưởi, quạt sưởi… để đáp ứng nhu cầu giữ ấm của con người trong mùa đông.
  • Ứng dụng trong máy sấy tóc, tủ sấy, máy hút ẩm… để phục vụ nhu cầu sấy khô của con người như sấy tóc, sấy quần áo hay trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ứng dụng nhiệt năng trong các thiết bị nhà bếp

Đối với mỗi ứng dụng ở trên đều có sự chuyển hóa năng lượng như: nhiệt năng thành điện năng, nhiệt năng biến đổi thành cơ năng và ngược lại. Có thể thấy rằng, các nguồn năng lượng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về nhiệt năng vật lý 8. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về loại năng lượng này và áp dụng được trong học tập, công việc.

Video liên quan

Chủ Đề