Nhịp tim bao nhiêu khi chạy bộ

Nhịp tim đi bộ là bao nhiêu an toàn? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc bệnh tim mạch. Nhịp tim luôn thay đổi theo trạng thái tâm lý, tư thế và hoạt động của mỗi người. Do đo tìm hiểu về nhịp tim đi bộ an toàn sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe tim mạch tốt hơn và đưa ra các bài tập thể thao phù hợp.

Giới thiệu nhịp tim là gì?

Nhịp tim là một trong những chỉ số sống còn của cơ thể, chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào trạng thái của mỗi người. Nhịp tim được tính theo số lần tim co bóp hoặc đập trong mỗi phút theo đơn vị bpm.

Từ lâu khoa học đã chứng minh khi con người vận động nhịp tim sẽ tăng lên. Lúc này sư lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể tăng mạnh để nhận Oxy và các chất dinh dưỡng. Trong thực tế không phải ai cũng có được nhịp tim lý tưởng khi đi bộ. Do đó bạn cần biết được thông số nhịp tim để điều chỉnh bài tập phù hợp hơn

Nhịp tim khi đi bộ là bao nhiêu thì tốt?

Tùy vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người mà nhịp tim khi đi bộ sẽ là khác nhau. Theo đánh giá của bác sĩ chuyên ngành thì nhịp tôi được xác định 50-60% nhịp tối đa.

Tức là khi nhịp tim của bạn đạt mức tối đa 200 nhịp/ phút. Mà khi chạy bộ nhịp tim của bạn nằm trong khoảng 100 - 120 nhịp/ phút thì được xem là khỏe mạnh.

Khi luyện tập ở mức này, Bạn sẽ giúp cho cơ thể giảm chất béo, huyết áp và Cholesterol trong cơ thể. Hạn chế tình trạng suy tim và nâng cao khả năng đàn hồi của hệ thống tim mạch.

Làm cách nào để xác định nhịp tim lý tưởng khi đi bộ

Để có được sức khỏe tim mạch bạn cần xác định nhịp tim lý tưởng khi đi bộ. Bạn có thể áp dụng công thức tính dựa trên nhóm tuổi và nhịp tim trung bình. Cụ thể nhịp tim tối đa được xác định bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn.

Dựa trên kết quả của công thức này bạn sẽ điều chỉnh tốc độ luyện tập sao cho phù hợp nhất. Trường hợp nhịp tim giảm hơn mức tối đa thì bạn có thể tăng tốc độ đi và ngược lại. Việc này rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp để hiệu quả tập luyện của bạn. Bạn có thể tham khảo biểu đồ nhịp tim dưới đây để hiểu hơn về công thức này:

  • Độ tuổi 20 : 100 - 170 bpm
  • Độ tuổi 30: 95 - 162 bpm
  • Độ tuổi 35: 93 - 157 bpm
  • Độ tuổi 40 : 90 - 153 bpm
  • Độ tuổi 45 : 88- 149 bpm
  • Độ tuổi 50 : 85 - 145 bpm
  • Độ tuổi 60 : 80 - 136 bpm

Lưu ý nhịp tim tối đa của hầu hết các đối tượng là 200bpm, riêng với người lớn trên 60 tuổi là 160 bpm. Nếu quá trình đi bộ mà nhịp tim vượt quá mức này thì bạn nên tìm đến các chuyên gia tim mạch để được kiểm tra kỹ hơn.

Hậu quả của việc nhịp tim quá cao khi đi bộ

Tìm hiểu nhịp tim đi bộ là bao nhiêu bạn cần biết hậu quả nghiêm trọng khi nhịp tim tăng cao trong quá trình chạy bộ. Trường hợp bạn để nhịp tim từng vượt mức tối đa trong thời gian dài thì sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Đặc biệt với những người mới tập thể dục thì tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mãn tính.

Theo nguyên cứu ở những người thường xuyên đá bóng cho thấy. Chỉ số nhịp tim của họ liên tục vượt mức cho phép dẫn đến tốc độ hồi phục vết thương kém hơn khoảng 25%. Bên cạnh đó họ cũng có khả năng mắc phải các căn bệnh nghiêm trong về tim như: Rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở…

Cách luyện tập nhịp tim đơn giản

Như các bạn đã biết thì hậu quả của việc nhịp tim tăng quá mức tối đa là vô cùng quan trong. Do đó bạn cần có biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Bên cạnh việc thay đổi tốc độ chạy thì luyện tập nhịp tim cũng được xem là phương pháp hiệu quả. Hỗ trợ hệ thống tim mạch hoạt động khoẻ hơn

Các khu vực luyện tập dựa trên nhịp tim tối đa của bạn gồm:

  • Khu vực 1: Tỷ lệ 50 - 60 %
  • Khu vực 2: Tỷ lệ 60 - 70%
  • Khu vực 3: Tỷ lệ 70 - 80%
  • Khu vực 4: Tỷ lệ 80 - 90 %
  • Khu vực 5: Tỷ lệ 90 - 100%

Tùy vào mục tiêu cá nhân mà bạn có thể dành thời gian luyện tập cho các khu vực khác nhau. Bạn có thể tập chung đi bộ tại mức ổn định trong khu vực 1 hoặc có thể linh động luyện tập ở khu vực 4 và 5

Nhịp tim đi bộ là bao nhiêu? Cách để có nhịp tim lý tưởng khi đi bộ đã được chúng tôi cung cấp chi tiết trong bài viết trên đây. Bạn hãy áp dụng ngay những mẹo nhỏ này để luyện tập nhịp tim và xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp nhé.

Nhịp tim là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng mà tất cả chúng ta cần quan tâm. Khi vận động thể chất, nhịp tim của chúng ta sẽ nhanh hơn mức bình thường. Xác định nhịp tim khi tập luyện, vận động cũng giúp đánh giá một phần sức khỏe tim mạch của bạn. Do đó, nhiều người thắc mắc tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn và nên tập như thế nào để tăng cường sức khỏe tim mạch.

1. Khi tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

1.1. Nhịp tim khi tập thể dục phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ở người trưởng thành, tim sẽ đập từ 60 đến 100 nhịp/ phút. Khi chúng ta chạy bộ nhịp tim sẽ nhanh hơn do sự lưu thông máu đến các cơ bắp tăng mạnh để đảm bảo cơ thể nhận được đủ oxy và lượng dưỡng chất cần thiết.

Ở người trưởng thành, tim sẽ đập từ 60 đến 100 nhịp/ phút

Tuy nhiên sự gia tăng nhịp tim ở mỗi người lại khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là:

- Tuổi tác.

- Nhiệt độ và độ ẩm.

- Sự căng thẳng hay thoải mái của người tập.

- Mức độ tập luyện:

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nhịp tim khi thể dục chẳng hạn như thuốc điều trị các bệnh lý tuyến giáp, nhưng cũng có những loại thuốc lại làm tim đập chậm lại khi vận động.

1.2. Khi bạn tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

Đối với những vận động viên điền kinh trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi, nhịp tim trung bình của họ khi chạy là ở mức 100 – 160 bpm. Tuy nhiên rất khó để trả lời rằng đây đã phải là nhịp tim lý tưởng khi chạy bộ hay chưa. Nguyên nhân vì mức tính nhịp tim lý tưởng, an toàn khi tập luyện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan.

Nên theo dõi nhịp tim khi tập luyện

Theo các chuyên gia, tập thể dục là một thói quen rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu chúng ta tập đúng cách. Ngược lại, nếu tập sai cách sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn, khi mới bắt đầu tập bạn đã tập với cường độ quá nặng, tập quá lâu có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tim mạch. Nên tập ở mức vừa phải để sức khỏe tim mạch được cải thiện dần. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng chỉ nên thập ở mức 50 đến 85% so với nhịp tim tối đa.

Có một công thức giúp bạn xác định nhịp tim an toàn khi tập thể dục là lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn. Chẳng hạn, bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa khi bạn chạy sẽ là 220-30= 190bpm.

Việc xác định nhịp tim tối đa trong quá trình tập luyện là rất quan trọng. Đó là một mốc để chúng ta có thể dựa vào đó để điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp so với sức khỏe. Qua đó, bạn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất sau quá trình tập luyện.

Vậy cụ thể khi bạn tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

- Đối với những người ở độ tuổi 20 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 100 đến 170 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 30 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 95 đến 162 bpm

- Đối với những người ở độ tuổi 35 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 93-157 bpm

- Đối với những người ở độ tuổi 40 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 90 đến 153 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 45 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 88 đến 149 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 50 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 85 đến 145 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 60 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 80 đến 136 bpm.

Trên đây chỉ là những con số tham khảo. Tùy vào sức khỏe hiện tại mà nhịp tim của bạn cũng có thể thay đổi đôi chút. Tuy nhiên, nếu nhịp tim của bạn quá nhanh khi tập luyện thì nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

2. Tim đập quá nhanh khi chạy bộ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nếu để tim đập nhanh khi chạy bộ trong suốt một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh tim mạch mạn tính trong tương lai. Một số vấn đề về tim mạch có thể xảy ra nếu nhịp tim quá nhanh khi tập luyện như: đau ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở,… Do vậy, bạn cần quan tâm và điều chỉnh nhịp tim tối đa khi chạy về mức phù hợp.

Nên lựa chọn bài tập phù hợp với sức của mình

Trong khi tập luyện, nếu xuất hiện một số biểu hiện như đầu lâng lâng, hoa mắt chóng mặt, hơi thở ngắt quãng kèm theo buồn nôn thì bạn nên ngừng tập. Khi tập thể dục, đặc biệt là khi chạy bộ, bạn nên sử dụng máy đo nhịp tim để có thể theo dõi chính xác nhịp tim của mình, từ đó tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nếu tim đập quá nhanh khi tập thể dục, bạn nên đi khám sớm

  • Phương pháp giúp bạn giảm nhịp tim khi chạy bộ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất:

+ Nếu bạn không phải là người thường xuyên tập thể dục, mới bắt đầu kế hoạch tập thể dục, hãy vận động ở mức vừa phải, sau đó tăng dần cường độ tập luyện. Tránh bắt đầu với những bài tập cường độ mạnh.

+ Nên tập thể dục sau ăn ít nhất 1,5 tiếng.

+ Dành thời gian 5 phút để khởi động kéo căng cơ và đợi thêm 5 phút để cơ thể của bạn có thể hạ nhiệt sau vận động.

+ Nên tập luyện với mức độ ổn định nghĩa là bạn có thể nói chuyện mà vẫn duy trì tốc độ tập.

Với những thông tin trên, bạn đã có thể trả lời câu hỏi tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn và biết cách vận động hợp lý, phù hợp với sức khỏe để đạt được lợi ích tốt nhất. Lưu ý không nên tập quá sức để hạn chế xảy ra những rủi ro không đáng có. Nếu bạn cần được giải đáp thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Tại sao tim đập nhanh khi chạy?

Khi runner chuyển từ đi bộ sang chạy, cơ bắp cần nhiều oxy hơn để tạo ra năng lượng. Lúc này, tim đập nhanh để bơm nhiều máu hơn, tăng lượng máu giàu oxy đẩy qua các động mạch. Tuy nhiên, sau thời gian, cơ thể thích nghi với cường độ tập luyện sẽ giảm gánh nặng cho hệ tim mạch.

Khi vận động nhịp tim tăng cao đạt tối đa là bao nhiêu?

Cách thông thường để tính nhịp tim mục tiêu của bạn khi tập luyện là lấy 220 – số tuổi của bạn – đó là nhịp tim tối đa [MHR] của bạn. Sau đó tính 60 – 80% của số đó. Ví dụ: Nếu bạn 50 tuổi, nhịp tim tối đa của bạn là 220 - 50 = 170.

Nhịp tim tăng bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhịp tim cao bao nhiêu là nguy hiểm? Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút liên tục trong một khoảng thời gian dài, đi kèm với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức và ngất xỉu được xem là nguy hiểm và nếu không được điều trị có thể gây tử vong.

Nhịp tim 110 có ảnh hưởng gì không?

Vậy nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Nhịp tim nhanh là nhịp tim vượt quá 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi. Một số người bị nhịp tim nhanh nhưng không triệu chứng và các biến chứng không tiến triển. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh có thể làm tăng khả năng đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột.

Chủ Đề