Những biện pháp để phát triển nhân cách cho bản thân

RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

Đọc bài Lưu

Rèn luyện nhân cách.

Các em học sinh thân mến! Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”.Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh. Vì vậy, để rèn luyện nhân cách, trước tiên chúng ta cần phải rèn luyện từ những việc giản dị, bình thường nhất, những việc hàng ngày trong cuộc sống, trong gia đình, trong nhà trường. Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm tốt những việc như sau:

- Trước tiên, chúng ta hãy học cách biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản [để sinh tồn]. Vì vậy, muốn được người khác tôn trọng mình, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng mình, thì trước hết chúng ta phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác. Xã hội chỉ ổn định và phát triển khi mọi người chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau.

- Hai là, hãy cố gắng không làm hại tới môi trường. Môi trường chính là ngôi nhà chung của muôn loài, môi trường có trong sạch thì mới đảm bảo được sức khỏe và sự sống của muôn loài. Vì môi trường có trong sạch thì xã hội mới phát triển bền vững. Không xả rác bừa bãi, nên coi trường lớp, đường phố, nơi công cộng như sân vườn nhà mình, bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên, bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất. Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được giáo dục thường xuyên.

- Ba là, chúng ta phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành con ngoan, trò giỏi, một công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

- Bốn là, phải biết giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ cái tâm trong sáng.

- Năm là, hãy tích cực tham gia các hoạt động, phong trào trong nhà trường và ngoài xã hội. Bởi vì, qua hoạt động con người mới trưởng thành, nhận thức mới phát triển và nhân cách cũng hoàn thiện theo.

- Sáu là, hãy sống có mục tiêu, có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân chúng ta tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ. Các em cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân - thiện - mỹ.

Học tập và rèn luyện là việc làm suốt đời, nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng nhau làm cho tốt những việc trên các em nhé. Cô rất tin tưởng vào sự phấn đấu và rèn luyện của em!

Tác giả: Hồ Thị Ngọc Linh
Giáo viên Trường Trung học cơ sở Đông Hồ 1

Đề nghị các đơn vị trường học
tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ,
s
inh hoạt chủ nhiệmtừ: 18/01/2016 đến23/01/2016

Nguồn:hatien.edu.vn Copy link

Nguồn: //hatien.edu.vn/news/717/REN-LUYEN-NHAN-CACH.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Đề tài một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [174.33 KB, 22 trang ]

Đề tài: Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Phần I: ĐỀ CƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
IV. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU:
Phần II: NỘI DUNG CHÍNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
C. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phần III: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: ĐỀ CƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với xu thế phát triển của
toàn toàn cầu phần lớn luôn lo nghĩ làm giàu và tính kế sinh nhai
nên phần thời gian để lo cho sự hình thành và phát triển của con nhỏ
là rất ít.
Cùng với sự phát triển của nguồn thông tin đại chúng, luôn
kích động đến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ song với lứa tuổi mầm
non hầu hết các cháu chưa phân biệt Thiện - ác, tốt – xấu mà chỉ bắt
chước theo cảm tính.
Cùng với yêu cầu của ngành giáo dục cũng như yêu cầu của
bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo những tiêu chí, chỉ số cụ thể
chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi D năm
học 2013 – 2014.
Số lượng 29 trẻ: 13 trẻ nữ, 16 trẻ nam
IV. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:


- Qua quan sát, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình về
đặc điểm, thói quen của các cháu trong lớp.
- Phân loại trẻ theo nhóm đặc điểm đã thu thập được.
- Giáo dục, định hướng phát triển về nhân cách theo hướng
tích cực qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hoạt động học, hoạt
động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động
- Thời gian nghiên cứu: Từ 19/08/2013 đến 20/05/2014.
2
PHẦN THỨ II: NỘI DUNG CHÍNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như các đồng chí đã biết giáo dục mầm non là một bậc học
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo quan điểm của giáo
dục học: “Người giáo viên mầm non là người đặt những viên gạch
đầu tiên làm nền móng để xây dựng nên một tòa lâu đài nhân cách”
[Trích Tâm lý học đại cương].
Theo quan điểm Hồ Chí Minh: “Làm mẫu giáo tức là thay
mẹ dạy trẻ” thấm nhuần lời căn dặn ấy của Bác mà bản thân tôi luôn
canh cánh trong lòng là làm thế nào để các con của mình có thể có
nhân cách tốt.
Trên tình hình thực tế hiện nay nhân cách của con người nói
chung của trẻ em nói riêng đang trên đà phát triển theo một chiều
hướng xấu, chiều hướng của nền kinh tế thị trường, chiều hướng của
3
sự âu hóa, đặc biệt hơn là hiện nay trên thông tin đại chúng hàng
ngày trẻ đã được hấp thụ những thói hư tật xấu của xã hội như một
nguồn dinh dưỡng nuôi sống trẻ em lớn lên hàng ngày.
Khi tiếp xúc với trẻ đặc biệt hơn tôi làm nghề nuôi dạy trẻ,
hàng ngày được ở bên trẻ, nuôi trẻ, nhìn trẻ lớn lên hàng ngày phần
nào cũng hiểu trẻ: “Cái tốt thì nhận thức chậm, cái xấu thì nhận thức
nhanh” thậm chí chúng chuyền tin cho nhau lại càng nhanh hơn nữa.


Với tình hình đất nước hiện nay cũng như trên toàn thế giới
đang có sự biến động lớn tác động đến sự sống còn của đất nước, sự
sống còn đến những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy làm thế
nào để những chủ nhân tương lai của chúng ta giữ vững được chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc như
Bác Hồ đã cả một đời xây dựng.
Chính vì những lý do đó mà bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN:
Hoà cùng với không khí phát triển của đất nước nói chung, sự
phát triển của ngành giáo dục mầm non nói riêng mà bản thân tôi
luôn trăn trở là mình phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng
giảng dạy trẻ đặc biệt là làm thế nào để giúp cho trẻ tự tin, mạnh
dạn, sáng tạo, nhận biết phân biệt cái tốt – cái xấu, cái gì cần phải
học - phải lưu giữ, cái gì là cái mà không thể chấp nhận được – cái
4
gì cần phải tránh xa Nói chung là làm thế nào để giáo dục được
đạo đức, lẽ sống cho trẻ: Biết yêu đồng bào, biết kính trên nhường
dưới, yêu quý – kính trọng người thân, biết bảo vệ các truyền thống
bất khuất của dân tộc ta, những sản vật quý của ông cha ta đã để
lại
Cùng với Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ XI và chuyên
đề giáo dục hiện nay đó là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
hồ Chí Minh”
Cùng với sự tin tưởng của các phụ huynh học sinh: Đưa con
em mình đến các cơ sở giáo dục với mong muốn là con mình được
học tập tốt, có đạo đức tốt, nói chung là mong muốn là con mình
được tốt toàn diện.


Cũng như lời dạy của bác phạm Văn Đồng con người cần phải
có 2 thứ đó là kiến thức và đạo đức thông qua câu nói:
“Có Tài mà không có Đức là người vô dụng,
Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”.
Hay bất cứ ai bước chân đến các cổng trường cũng đều nhìn
thấy biểu ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” tức là vào học ở trường
trước hết phải học đạo đức, lễ nghĩa, đạo làm người sau đó mới là
học kiến thức, học cái sinh tồn của con người.
Điều đó chứng tỏ rằng cái “Đạo đức”, hay “Nhân cách” con
người lúc nào cũng thực sự quan trọng trong sự nghiệp trồng người
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trong xã hội phát triển hiện nay mỗi gia đình chỉ có một đến
hai con, ai cũng mong muốn là làm thế nào để con của mình được
hưởng “Vinh hoa phú quý” hay được “Sung sướng” vì bố mẹ của
5
chúng cũng đã rất vất vả rồi, chính vì thế mà đã vô tình nới lỏng cho
sự đức độ của con mình. Hay chiều theo ý thích của trẻ đã vô tình
tạo cho trẻ tính ích kỷ chỉ biết đến bản thân mà không hay biết sự
vất vả của bố mẹ và những người xung quanh.
Từ tình yêu thương con vô bờ bến, cùng với sự chạy theo
đồng tiền để làm giàu, cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng
quảng bá những hình ảnh vô thức đã vô tình thâm nhập vào trẻ lúc
nào mà không hay.
Như ta đã biết lứa tuổi mầm non thì đây lại là lứa tuổi kỳ hiếu:
Thích khám phá tìm tòi, thích được làm người lớn, thích được trải
nghiệm, mà lứa tuổi này ít có khả năng phân biệt đúng sai hoặc biết
nhưng vẫn thích thực hiện cho thỏa chí tò mò, hiếu kỳ
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT.
Qua việc tìm hiểu tâm sinh lý trẻ, trao đổi với phụ huynh và


qua nghiên cứu tài liệu bản thân tôi đã lựa chọn 5 phương pháp,
nguyên tắc giáo dục trẻ em của Hồ Chí Minh vào sáng kiến kinh
nghiệm của mình:
1. Lòng thương yêu là cơ sở của công tác giáo dục.
2. Phải tôn trọng và tin ở trẻ.
3. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp
thời.
4. Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không làm mất
đi tính hồn nhiên của trẻ.
5. Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội giáo
dục trẻ em.
sau khi đã lựa chọn được các phương pháp tôi tiến hành thực
hiện các phương pháp vào thực tế như sau:
6
Với phương pháp: Lòng thương yêu là cơ sở của công tác
giáo dục .
Như các đồng chí đã biết trong một gia đình đâu có phải cứ
cùng một mẹ sinh ra là tất cả các con đều có Đức dục – Trí dục – Mĩ
dục giống nhau, huống chi là một lớp học tập hợp của các gia đình
có hoàn cảnh, gia cảnh, cách nhìn, cách dạy con khác nhau. Cho nên
đến lớp người giáo viên cần phải sáng tạo trong cách dạy trẻ như lớp
tôi phụ trách có những cháu thì tố chất thông minh, thể lực phát triển
tốt, nhưng lại rất hiếu động hay quậy phá - nghịch ngợm, có những
cháu thì tố chất tốt nhưng lại rụt dè – nhút nhát, có những cháu thì
phát triển chậm, thể lực yếu, nhút nhát – rụt dè. Với tôi tôi sử dụng
phương pháp này qua sự gần gũi, động viên, khích lệ trẻ, yêu thương
trẻ coi trẻ như con của mình. Chẳng hạn ở lớp tôi cháu Thành, cháu
Tuấn b, cháu Tuấn Huy nhận thức rất nhanh, thể lực tốt nhưng lại
hay nghịch ngợm thì mỗi lần trẻ mắc lỗi tôi thường gọi trẻ lại gần
hỏi han lý do đánh bạn, hay trèo cây, ngứt lá, vứt rác không đúng


nơi quy định Trước hết để trẻ trình bày, tự nhận ra lỗi của mình, tự
nhận hình phạt, rồi tôi mới ân cần nói những điều con vừa nêu cô
thấy cũng có lý do song việc con đánh bạn là chưa ngoan, lần sau
nếu bạn có lỗi gì với con thì trước hết con phải thưa với cô để cô
phân tích bảo bạn chứ không được đánh bạn, đồng thời cũng gọi
cháu bị bạn đánh tôi cũng hỏi lại, cho trẻ nêu được lý do vì sao mà
bạn đánh con, rồi phân tích cho trẻ, cuối cùng là động viên cả hai
trẻ, lúc nào cũng phải coi trẻ như con mình để cư xử, từ đó mới có
hiệu quả. Đối với hoạt động học thì tôi thường giảng nội dung như
trong bài hát, câu chuyện kể, bài thơ có những nhân vật có tính cách
giống trẻ tôi thường hỏi trong chuyện này nhân vật này giống với
7
bạn nào trong lớp, con có thích nhân vật này không [Với những
nhân vật phản biện thì cho trẻ đưa ra lời khuyên với nhân vật để tất
cả mọi người đều yêu quý, hoặc những nhân vật yếu đuối không
vượt qua được những thử thách tôi cũng hỏi trẻ để vượt qua được
những thử thách này thì các con có ý kiến gì?] vậy với bạn A trong
lớp con rất giống nhân vật trong chuyện nhút nhát như chú Dê trắng
thì rất hay bị bắt nạt vậy con có sợ bị bắt nạt không? Vậy con có
mạnh mẽ như Dê Đen không con hãy cố gắng lên cô tin con sẽ làm
được, theo con con có thể làm được không nếu cứ nhút nhát như vậy
thì đôi lúc rất nguy hiểm đến tính mạng của mình. Hay trong giờ
hoạt động góc trước khi vào hoạt động tôi thường hỏi con sẽ chơi ở
góc nào, chơi gì trong góc đó, khi chơi phải chơi như thế nào rồi cho
trẻ về các góc để tham gia hoạt động, trong khi trẻ đã ổn định ở các
góc tôi đến từng góc chơi để quan sát xem trẻ sẽ hoạt động như thế
nào, có tuân thủ theo các quy định của nhóm chơi không, có biết bảo
quản đồ dùng đồ chơi không, khi đó tôi thường tạo cho trẻ những
tình huống [Có tình huống mang tính tích cực – có tình huống mang
tính tiêu cực] để xem trẻ xử lý thế nào nếu trẻ xử lý tốt tôi khen và


cho trẻ cùng nhóm chơi khen cổ vũ bạn đồng thời cho cả nhóm chơi
biết đó là điều tốt, điều cô mong muốn cô cũng muốn tất cả các con
cũng xử lý tình huống tốt như bạn. Nếu trường hợp trẻ xử lý tình
huống không đúng với những điều giáo dục mong đợi thì hỏi những
bạn cùng chơi là con con sẽ làm như thế nào, một vài ý kiến mà vẫn
không toát lên được nội dung giáo dục trẻ tôi sẽ nêu lên kết quả của
vấn đề đó và cũng nhấn mạnh cho trẻ hiểu các cháu còn nhỏ việc
nào chưa hiểu cần phải hỏi cô hoặc bố mẹ mình chứ không được tự
ý quyết định từ đó để rèn cho trẻ khả năng biết được sự cần thiết
8
khi cần giúp đỡ và chọn được người có thể giúp được trẻ. Từ những
tình thương yêu trẻ như thế đầu năm học lớp tôi có thể tính đến 60%
trẻ nhút nhát không thể hiện được bản ngã của mình đến giờ thì đã
có 100% trẻ sống hòa đồng, tự tin và mạnh dạn đề xuất những gì trẻ
mong muốn.
Với phương pháp Phải tôn trọng và tin ở trẻ
Chắc hẳn không ai quên câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh nói
về trẻ:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Với câu thơ đầu Bác ví “ Trẻ em như búp trên cành” ta liên
tưởng đến câu nói “Trẻ em như một tờ giấy trắng” đây là những thứ
tinh khôi, là cái nôi để bắt đầu sinh sôi ra sự sống. Vậy để cho cái
búp non ấy nó có sinh sôi nảy nở thành một cái cành to – chắc khỏe
trên cây cổ thụ hay không thì lại phải nhờ vào bàn tay chăm sóc
đêm ngày của người chủ của nó. Trẻ em cũng vậy trẻ có ngoan hay
không cũng phải nhờ vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cô giáo –
người thay mẹ dạy trẻ đặc biệt hơn chúng ta phải luôn đặt niền tin
vào trẻ ta không nên tỏ thái độ với trẻ mà lúc nào cũng phải ân cần,
gần gũi. Ở lớp tôi cũng có những trẻ trong khoảng 2 tháng đầu của


năm học như cháu Thắng, cháu Thảo đến lớp có thể nói cháu chỉ
ngồi yên một chỗ, không nói chuyện – không giao tiếp với bất cứ ai
trong lớp, bố cháu Thảo đến gặp gỡ và trao đổi nếu cô đào tạo được
cháu mạnh dạn, tự tin và giao tiếp với mọi người thì em thật sự cảm
ơn cô. Trong 2 tháng đầu của năm học khi bước vào tổ chức bất cứ
hoạt động nào trong ngày cháu cũng không tham gia chỉ ngồi yên vô
hồn thậm chí đến nhu cầu cá nhân mà cháu cũng không thực hiện để
9
đến lúc cô phát hiện rồi bế ra nhà vệ sinh để giải quyết “Hậu quả”.
Từ những biểu hiện trên tôi bắt đầu chú ý đầu tiên tôi mời cháu tham
gia chơi cùng các bạn cháu chỉ nhìn mà không đáp lời cô, các cháu
trong lớp thì nói ở nhà bố mẹ bạn ấy gọi bạn ấy là “Con súng” đấy
cô ạ, các đồng chí có biết “Con súng” là gì không? nó có nghĩa là
súng bắn cũng không lay chuyển. Tôi tiếp tục dùng lời khích lệ và
mời cháu tham gia trong một vài cuộc chơi, trò chơi với sự động
viên dần dà cháu đã nhập hội. Trong hoạt động học tôi chưa khẳng
định là cháu nhận thức chậm nhưng ở đầu năm học khi giao nhiệm
vụ nào, bài tập nào thực hiện cháu cứ ngồi yên như phỗng không
thực hiện, có cháu nói bạn ấy “Ngu” lắm cô giáo ạ, bạn trả làm được
gì đâu? Tôi đến bên cháu tôi hỏi: Con có biết đây là chữ gì không,
số gì không, khi vẽ tranh này thì bắt đầu từ đâu nào con chưa biết
con nhìn kỹ lần nữa cô sẽ giúp con, rồi tôi cầm tay cháu con làm
như thế này này, con làm được chứ, rồi đi quanh lớp bao quát quá
trình hoạt động của lớp - đó chỉ là giả vờ để xem cháu sẽ làm thế
nào, lúc sau tôi quay lại thấy cháu bắt đầu thực hiện, tôi bắt đầu
động viên: Con giỏi lắm đấy cô thấy đẹp hơn cả bạn Hùng ngồi cạnh
con rồi, cuối buổi nêu gương những bạn có sản phẩm đẹp, tốt trong
lớp tôi không quên nêu gương cháu: Cả lớp cùng nhìn xem đây là
bài của ai các con có đoán được không? bài của bạn Thảo đấy, giờ
trước bạn còn làm bài chưa được tốt nhưng hôm nay bạn đã thật tiến


bộ bạn đã hoàn thành bài của mình rồi, cả lớp hãy khen bạn nào!
đồng thời tôi dùng lời nói để khuyến khích và hỏi cháu: Giờ sau con
có cố gắng để có sản phẩm đẹp hơn hôm nay không? Con nói to cho
cả lớp cùng nghe nào! Cứ như thế đến những tháng đầu của học của
kỳ 2 cháu đã dần mạnh dạn – tự tin, bắt đầu có nhóm bạn chơi,
10
mạnh dạn giao tiếp . Khi tôi tổ chức hoạt động học và hoạt động góc
trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, lúc đầu tôi cũng lo cháu
sẽ không dám hoạt động khi có người lạ đến dự lớp, nhưng thật kỳ
diệu chỉ những lời động viên kịp thời, chỉ những niềm tin tôi đặt vào
cháu, bằng tình thương yêu vô bờ bến ấy mà cháu thực hiện hoạt
động một cách không chút do dự. Tôi tự nghĩ thế là bước đầu tôi đã
thành công, cái búp non của tôi giờ đã bắt đầu chuyển màu xanh.
Với vế sau của câu thơ: “Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là
ngoan”, ý nghĩa của vế này là gì? Ăn thế nào cho đúng, cho đẹp, ngủ
thế nào cho cho khỏe – cho hay, học hành thế nào là ngoan, là đúng
mục tiêu của giáo dục câu thơ này tôi thấy nó cũng giống như lời
nói “Trẻ em như một tờ giấy trắng, xấu hay đẹp là do cô giáo vẽ”.
Để làm được việc này tôi nghĩ rằng trước mặt trẻ, người giáo viên
luôn phải làm cho trẻ tin, phải là cái gương phản chiếu cho trẻ soi và
bắt chước. Trước hết người lớn phải biết tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng trẻ, thể hiện những cái hay cái đẹp qua cách cư sử và qua các
hoạt động giáo dục hàng ngày đặc biệt hơn chúng ta không được nói
dối trẻ đã nói là phải đúng, chúng ta phải hòa mình đặt cương vị
mình vào cương vị của trẻ để thể hiện. Chắc chắn ai cũng nhớ đoạn
chuyện một câu chuyện rất cảm động về sự tôn trọng các cháu của
Bác Hồ trong câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” [Tuyển tập thơ ca
chuyện kể lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi NXB Giáo dục].
“Có một lớp mẫu giáo được vào thăm phủ Chủ Tịch. Trong
lúc vào cửa, có một cháu gái vấp ngã òa khóc. Cô giáo vội bế cháu


lên và dỗ dành:
11
- Cháu nín đi! Nín đi rồi cô cho cháu xem con thỏ của Bác Hồ
nuôi. Nghe được câu đó, Bác ra vườn hái một bông hoa hồng đưa
cho cháu bé, Bác nói:
- Bác không có thỏ đâu, nhưng Bác có hoa này, Bác tặng cháu
nhé!
Nghe giọng nói ân cần, nhận bông hoa của Bác, cháu bé nín.
Bác mới nói nhỏ với cô giáo:
- Đối với các cháu dù là rất nhỏ, ta phải nói đúng sự thật. Cháu
không biết Bác có nuôi thỏ hay không mà sao lại nói với cháu bé
như vậy?”.
Qua đoạn chuyện đó như đã dạy chúng ta rằng làm việc gì, nói
câu gì với trẻ trước hết ta cũng phải suy nghĩ mình nói ra điều đấy
liệu có đúng không, liệu rằng ta có thực hiện được không? Nếu ta
chỉ nói cho vui, khôi hài, rồi xua tay thì chắc chắn rằng ta cũng sẽ
đào tạo được một thế hệ trẻ thơ cũng chỉ nói bâng quơ. Mà hãy đặt
mình vào cương vị trẻ nếu cha mẹ ta, thầy cô, đồng nghiệp của ta
cũng là người chỉ nói nhưng không thực hiện thì ta sẽ có phản ứng
thế nào. Chính vì vậy mà “Tin tưởng và tôn trọng trẻ em” là một
nguyên tắc quan trọng, chi phối toàn bộ phương pháp, hình thức
giáo dục trẻ em. Đó cũng là tư tưởng của khoa học giáo dục tiến bộ
là coi trẻ em, đối tượng được giáo dục là chủ thể của quá trình giáo
dục và đào tạo nhân cách của con người trong suốt quá trình sống và
làm việc.
Với phương pháp Động viên, khuyến khích, nêu gương,
khen thưởng kịp thời.
Trong một ngày hoạt động ở trường của bé, ta không quên
trong ngày ta có hoạt động “Nêu gương – Cắm cờ ”, trong một tuần
12


thì có buổi thứ sáu các cháu được nhận bé ngoan. Hoạt động này
được lặp đi lặp lại từ đầu năm học đến cuối năm học nhưng các cháu
lúc nào cũng hào hứng và mong muốn được cắm cờ, đến buổi thứ 6
cho cả lớp cùng kiểm tra xem ai được nhiều cờ, ai được ít cờ? nêu lý
do bạn A có nhiều cờ trong ống, bạn B có ít cờ trong ống, trong lớp
thì những bạn nào được nhận bé ngoan dán vào sổ bé ngoan bạn nào
không được dán bé ngoan vào sổ. Từ những lời nhận xét của các bạn
trong lớp, bao giờ cũng có phần để cháu mắc lỗi trong tuần tự nhận
ra việc làm của cháu có ảnh hưởng gì đến cháu, ảnh hưởng gì đến
các bạn xung quanh, rồi cháu hư thì bố mẹ cháu ở nhà có vui không?
Cháu có muốn tuần sau cũng được bé ngoan như các bạn không?
Vậy cháu phải làm gì? Với những trường hợp đặc biệt dù cháu
trong tuần có mắc nhiều lỗi cũng có thể được bé ngoan với lý do
cháu đã có sự tiến bộ, thẳng thắn nhận lỗi, cô thưởng bé ngoan cho
cháu là để động viên, nhưng khi thưởng ta cũng phải nói lên được lý
do cô vẫn thưởng cho bạn.
Như trong câu chuyện “Ai ngoan được ăn kẹo” đến cháu tên
Tộ không giám nhận kẹo của Bác và khẽ thưa “Thưa Bác hôm nay
cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ giọng Tộ nghẹn
ngào, hối hận. Bác hiền từ xoa đầu đứa cháu bé bỏng nhưng đã dũng
cảm nhận khuyết điểm. Bác khen: - Cháu biết nhận lỗi như thế là
ngoan lắm đấy! Cháu vẫn được nhận phần kẹo như các bạn khác. Tộ
sung sướng quá, ngẩng lên nhìn Bác đặt phần kẹo vào tay em ”.
Qua việc thực hiện hoạt động một ngày của trẻ ở trường, cũng
như qua mẩu chuyện “Ai ngoan được ăn kẹo” ta thấy rằng việc nêu
gương là sự động viên khuyến khích một cách kịp thời và là biện
pháp thúc đẩy phong trào thi đua hiệu quả nhất.
13
Việc nêu gương quả là liều thuốc bổ ích nhưng nêu gương
không đúng đối tượng thì chắc chắn hiệu quả cũng sẽ không cao.


Khi nêu gương, thưởng bé ngoan cho trẻ ta cũng đặt mình vào
cương vị trẻ nếu một đồng nghiệp dù làm rất nhiều công việc và
đều đạt được kết quả nhưng lại không được thừa nhận, ngược lại
cũng là một đồng chí làm việc hiệu quả kém hơn và đôi khi lại ỷ nại
vào người khác mà lại được khen thì ta cũng sẽ nghĩ gì? ta sẽ có
phản ứng gì? tôi cứ làm như vậy nên việc nêu gương - khen thưởng
trẻ đạt hiệu quả
rất cao trong năm học.
Với phương pháp: Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa
tuổi, không làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ.
Như các đồng chí đã biết với trẻ mầm non thì chúng còn nhận
thức nặng về cảm tính, trực quan, là tuổi thích hoạt động, vui chơi,
ca hát, thích có bạn, thích được khen Chúng ta những người giáo
viên mầm non ai cũng được học, được tập huấn hay đọc tài liệu về
GDMN lúc nào cũng có nội dung chốt: “Giáo dục trẻ phải phù hợp
với lứa tuổi”. Trong các nguyên tắc hay các phương pháp tôi đã phân
tích ở trên như yêu thương trẻ, tôn trọng trẻ, trú trọng động viên
khuyến khích, nêu gương khen thưởng chính là những phương pháp
phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Trong đó phương pháp giáo dục
phải phù hợp với lứa tuổi là một phương pháp tiên quyết, quyết định
đến việc dạy và học. Chẳng hạn với trẻ ở đối tượng nhóm trẻ là gì?
Hoạt động với đồ vật là chủ đạo, đến 3 tuổi trẻ lại có mốc lớn đó là
“Khủng hoảng tuổi lên ba ” trẻ 4, 5 tuổi chúng bắt đầu có ý thức và
học một số hành vi của người lớn và đặc biệt ở năm học này năm
học 2013 – 2014 phòng giáo dục đã đưaa việc thực hiện đánh giá trẻ
14
theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, việc thực hiện bộ chuẩn giúp cho
các nhà giáo, phụ huynh nắm bắt được để giúp cho trẻ phát triển và
hình thành những hiểu biết sơ dẳng và không bắt trẻ làm những công
việc mà trẻ chưa có thể làm được hay chính là không được bắt trẻ


làm quá sức của mình với độ tuổi chưa thể làm được.
Trong phương pháp này tôi minh chứng một việc làm có thể
nói là bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ đó là việc: Vệ sinh môi
trường, ý thức vệ sinh cá nhân và một số nền nếp thói quen hàng
ngày:
+ Với trẻ ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng như ở trường ta thì đòi hỏi
ở trẻ cuối độ tuổi là gì? Chắc chắn là đòi hỏi trẻ biết nhờ người lớn
rửa tay, chải đầu hay có biểu hiện khi có nhu cầu cá nhân, hay biết
cũng cô giáo nhặt lá rụng trên sân trường, có những biểu hiện chào
hỏi
+ Với trẻ 3 – 4 tuổi ngoài những yêu cầu như trẻ ở nhóm trẻ
thì biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết để rác đúng nơi
quy định, biết chào cô, biết chơi đoàn kết, biết xếp dọn đồ dùng, đồ
chơi cùng cô.
+ Với trẻ 5 – 6 tuổi ngoài những yêu cầu của 3 độ tuổi trên thì
đã có những chỉ số đòi hỏi rõ ràng: Đầu năm biết rửa tay trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh, biết không được ăn những loại thức ăn ôi
thiu, biết không đi theo người lạ, biết xếp dọn đồ dùng đồ chơi, biết
tham gia lao động tự phụ vụ
Từ những minh chứng trên đòi hỏi người dạy phải biết lựa
chọn nội dung, giáo dục sau cho phù hợp với đúng độ tuổi của trẻ
và cũng không được làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ
15
Với phương pháp: Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong giáo dục trẻ em.
Để dạy trẻ được tốt, đặc biệt là việc giáo dục nhân cách trẻ,
việc đào tạo cốt cách của một con người. Để làm tốt được việc này
trước hết người thầy luôn phải là một tấm gương sáng để trẻ học tập
và noi theo, song bên cạnh việc cô giáo dạy trẻ, giáo dục trẻ cần sự
phối kết hợp của gia đình trẻ, cùng trao đỏi với gia đình trẻ để có


những biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ. Tục ngữ có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Từ câu tục ngữ đấy, cùng với hướng dẫn trong việc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy việc kết hợp với gia đình , với các lực
lượng xã hội là hoàn toàn hữu hiệu trong công tác giáo dục trẻ.
Chẳng hạn trong việc thực tế xảy ra ở lớp tôi trong năm học có một
số cháu luôn làm nũng bố mẹ, hôm nào đến lớp cũng phải mặc cả bố
mẹ mua cho bất cứ thứ gì mình muốn nếu không đáp ứng được có
thể kêu la hoặc không vào lớp học: Bước đầu tôi đã giỗ giành, sau
đó hỏi lý do cháu khóc, khi đã biết được lý do tôi đã hỏi trẻ trong
lớp bạn như vậy có ngoan không, có thực hiện những gì cô đã dạy ở
lớp chưa Sau việc làm sáng tỏ việc cháu làm nũng bố mẹ, tôi trao
đổi với phụ huynh về một số phương pháp giáo dục trẻ là phải biết
yêu thương, chia sẻ cùng mọi người trong gia đình không nên quá
chiều cháu mà tạo cho cháu tính ích kỷ, cho mình là nhất trong nhà.
Ngoài việc trao đổi với phụ huynh trong những giờ hoạt động tại
trường lớp tôi luôn gắn liền việc giáo dục những thói quen, nền nếp,
giáo dục lễ giáo, tính tôn trọng và vâng lời người trên đặc biệt là biết
chia sẻ cùng với bạn bè, nười thân trong bất cứ điều kiện nào. Hoặc
16
trong việc tạo nền nếp, thói quen và đặc biệt là thích đi học cho trẻ,
như ở lớp tôi phụ trách 100% các cháu theo đạo Thiên Chúa như
những năm học trước thường những ngày lễ nghỉ các cháu thường
nghỉ vô tổ chức, song qua những buổi hội họp: Họp phụ huynh, tổ
chức các buổi tuyên truyền về việc chăm sóc giáo dục trẻ tôi cũng
đề cập đến việc giúp đỡ của các bậc phụ huynh và các ban ngành
đoàn thể về việc tạo thói quen đến trường lớp cho trẻ như những
ngày lễ thì các bậc phụ huynh sau buổi lễ phải cho các cháu đến
trường học bình thường, hay việc yêu cầu của phổ cập trẻ 5 tuổi


100% học sinh 5 tuổi ở bán trú và học 2 buổi trên ngày ở đầu năm
học số lượng tham gia ở bán trú tại lớp còn thấp chưa đạt được yêu
cầu. Qua buổi họp đầu năm bản thân tôi đã tuyên truyền, vận động
phụ huynh khắc phục mọi khó khăn để cho con ở tại trường để đảm
bảo nền nếp. Lúc đầu chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn trong
việc đưa các cháu vào nền nếp và tạo cho các cháu một nếp sống tập
thể, biết chia sẻ cùng bạn bè và cô giáo: Ăn cơm phải ăn hết xuất,
không được nói chuyện khi ăn và không làm rơi cơm Từ những
điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đang giúp trẻ hình thành được
đức tính: Tôn trọng sản phẩm của người lao động, tiết kiệm chống
lãng phí, cẩn thận nếu hình thành được ngay từ bây giờ thì nó sẽ
giúp cho cả quá trình rèn luyện sau này của trẻ.
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đối tượng: Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi D.
+ Sau một năm thực hiện, áp dụng các phương pháp và trải
nghiệm các phương pháp đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ hình
thành và phát triển nhân cách” vào trẻ tôi đã thấy kết quả được nâng
17
lên rõ dệt và được so sánh với năm học trước, năm học 2012 – 2013
khi chưa áp dụng các phương pháp trên cụ thể như sau:

Nội dung
Đầu năm học Giữa năm học Cuối năm học
2012 -
2013
2013
-2014
2012-
2013
2013


-2014
2012
-2013
2013 -
2014
- Biết để rác đúng
nới quy định, ăn
cơm biết ăn hết
xuất – không nói
chuyện khi ăn, bảo
vệ đồ dùng - đồ
chơi
21/33
= 64%
18/29
= 62%
25/33
= 76%
25/29
=
86%
30/33
= 91%
29/29
= 100%
- Chơi đoàn kết,
biết nhường nhịn
chia sẻ cùng bạn bè
và giúp đỡ người
khác.


24/33
= 73%
21/29
= 72%
28/33
= 85%
26/29
=
90%
31/33
= 94%
29/29
= 100%
- Có ý thức lao
động tự phục vụ, vệ
sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường
20/33
= 61%
18/29
= 62%
24/33
= 73%
22/29
=
76%
30/33
= 91%
27/29
= 93%


- Trẻ mạnh dạn
trong giao tiếp, hòa
đồng với bạn bè,
biết bày tỏ những
tâm tư, nguyện
vọng
20/33
= 61%
15/29
= 52%
25/33
= 76%
23/29
=79%
30/33
= 91%
29/29
= 100%
- Sẵn sàng nhận 22/33 19/29 27/33 24/29 31/33 29/29 =
18
nhiệm vụ và hoàn
thành tốt nhiệm vụ
được giao
= 67% = 66% = 82%
=
83%
= 94% 100%

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:


Từ bảng so sánh kết quả đạt được qua các giai đoạn đánh giá
trẻ qua 2 năm học liên tiếp nhau ta cũng thấy được ý nghĩa của việc
áp dụng 5 phương pháp : Từ kết quả đó theo tôi để đạt được kết quả
cao trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ việc đầu
tiên theo tôi chúng ta cần phối hợp một cách hài hòa, linh động
trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi. Ta không nên cứng nhắc
mà luôn tạo cho trẻ được cảm giác an toàn như ở ngay cạnh mẹ của
trẻ. Đồng thời ta cần phải đối xử công bằng với tất cả các trẻ không
được phân biệt đối xử. Với những trường hợp cá biệt thì cần phải
gần gũi trẻ hơn, động viên trẻ nhiều hơn và phối kết hợp cùng với
cha mẹ trẻ, với các cộng đồng xã hội để làm tốt sự nghiệp trồng
người.
Để đạt được những kết quả cao, hình thành cho trẻ những
phẩm chất tốt đẹp, những nghĩa cử cao cả thì người giáo viên đừng
bao giờ quên chính chúng ta đang là tấm gương lớn cho trẻ soi và
học tập, vậy trước mặt trẻ cũng như khi giáo dục trẻ trong bất cứ
hoạt động nào trong ngày thì ta cũng phải luôn xác định ta đang làm
nhiệm vụ giáo dục trẻ.
19
Người giáo viên cần phải trau rồi đạo đức đặc biệt hơn là luôn
phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tấm
gương mà cả nhân loại tôn sùng.
2. Kiến nghị.
Sau khi tiến hành áp dụng và trải nghiệm những phương pháp
theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục trẻ tôi xin
có một số đề xuất sau:
+ Ý kiến đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường: Luôn đẩy
mạnh công tác “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
minh” vào các hoạt động của nhà trương, thực hiện các phong trào
thi đua trong nhà trường luôn được công bằng dân chủ để mọi giáo


viên trong trường phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là giám
nói những tâm tư nguyện vọng của mình để chị em cùng nhau chia
sẻ.
+ Với tổ chuyên môn: Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa
cho trẻ, động viên khuyến khích chị em kịp thời, đóng góp ý kiến
kịp thời cho chị em không chỉ trong chuyên môn mà ngay cả những
quan điểm, những lối sống chưa đẹp.
+ Với các đồng nghiệp: Tôi mong muốn 100% chị em áp dụng
các phương pháp mà tôi đã lựa chọn theo quan điểm của chủ tịch Hồ
Chí Minh vào việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành nhân cách
tốt cho trẻ vào các hoạt động trong ngày của bé đặc biệt là có những
nghĩa cử cao đẹp trong quan hệ đồng nghiệp và quan hệ với trẻ trong
môi trường sư phạm.


20
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách bồi dưỡng nghiệp vụ hè năm 2011 – 2012.
2. Một số quan điểm trong giáo dục của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
3. Tuyển tập thơ ca chuyện kể cho trẻ mẫu giáo lớn.
21
4. Sách Tâm lý học đại cương
5. Chương trình giáo dục mầm non nhà xuất bản giáo dục Việt
nam
22

Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

PTS. Nguyễn Văn Phúc

06:19 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Sáu, 2006

Sự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi.

Nhân tố quy định nhân cách đạo đức ở tầng sâu nhất là cơ sở lợi ích. Nói cụ thể hơn, tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội là nhân tố sau cùng quy định bộ mặt đạo đức của nhân cách. Trong xã hội truyền thống và trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lợi ích của cộng đồng, của tập thể được đề cao nhiều khi đến tuyệt đối hoá. Điều đó dẫn đến một sự đối lập có tính tách rời giữa đạo đức và lợi ích cá nhân. Định hướng và sự lựa chọn hành vi cá nhân thường được đặt trong tình thế tuyển mạnh: hoặc là đạo đức, hoặc là lợi ích. Nói cách khác, khi con người vươn tới những giá trị đạo đức cao cả thì họ buộc phải từ bỏ việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Sự tách rời giữa đạo đức và lợi ích khiến cho hoạt động đạo đức của nhân cách bị hạn chế. Con người hướng vào suy tư đạo đức nhiều hơn lả thực hiện hành vi đạo đức thực tế, lo giữ cho nhân cách trong sạch, lương tâm thanh thản bằng cách hạn chế những hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động kinh tế. Chính điều đó làm cho nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng không phát triển toàn diện được.

Ngày nay, cơ chế thị trường làm biến đổi tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội. Thực hiện cơ chế thỉ trường nghĩa là thừa nhận tính hợp lý của việc theo đuổi lợi ích cá nhân. Một trong những đặc trưng tiêu biểu cho cho chế thị trường là ởchỗ, mục tiêu của việc tham gia hoạt động thị trườnglà nhằm thoả mãn tối đa lợi ích cá nhân. Tính hợp lý và hợp pháp của lợi ích cá nhân kích thích tính tích cực hoạt động của nhân cách Việc tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ làm cho những năng lực nhân cách phát triển. Đến lượt mình sự phát triển nhân cách độc lập chính là điều kiện cho sự phát triển những năng lực đạo đức của con người. Chính tại đây có thể nói đến tự do đạo đức với tính cách là dấu hiệu của sự phát triển nhân cách đạo đức một cách đầy đủ.

Tuy nhiên, cơ chế thị trường với sự khuyến khích lợi ích cá nhân, tự nó đã bao chứa khả năng và trên thực tế đã dẫn đến sự phát triển méo mó nhân cách. Trong điều kiện của kinh tế thị trường tự do, nghịch lý của sự phát triển nhân cách thể hiện rõ rệt nhất. Đó là sự lệch pha, sự phát triển thiên lệch giữa một bên là trí tuệ, sự khôn ngoan, những năng lực thực tiễn với bên kia là sự xuống cấp của ý thức công dân, trách nhiệm và tình cảm đạo đức. Bởivậy, để khắc phục nghịchlý củasự phát triển nhân cách, tạo điều kiện cho nhân cách đạo đức phát triển, việchoàn thiện cơ chế thị trườngcó điều tiếttheo định hướng XHCN là tất yếu và cấp thiết.

Thực chết của cơ chế thị trường có điều tiết là ở chỗ, Nhà nước quản lý và điều tiết thị trường bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các đòn bẩy kinh tế nhằm kíchthích tính năng động của con người trong hoạt động làm giàu cho bản thân và xã hội, đồng thời khắc phục tối đa những bất bình đẳng trong kinh tế. Sự khắc phục tối đa những bất bình đẳng trong kinh tế nhờ sự điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở cho sự phát triển cùng chiều giữa đạo đức và kinh tế. Với sự điều tiết theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân không đối lập một cách tách rời mà gắn liền với lợi ích xã hội. Khi đó, con người gắn bó hơn với người khác. Tình cảm đạo đức, ý thức công dân, nghĩa vụ đạo đức, lương tâm... do vậy mà phát triển cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường.

Sự phát triển nhân cách đạo đức, xét đến cùng, phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế. Hành vi đạo đức là hành vi được thực hiện bởisự điều tiết củathức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung tâm. Với.tính cách là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi và tất yếu sẽ sản sinh ra một hệ chuẩn mực đạo đức mới thích ứng với cơ chế thị trường và những điều kiện của xã hội hiện đại. Hệ chuẩn mực này sẽ là cơ sở định hướng cho hoạt động đạo đức của nhân cách. Đồng thời, nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị hành vi đạo đức. Việc tiếp nhận, nội tâm hoá các chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại, biến nó thành sức mạnh đạo đức bên trong của con người chính là chỉ báo về sự phát triển đạo đức của nhân cách.

Hiện nay, sự quá độ về đạo đức đang gây ra những khó khăn cho việc xây dựng và phát triển nhân cách. Những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị. Những chuẩn mực mới đang hình thành chưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá dẫn đến việc du nhập những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại lai. Trong những chuẩn mực này, có cái là cần thiết đối với sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, có cái lại thể hiện như là phản giá trị cần đề kháng. Sự đan xen giữa giá trị và phản giá trị trong những chuẩn mực đạo đức hiện nay làm cho nhân cách khó khăn trong việc xác định phương hướng, lựa chọn và thực hiện hành vi đạo đức. Vì vậy, để chủđộng xây dựngnhân cáchđạo đức trong điều kiện hiện nay, cần xác lậpmột hệ chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại phùhợp với những yêu cầu củaxã hội hiện đại.

Việc xác lập hệ chuẩn mực đạo đức mới cần phải tuân thủ nguyên tắc về tính kế thừa lịch sử. Nói khác đi, hệ chuẩn mực mới phải là sự tiếp tục và vượt qua truyền thống. Hơn lúc nào hết, ngày nay, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, nhân loại đang chứng kiến vai trò của các giá trị truyền thống đối với sự phát triển, hiện đại hoá xã hội. Trong nhưng khuyến nghị của UNESCO đối với các chính phủ những năm gần đây về vai trò của văn hoá trong phát triển đã bao hàm một sự nhìn nhận vai trò của truyền thống. Tuy vậy, sự hiện diện và vai trò của truyền thống trong hiện tại không có nghĩa là có thể giữ nguyên các chuẩn mực truyền thống trong việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới.Trong việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới, việc khắc phục những chuẩn mực lỗi thời là điều hiển nhiên, nhưng ngay cả với những chuẩn mực-được coi là giá trị, nghĩa là còn có vai trò đối với xã hội hiện đại cũng không thể được duy trì một cách nguyên xi. Thực ra, những giá trị truyền thống chỉ có ý nghĩa trong chừng mực chúng được đổi mới, được nâng cấp và gia nhập như là những yếu tố hữu cơ của hệ giá trị hiện đại. Vì vậy xử lý một cách biện chứng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là yêu cầu của việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới.

Trong bối cảnh của sự hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia không thể không mang tính quốc tế. Bởi vậy, tiếp nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tiến bộ và hiện đại của nhân loại, làm phong phú hệ chuẩn mực đạo đức dân tộc là cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức ngoại lai cũng không thể tuỳ tiện được. Sự đụng độ giá trị có thể làm huỷ hoại những chuẩn mực dân tộc, truyền thông. Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong trường hợp này là dân tộc hoá những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại nhập để chúng có thể gia nhập vào hệ chuẩn mực đạo đức hiện đại của dân tộc như là những yếu tố hữu cơ.

Bên cạnh việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức xã hội, cần xây dựng những bộ luật đạo đức nghề nghiệp. Nhân cách phát triển trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể khác biệt nhau. Tính đặc thù của nghề nghiệp và các lĩnh vực hoạt động cụ thể đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức cụ thể định hướng cho hoạt động nhân cách. Những chuẩn mực này chính là sự cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức xã hội trong các lĩnh vực cụ thể. Chúng trực tiếp thể hiện vai trò đối với sự phát triển nhân cách đạo đức.

Nhân cách khi hình thành một cách tự phát thì bao giờ cũng thiếu hoàn thiện. Vì vậy, giáo dục và giáo dụcđạo đức là một trong nhữngphương thức, giải pháp quantrọng nhất, trực tiếp quyếtđịnh sự hình thành, phát triển nhân cáchđạo đức.

Giáo dục nói chung có vai trò to lớn đối chu vớisự phát triển phương diện đạo đức của nhân cách. Giáo dục, thực chất là quá trình chuyển văn hoá xã hội thành văn hoá cá nhân, biến những năng lực nhân tính đã được đối tượng hoá như là tài sản của xã hội thành sức mạnh bên trong mỗi con người cụ thể. Giáo dục toàn diện và có hệ thống sẽ làm phát triển hài hoà các phương diện lý chí, tình cảm cũng như các năng lực thực tiễn của con người. Sự phát triển toàn diện đó sẽ là cơ sở cho sự phát triển đạo đức của nhân cách.

Giáo dục đạo đức trực tiếp biến các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội thành niềm tin, nhu cầu và động cơ bên trong mỗi con người, nghĩa là thành sức mạnh đạo đức của nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, khi các giá trị và phản giá trị đạo đức còn đan xen lẫn nhau thì giáo dục đạo đức càng trở nên cấp thiết. Giáo dục đạo đức sẽ góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng tự phát trong lĩnh vực đạo đức. Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục đạo đứcđòi hỏi được tiến hành một cách đồng bộ, có hệ thống với những hình thức thích hợp cho các đối tượng, các lứa tuổi, các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người.Ngoài những yêu cầu chung như của những loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức chỉthực sự có hiệu quả khinó bao chứa trongmình sự thống nhất của haiphương diện: Phương diện truyền đạt vàphươngđiện nêu gương.

Phương diện truyền đạt phải cung cấp cho đối tượng giáo dục những hiểu biết cần thiết về đạo đức, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các chuẩn mực đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đối tượng giáo dục. Một sự hiểu biết đầy đủ và cần thiết như vậy sẽ tạo ra cơ sở lý tính cho hoạt động đạo đức như là kết quả và chỉ báo cuối cùng đánh dấu sự phát triển nhân cách đạo đức.

Phương diện nêu gương phải tác động vào ý thức con người bằng chính những tấm gương người tốt, việc tốt. Những tấm gương này chính là hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực đạo đức. Nhờ thế chúng có sức mạnh to lớn trong việc biến các kiến thức mà con người thu nhận được qua truyền đạt thành sức mạnh đạo đức bên trong nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đang là một vấn đề nhức nhối trên bình điện đạo đức, thì hiệu quả của giáo dục đạo đức bằng nêu gương thật là có ý nghĩa. Tạo ra thật nhiều những tấm gương đạo đức tức là những tấm gương biết giải quyết một cách hài hoà quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã nội trên tinh thần ưu tiên lợi ích xã hội, tạo ra một phong trào noi gương đạo đức chính là tạo ra hiệu quả cho giáo dục đạo đức.

Sự thống nhất và tác động qua lại của các giải pháp trong và ngoài đạo đức sẽ từng bước hình thành nên những nhân cách đạo đức đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá xã hội theo định hướng XHCN.

Nguồn:Tạp chí Triết học

LinkedInPinterestCập nhật lúc:10:38 SA @ 06/02/2009

Video liên quan

Chủ Đề