Những biểu hiện của năng lực văn học là gì


Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong

quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: năng lực

khám phá cái đẹp và năng lực thưởng thức cái đẹp.

Năng lực khám phá cái đẹp lại gồm năng lực phát hiện cái đẹp và những

rung động thẩm mĩ. Còn năng lực thưởng thức cái đẹp chính là năng lực cảm

thụ cái đẹp và đánh giá cái đẹp ấy. Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm

văn chương và chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình,

thành tài sản tinh thần của mình. Đó là q trình đồng sáng tạo cùng tác giả

để tạo ra những dị bản trong lòng người đọc.

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của mơn học Ngữ văn, gắn

với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc

với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng

của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của

mình. Năng lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh;

trong q trình người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc

được thể hiện ở những phương diện sau:

Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những

hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người,

cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.

Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn

học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn, . từ đó cảm nhận

được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện

qua tác phẩm.

Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm

văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân;

biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống;

có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành

thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.

Cảm xúc thẩm mĩ là một phạm trù thuộc chủ thể thẩm mĩ. Biểu hiện của

cảm xúc thẩm mĩ rất đa dạng. Đó là sự rung động, khoái cảm trước cái đẹp,

buồn rầu trước cái xấu, ngưỡng mộ trước cái cao cả, ghê tởm trước cái thấp hèn,

23



cái ác, đau buồn trước cái bi. Cảm xúc thẩm mĩ là cái đầu tiên để nhà nghệ sĩ

sáng tạo và là cảm xúc có giá trị nhân văn nhất đối với loài người.

Và từ cái đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của

con người: đây chính là sự đánh giá cái đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này

là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh

được cái đẹp ấy.

Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm

mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá, ); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa

quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương

và tiếng Việt.

Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả

hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh

giá cái đẹp, Điều này giáo viên có thể làm được thông qua việc học trên lớp

cũng như việc hướng dẫn học sinh tự đọc tác phẩm ở nhà.

Ví dụ: Cuốn tiểu thuyết Khơng gia đình của Hector Malot là một cuốn

sách để lại nhiều dư âm cho bạn đọc. Người đọc có thể vui cùng niềm vui của

nhân vật nhưng cũng có những giây phút lo lắng, bàng hồng, đau xót cho số

phận của cậu bé Rê-mi, ơng chủ gánh xiếc Vi-ta-li, những chú chó trong gánh

hay cảm phục trước tấm lòng cao cả của bà Mi-li-gơn, ghê tởm trước hành động

của ông chú nhà Giem Mi-li-gơn.

Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, học sinh sẽ biết rung động

trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán

những hình tượng, biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ

ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời

giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát

triển của xã hội, thông qua việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết,

nghe, nói.

Với đặc trưng mơn học, thơng qua các phân môn Văn học, Tiếng Việt,

Làm văn; môn Ngữ văn triển khai các mạch nội dung nhằm hướng dẫn học sinh

đọc hiểu các văn bản và tạo lập được các văn bản theo các kiểu loại khác nhau.

24



Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản, mơn Ngữ văn giúp

học sinh từng bước hình thành và nâng cao năng lực học tập, cụ thể là năng lực

tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm

kĩ năng nói và viết). Năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở khả

năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các loại hình văn bản và

kĩ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và

các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. Năng lực tạo lập văn bản của

học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản,

với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa cùng kĩ năng thực hành tạo

lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo hình thức trình bày

miệng hoặc viết.



KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là loại bỏ những phương

pháp dạy học truyền thống mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu

quả và nhược điểm của chúng. Dạy học Ngữ Văn phải phát hiện được bản thân

học sinh có được những ưu, nhược điểm như thế nào về năng lực của bản thân

để từ đó giúp các em hình thành những năng lực tiêu biểu trong việc tiếp nhận

tri thức văn học. Hiện nay việc dạy học Ngữ Văn đang dần được nâng cao và có

nhiều phương pháp mới mẻ để cải thiện chất lượng học của học sinh. Tất cả

25



những năng lực mà chúng tôi đưa lên bài thuyết trình là những năng lực thiết

yếu giúp học sinh cảm thụ tốt được một tác phẩm văn học từ đó để các em hiểu

được giá trị, những tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện.



26