Những người phụ nữ giàu có nhất Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - đại diện Tập đoàn Sovico và HDBank trao ủng hộ quỹ vaccine. [Ảnh: Vietnam+]

Theo danh sách tỷ phú 2021 được cập nhật từ tạp chí Forbes, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam. Đây là lần thứ 5 nữ tỷ phú góp mặt trong danh sách này.

Với tổng tài sản 2,8 tỷ USD, doanh nhân Phương Thảo xếp vị trí 1.111 trong danh sách tỷ phú USD toàn cầu và cũng là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách này.

Trước đó, doanh nhân Phương Thảo cũng là một cái tên nổi bật trong tốp 100 người thay đổi nền kinh tế châu Á theo Business Insider đồng thời cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á, bà hiện đang giữ vai trò Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh [HDBank].

[Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Hãy tin tưởng ở kinh tế tư nhân]

Với sự “chèo lái” xuất sắc của tỷ phú Phương Thảo trước thách thức từ dịch bệnh COVID-19, hãng hàng không Vietjet vẫn mạnh mẽ trở thành một trong số ít những hãng hàng không duy trì hoạt động khai thác kinh doanh, không sa thải nhân viên, có kết quả kinh doanh có lãi và trong tâm thế thúc đẩy và sẵn sàng cho việc trở lại của hoạt động hàng không trong nước và quốc tế. Ngoài ngành công nghiệp hàng không, thu nhập của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn đến từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng HDBank, lĩnh vực bất động sản, năng lượng, công nghệ và các dự án khác…

Nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam theo Fobes đồng thời cũng nằm trong danh sách 110 người có ảnh hưởng nhất châu Á trong công tác thiện nguyện theo tạp chí uy tín Tatler. Bà đặc biệt dành các hoạt động của mình cho chương trình chống COVID, hoạt động của quỹ vaccine, đứng sau sáng kiến xử lý nghẽn giao dịch của sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa. [Ảnh: Vietnam+]

Bên cạnh bà Nguyễn Thị Phương Thảo, 5 cái tên Việt Nam khác góp mặt trong danh sách trên bao gồm các nam doanh nhân hàng đầu khác là các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh, Trần Bá Dương và ông Nguyễn Đăng Quang.

Trước tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường kinh tế toàn cầu nói chung, 2021 bất ngờ là năm đánh dấu mốc kỷ lục về số lượng tỷ phú USD toàn cầu. Tính đến hết ngày 9/7, Forbes công bố 2.755 người góp mặt trong danh sách tỷ phú USD 2021, tăng mốc kỷ lục 660 người so với 2020 trong đó ghi nhận 493 tỷ phú mới xuất hiện trong danh sách trên, đưa 2021 trở thành năm đón nhận số lượng tỷ phú mới nhiều nhất từ trước đến nay.

[Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Nỗ lực mang lại những giá trị mới]

Danh sách tỷ phú cập nhật của Forbes cũng ghi nhận 2 nước có số lượng tỷ phú cao nhất thế giới là Mỹ với 724 người và Trung Quốc [bao gồm HongKong và Macao] với 698 người.

Trong đó nước Mỹ “chiếm lĩnh” danh sách với 2 tỷ phú giàu nhất trên bảng xếp hạng là ông Jeff Bezos, nhà sáng lập của tập đoàn Amazon với tài sản 177 tỷ USD, vị trí thứ 2 thuộc về CEO của tập đoàn công nghệ SpaceX và xe điện Tesla - ông Elon Mush với 177 tỷ USD./.

Minh Thúy [Vietnam+]

Khối tài sản của 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã chính thức lộ diện với nhiều điểm thú vị. Tổng số này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đôla Mỹ.

 [1&2] Xếp đầu trong danh sách là 2 nữ tướng của Vingroup, bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản 4.724 tỷ đồng, còn em gái bà là Phạm Thúy Hằng có tài sản là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969. Bà là vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup - doanh nhân giàu thứ nhì trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Vợ chồng bà Hương là cặp đôi giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016, với tổng tài sản gần 35.000 tỷ đồng.

So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. Đồ họa: Hiếu Công.

[3] Đứng vị trí thứ 3 là “đại gia thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM. Tổng tài sản của nữ doanh nhân này là 2.634 tỷ đồng.

[4&5] Vị trí thứ 4 và thứ 5 đều thuộc về vợ của hai đại gia khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long [Hòa Phát] và ông Trịnh Văn Quyết [FLC]. Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 4 thì bà Vũ Thị Hiền [vợ ông Trần Đình Long] xếp ở vị trí thứ 5 với 2.312 tỷ đồng.

[6] Ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan [MSN].

Bà Yến đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan [MSF], Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan [MSN], Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo [Vinhhao], Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Masan PQ, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa [VCF].

Bà Yến đang năm giữ 28.276.823 cổ phiếu MSN với tổng giá trị 1.832 tỷ đồng.

5/15 người phụ nữ thuộc 4 gia đình giàu có nhất trên thị trường chứng khoán. Và cả 5 người phụ nữ này đều rất kín tiếng với công chúng. Đồ họa: Châu Châu.

[7 đến 10] Các vị trí còn lại trong top 10 còn có bà Lê Thị Thúy Hải [Nhựa Tiền Phong] với 753 tỷ đồng, vị trí thứ 7. Bà Cao Thị Ngọc Dung [PNJ] với 663 tỷ đồng xếp vị trí thứ 8. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh [REE] với 467 tỷ đồng đứng thứ 9 và bà Trương Ngọc Phượng [Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam] với 433 tỷ đồng ở vị trí thứ 10.

[11] Nữ tướng của Vinamilk bà Mai Kiều Liên đang xếp thứ 11 danh sách những phụ nữ giàu nhất năm qua. Bà Liên đang là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk]. Bà nắm trong tay 3.371.051 cổ phiếu trị giá khoảng 423 tỷ đồng.

[12] 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thái Nga, cổ đông lớn nhất của Điện Quang. Nữ cổ đông này là con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Chủ tịch HĐQT của Điện Quang.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của Điện Quang hiện nay là ông Hồ Quỳnh Hưng cũng là cậu của bà Thái Nga. Bà Thái Nga đang có tổng tài sản là 394 tỷ đồng.

8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga [Điện Quang] lọt vào top 15.

[13 đến 15] Các vị trí cuối cùng của top 15 lần lượt thuộc về bà Nguyễn Thị Như Loan [Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai] với 387 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thanh Hương [Công ty Cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS] với 351 tỷ đồng và bà Trần Uyên Nhàn [Thép Nam Kim] với 276 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của 15 người phụ giàu nhất trên sàn chứng khoán đạt khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoảng gần 1 tỷ USD. 

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2020 tới nay trải qua những biến động lớn. VN-Index từ vùng 650 điểm đã tăng trưởng mạnh mẽ lên 1.420 điểm và thời điểm hiện tại, chỉ số một lần nữa nỗ lực vượt mốc 1.400 điểm để tiếp tục chinh phục vùng đỉnh cũ.

Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán đã tạo nên những gương mặt đại gia mới với giá trị tài sản khổng lồ. Điều này cũng khiến số lượng nữ tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt bị sụt giảm đáng kể.

Theo đó, tính đến hết ngày 19/10, trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ còn có 2 đại diện đến từ phái nữ đó là bà Nguyễn Thị Phương Thảo và bà Vũ Thị Hiền.

Nhiều "nữ tướng" có tài sản lớn trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng có rất nhiều nữ đại gia chưa từng lộ diện trước công chúng [Ảnh: TH].

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là tên tuổi không còn xa lạ với cộng đồng kinh doanh ở Việt Nam. Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc hãng bay VietJet còn được biết đến là nữ tỷ phú USD tự thân đầu tiên cũng như duy nhất của Việt Nam cho đến nay.

Theo ghi nhận của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang sở hữu khối tài sản 2,8 tỷ USD và đã tăng thêm 75 triệu USD trong ngày hôm qua. Bà Thảo chỉ xếp sau ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup và ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát về mức độ giàu có [tính theo giá trị tài sản ròng được Forbes công nhận].

Được biết, bà Thảo hiện sở hữu gần 74,5 triệu cổ phiếu HDB, trực tiếp nắm giữ 47,5 triệu cổ phiếu VJC và sở hữu 193,4 triệu cổ phiếu VJC thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Tổng giá trị số cổ phần này đạt khoảng 33.530 tỷ đồng.

Ngoài vai trò Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là Phó Chủ tịch Thường trực của HDBank, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sovico, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.

Người phụ nữ thứ hai nằm trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam là bà Vũ Thị Hiền - phu nhân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long.

Cổ phiếu HPG ngày 19/10 mặc dù bị điều chỉnh giảm 1,21% xuống còn 57.200 đồng song so với thời điểm một năm trước cũng đã tăng giá lên gấp đôi, tăng 11,5% trong vòng một tháng qua.

Diễn biến giá thuận lợi của cổ phiếu HPG không chỉ đưa ông Trần Đình Long tăng tài sản chóng mặt, trở thành doanh nhân giàu thứ hai thị trường chứng khoán Việt [đạt 67.535 tỷ đồng] mà còn đưa tài sản của Vũ Thị Hiền lên mức 18.999 tỷ đồng.

Bà Hiền nắm giữ 328,1 triệu cổ phiếu HPG và là cổ đông lớn thứ hai của tập đoàn [chiếm tỷ lệ 7,34% vốn điều lệ] chỉ sau chồng bà. Tuy nhiên, bà lại không nắm giữ vị trí quản lý, điều hành nào trong Tập đoàn Hòa Phát.

Hiện tại, giá cổ phiếu HPG vẫn đang trên vùng đỉnh. Mã này từng đạt mức cao nhất lịch sử tại ngày 18/10 là 57.900 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, cổ phiếu VIC của Vingroup là một trong số ít mã bị giảm giá so với năm ngoái trong khi VN-Index tăng. Hiện tại, VIC đang giảm 5,5% so với thời điểm một năm trước, giảm 10,3% trong vòng một quý giao dịch và còn cách xa so với đỉnh 128.000 đồng hồi tháng 4/2020.

Hiện tại, với thị giá của VIC là 92.400 đồng [giá đóng cửa phiên 19/10], mặc dù mức độ giàu có của ông Phạm Nhật Vượng vẫn chưa có ai sánh kịp song vị trí xếp hạng người giàu đối với bà Phạm Thu Hương - phu nhân ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thúy Hằng [em gái bà Hương] đã có những biến động nhất định.

Theo đó, bà Hương và bà Hằng không còn nằm trong Top 10 người giàu nhất, tuy vậy, giá trị tài sản vẫn rất lớn, lần lượt là 15.736 tỷ đồng và 10.509 tỷ đồng. Cả bà Hương và bà Hằng đều là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.

Trong khi bà Hương nắm giữ gần 170 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 4,47% vốn điều lệ Vingroup thì em gái bà cũng sở hữu 113,5 triệu cổ phiếu này, tỷ lệ đạt 2,98%.

Do sự trỗi dậy của những mã cổ phiếu mới, theo đó, mặc dù năm qua MSN của Masan Group tăng tới gần 70%, đưa tài sản của bà Nguyễn Thị Hoàng Yến lên 6.158 tỷ đồng, tuy nhiên, xếp hạng của bà Yến trong danh sách người giàu lại tụt xuống vị trí thứ 25.

Tương tự, xếp hạng đối với một số "nữ tướng" nổi danh trên thị trường nhiều năm qua cũng bị ảnh hưởng dù giá trị tài sản của họ vẫn tăng và gây "choáng ngợp" với quy mô hàng nghìn tỷ đồng.

Chẳng hạn bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn với giá trị tài sản 4.512 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh [REE Corp] với tài sản cổ phiếu 2.791 tỷ đồng; bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thành Công, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa với tài sản 2.124 tỷ đồng.

[Theo Dân Trí]

Chỉ trong nửa tháng, nữ đại gia đã bán ra toàn bộ cổ phiếu và chỉ thu về 50,5 tỷ đồng, “bay” hơn 55 tỷ dồng.

Video liên quan

Chủ Đề